Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Giuse

“Ai tin vào Thầy thì được sống muôn đời” (Ga 3,15)


Trong niềm tín thác vào Đức Kitô,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng báo tin:



Ông Giuse Tạ Văn Dự




Sinh ngày 25 tháng 07 năm 1956 tại Giáo xứ Phú Đa, hạt Hà Nam, TGP Hà Nội


Đã an nghỉ trong Chúa lúc 9g 30′  ngày 23 tháng 6 năm 2011


Hưởng thọ 56 tuổi


Thánh Lễ an táng và mai táng được tổ chức tại Đồng Tháp.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể dân Chúa cầu nguyện cho linh hồn Giuse sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.


Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Giuse


Người gửi: BBT

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Mátta

“Ai tin vào Thầy thì được sống muôn đời” (Ga 3,15)



Trong niềm tín thác vào Đức Kitô Phục Sinh,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng báo tin:




Cụ Mátta Đỗ Thị Phác (Hoan)


Sinh năm 1922


đã an nghỉ trong Chúa lúc 19g 10′  ngày 20 tháng 6 năm 2011


Hưởng thọ 89 tuổi


Lễ viếng từ 7g ngày 21 tháng 6 năm 2011


Thánh Lễ an táng được cử hành tại Nhà thờ Giáo xứ Phú Đa


lúc 7g ngày 22 tháng 6 năm 2011


Mai táng cùng ngày tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể dân Chúa cầu nguyện cho linh hồn Mátta sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.




Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Mátta



Người gửi: BBT

Tại sao lại có người muốn vào Hỏa ngục?




Hỏa ngục là nơi mà con người đến vì họ đã tự chọn, họ chống đối Chúa cho đến giây phút cuối cùng




Tất cả chúng ta đều biết là những ai khi ở trần gian không chấp nhận rằng Thiên Chúa hiện hữu, ngay cả khi Thiên Chúa giúp đỡ họ. Thiên Chúa luôn hướng dẫn họ đi đến con đường thánh thiện nhưng họ nói rằng họ không tin và họ từ chối Thiên Chúa. Họ từ chối Chúa ngay cả trong giờ chết. Sau khi chết, họ cũng vẫn từ chối Chúa. Đó là sự chọn lựa của họ. Đó là ý muốn của họ nên họ vào hỏa ngục. Họ chọn vào hỏa ngục.



Họ càng chống lại Thánh Ý Chúa thì họ càng đi sâu vào lửa hỏa ngục, và khi càng đi sâu vào hỏa ngục thì họ càng giận ghét Chúa. Khi họ ra khỏi lửa thì họ không còn hình dáng của con người nữa mà mang hình dáng của những con quái vật mà những con quái vật này không có ở trái đất, giống như họ chưa bao giờ là những con người. Nhìn họ thật ghê tởm, xấu xí, và giận dữ. Mỗi một con người mang một hình dáng khác nhau, không ai giống nhau. Khi họ trồi lên khỏi lửa thì họ la hét, đánh đập những gì ở chung quanh họ, họ tru tréo và rú rít.

Tại sao con người lại trở thành ma quỷ?

Sau khi chết thì chúng ta giống như những gì chúng ta đã làm, và chúng ta học hỏi mình là ai. Giống như cảm nghiệm của những người gần chết, làng Medjugorje (Nam Tư) là một nơi mà có những người kể rằng họ được nhìn thấy đời sống của mình như trong một cuốn phim, một làn chớp trước mắt mình. Đặc biệt điều này xảy ra cho một số khách hành hương khi họ trèo lên núi Thánh Giá Krizevac.

Trong giây phút chết, Chúa ban cho ta ánh sáng để nhìn thấy chính mình như Chúa nhìn con người mình. Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do để chọn lựa trong cuộc sống trên trần gian. Những ai sống tội lỗi trên trái đất có thể nhìn thấy những gì họ đã làm và nhận ra chính con người thật của mình.  Khi người ấy nhìn thấy chính mình và cuộc sống mình, thì có thể nơi đến của hắn là hỏa ngục. Hắn chọn hỏa ngục vì cuộc sống hắn là vậy, và hắn thấy hỏa ngục xứng hợp với hắn. Hắn tự chọn nơi đến. Thiên Chúa không chọn cho hắn. Thiên Chúa không kết án hắn. Chúng ta tự kết án mình. Ai cũng có thể chọn lựa cho mình. Chúa cho ta tự do.

Trong giờ chết, Thiên Chúa cho mỗi người hồng ân để nhìn thấy cuộc đời của mình, nhìn thấy những gì mình đã làm và nhận ra kết quả mà họ đã chọn khi còn ở trái đất.

Theo MeMaria




Người khôn ngoan là người biết cứu Linh Hồn của chính mình

Những năm còn trẻ trong suốt 5 năm học tập trong tu viện, có một điều đặc biệt đã xảy ra cho Thánh Charbel (lúc ấy còn là thầy Charbel). Điều này tạo một ấn tượng sâu đậm trong cuộc sống của thầy và hướng dẫn các hành động của thầy.

Lạy Cha là Chúa tể trời đất, xin thương xót cứu Linh Hồn con




Vào ngày 14 tháng 12 năm 1858, thầy Charbel may mắn được hiện diện trước khi cha Thánh Hardini qua đời. Vào giờ hấp hối, Thánh linh mục Hardini nhắc lại sự khuyên bảo của mình về đức khôn ngoan. Đây là một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ, vì nó sẽ hướng dẫn các hành động của ta.



Cha Thánh Hardini khuyên:

“Người khôn ngoan là người biết cứu Linh Hồn của chính mình”.

Thánh Charbel không bao giờ quên điều ấy, và chúng ta cũng không được quên điều này vì đó là lý do mà chúng ta được sinh ra, được hiểu biết, được yêu thương  và được phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta được hạnh phúc với Thiên Chúa trong thế giới này và trong thế giới vĩnh cửu. Hãy chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa trong mọi sự vì đó là nguyên nhân của niềm vui chúng ta.
Sự khôn ngoan chân thật là biết kính sợ Thiên Chúa và thần phục Thánh Ý Chúa.

Hãy cố gắng trở nên khôn ngoan và làm những gì cần thiết để tự cứu Linh Hồn của chính mình. Thật sự không có gì khác quan trọng và có ý nghĩa hơn là Linh Hồn ta được cứu rỗi.

Và có một đảm bảo chắc chắn cho phần rỗi của Linh Hồn ta, đó là việc ta lo tiếp cứu các Linh Hồn đang chịu cực hình trong Luyện Ngục. Hãy làm tất cả những gì có thể để cứu giúp các ngài, đặc biệt là Thánh Lễ.


Đừng xét đoán và kết tội người khác

Augustin Goden trong khi còn là sinh viên trường nghệ thuật ở Parisđã nổi tiếng về tài điêu khắc. Có một người đàn bà giàu, nhưng chẳng biết gì về nghệ thuật đến nhờ Goden thiết kế một bức tượng để đặt ở giữa vườn nhà bà. Người đàn bà đến xem bức tượng nhằm lúc ông đang tiếp khách. Sau khi người đàn bà ra về, nhóm bạn hữu ra xưởng vẽ thấy Goden đang nhảy múa cuồng loạn trước bức tượng. Ðược hỏi tại sao, Goden trả lời: "Bởi vì người đàn bà không đồng ý về bức tượng, nên tôi vui mừng, vì biết rằng tác phẩm của tôi có giá trị".

Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (Mt 7,1)




Một thực tế rất rõ ràng là người ta hay xét đoán nhau, chính chúng ta cũng hay xét đoán người khác: Anh đó sai, cô đó làm vậy là xấu, mấy người ấy thật đáng trách… Thử nhớ lại những cuộc trò chuyện của chúng ta. Có bao nhiêu cuộc trò chuyện mà trong đó không có những lời xét đoán người khác?



Giả như ai đó vì tín nhiệm chúng ta nên đem một vụ việc đến nhờ chúng ta xét đoán. Muốn xét đoán cho nghiêm túc, chúng ta phải làm gì? Trước tiên là tìm hiểu vụ việc, không chỉ tìm hiểu một phía mà cả hai, có khi nhiều phía. Rồi tìm bằng chứng hay lý chứng. Rồi suy nghĩ thật kỹ. Sau cùng mới đưa ra kết luận.

Có khi nào chúng ta làm đúng và đủ những việc cần thiết đó không? Ngay cả các quan tòa làm việc rất nghiêm túc mà cũng có khi đưa ra những xét đoán sai lầm.

Bởi vậy, Thánh Giacôbê hỏi: “Bạn là ai mà dám xét đoán người khác?”

Mỗi lần chấm thi một bộ môn nào đó, người ta thường mời những người chuyên môn về bộ môn ấy cho biết nhận xét. Phải biết rõ vấn đề, con người mới hy vọng có được nhận xét xác đáng, nếu không chỉ là những lời bâng quơ, thiên lệch. Chúa Giêsu đã không muốn những kẻ theo Ngài vấp phải sai lầm này. Tự bản thân, con người chưa hiểu được mình, vì con người có phần tinh thần ẩn khuất đằng sau thể xác. Những gì được phô diễn bên ngoài mới chỉ là hình thức. Không thiếu những trường hợp cái hình thức bên ngoài được dựng nên để che dấu cái sự thật bên trong, hoặc những tín hiệu gửi đi chỉ được đón nhận một cách sai lạc, do thành kiến và ác ý.

Bởi thế, con người không thể tự cho mình quyền xét đoán, phê phán người khác, mà chỉ có một mình Thiên Chúa, Ðấng thấu suốt mọi sự, như thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Anh em đừng đoán xét; Đấng đoán xét chính là Thiên Chúa”.

Ngài hiểu con người hơn chính họ và mời gọi con người hãy nhìn vào bản thân mình: hãy nhìn vào mắt mình để lấy cái xà đã đóng chặt vào đó, cái xà được kết tinh bằng bao lỗi lầm, thành kiến, ác ý. Lấy được cái xà, mắt sẽ trong sáng, con người sẽ nhìn rõ sự vật.

Cái nhìn của đôi mắt không có cái xà sẽ không còn là cái nhìn của phê phán, chỉ trích, nhưng là cái nhìn của Chúa Giêsu, một cái nhìn đầy yêu thương, tha thứ, mang lại cho kẻ được nhìn niềm tin yêu, hy vọng. Lêvi, người thu thuế, sẵn sàng bỏ mọi sự để theo Thầy; Zakêu, người thu thuế trưởng, đã thành tâm hoán cải; Mađalêna dứt khoát từ bỏ con đường tội lỗi. Tất cả đã chuyển hướng cuộc đời bởi cái nhìn từ ái bao dung của Chúa Giêsu.

Ước chi lời cầu nguyện của thánh Augustinô: "Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con" cũng là lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Biết Chúa để thấy lòng quảng đại yêu thương vô bờ của Chúa; biết mình để ý thức về sự yếu đuối, bất toàn của mình, nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng rộng lượng với người khác như Chúa đã đối xử các đại lượng với chúng ta.

(Radio Veritas Asia)




Cứ xem quả thì biết cây

Nhà tu đức học nổi tiếng người Ấn Ðộ là cha Anthony de Mello có kể câu truyện ngụ ngôn: Một vị giáo sĩ nọ đến gặp một tiên tri và xin ngài cầu nguyện cho một đôi vợ chồng trẻ: họ là những người rất mực đạo đức, nhưng không có con. Nghe thế vị tiên tri trả lời: "Ta rất lấy làm tiếc, Chúa không muốn cho họ có con".




Thế nhưng, 5 năm sau, vị giáo sĩ trở lại thăm đôi vợ chồng trẻ, lần này ông nghe thấy tiếng trẻ con cười đùa trong nhà. Người chồng giải thích rằng cách đây 5 năm, có một người hành khất lang thang trước nhà họ, người chồng mời người hành khất vào nhà, cho ăn uống và mặc quần áo mới cho. Trước khi từ giã, người hành khất đã chúc lành cho đôi vợ chồng trẻ và Chúa đã ban cho họ được hai đứa con.



Vị giáo sĩ trở lại gặp vị tiên tri để xin một lời giải thích. Vị tiên tri mỉm cười trả lời: "Ta chỉ có thể nói rằng có một vị thánh đã đến thăm đôi vợ chồng trẻ này, và nhờ lời chúc phúc của ngài, họ đã có được hai đứa con; các thánh có cách thay đổi chương trình của Thiên Chúa".


Một cuộc sống thánh thiện lúc nào cũng có âm hưởng trên người khác, một chứng tá đức tin luôn có sức đánh động người khác. Ðó có thể là ý tưởng nổi bật trong Tin Mừng của thánh Mátthêu (7,15-20). Chúa Giêsu nói đến trái tốt từ cây tốt. Qua kiểu nói này, hẳn Chúa Giêsu muốn nói đến những thể hiện đích thực của lòng tin: một đức tin chân thật luôn đi đôi với việc làm cụ thể. Chính Ngài đã nói: "Không phải những ai đã nói: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời, mà chỉ những ai thực hành ý Chúa mới được vào mà thôi". Thánh Giacôbê đã lấy lại giáo huấn này khi ngài viết: "Ðức tin không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ".


Chúa Giêsu tỏ lòng cảm thông và tha thứ cho những yếu hèn và vấp ngã của con người, nhưng Ngài không hề dung chấp cho thái độ giả hình của những người Biệt phái. Ngài gọi họ là những tiên tri giả, những người đội lốt chiên mà bên trong là lòng dạ của sói dữ. Họ trưng bày một bộ mặt đạo đức, nhưng cuộc sống của họ gồm toàn những hành động xấu xa.


Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đề cao cảnh giác trước thói giả hình. Bao lâu giữa niềm tin và cuộc sống còn có khoảng cách, thì bấy lâu chúng ta vẫn còn là những kẻ giả hình; trên cây đức tin của chúng ta chỉ có những quả xấu; cuộc sống chỉ còn là những phản từ, hay nói theo ngôn ngữ quen thuộc: chúng ta làm ố danh sự đạo. Thánh Phaolô đã nhắn nhủ tín hữu Côrintô: Những người rước Mình Thánh Chúa mà vẫn tiếp tục sống trong chia rẽ và kỳ thị, là những người sống trong mâu thuẫn không thể chấp nhận được, và họ rước Mình Thánh Chúa một cách bất xứng. Bí tích Thánh Thể không thể tách rời khỏi giới răn yêu thương: người ta không thể rước Mình Thánh Chúa mà đồng thời lại sống xa lạ với anh em đang bị đói khát, đau yếu, tù đày. Từ việc rước lễ phải nẩy sinh trong chúng ta sức mạnh của niềm tin yêu khiến chúng ta cởi mở với tha nhân, có lòng từ bi đối với những người sống trong túng thiếu và quẫn bách.


Ước gì chúng ta luôn biết thể hiện đức tin của chúng ta bằng những hành động cụ thể. Ước gì hoa trái của đức tin chúng ta trở thành của ăn có sức nuôi dưỡng bồi bổ đối với những người xung quanh.


(Radio Veritas Asia)




Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Ngoài Lòng Chúa Thương Xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại

Xin mọi người đáp lời kêu gọi của chân phước ĐTC Gioan Phaolô II, và xin đọc di chúc của Ngài để cầu nguyện và cầu xin cách khẩn thiết Lòng Chúa Thương Xót cho nhân loại đáng thương đang tự hủy diệt bằng cách loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình!




Các con thân mến!


Hiện nay các con đang sống trong thời đại đầy gian nguy và thử thách. Các con hãy cố gắng kiên tâm vững tin vào Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đã hiện ra nói với cha, nhờ cha thông báo lại cho các con những sứ điệp này: “Các con hãy cầu khẩn Thiên Chúa các con, giải trừ nguy nan trong thế giới sắp sụp đổ này”.



Các con thân mến, khi cha ra đi cũng chính là lúc những biến cố thảm họa sẽ đổ xuống thế giới này: chiến tranh ngày càng lan rộng, động đất khắp nơi, các cuộc đại nạn lớn lao sẽ xảy ra, tại các nước lớn như Nhật bản, Trung quốc, Philippin.

Các con là những người cha tin yêu nhất, là những người con thuộc dòng dõi Đavít, các con hãy kêu xin cùng Thiên Chúa, bằng cách các con đọc kinh cầu nguyện:

Với những lời kinh tha thiết sau đây:

  Xướng   :  Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con!
Đáp   :  Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này.


            Xướng   :  Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy.


            Đáp      :  Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con.


            Xướng   :  Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con.


            Đáp      :  Vì Chúa là Đấng đã bảo vệ chúng con.


  Kết   : Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia, sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.


     Sau những lời nguyện trên, các con hãy đọc:
-         Một kinh Tin kính
-         Một Kinh Chúa Thánh Thần
-         Một Kinh ăn năn tội
-         Và lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và muôn dân muôn nước”.


Khi các con phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một ơn tiểu xá, cứ 100 người thì được một ơn đại xá. Và khi các con rời thế gian này, sẽ được các Thiên Thần đưa về Trời, hưởng hạnh phúc muôn đời.
Cha ban phép lành và chúc phúc cho những ai phổ biến bản kinh này.


(Trích Di chúc của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)




Lời nguyện tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi

Hãy dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi với lời nguyện đặc biệt dưới đây cho tất cả các nhu cầu của bạn, của gia đình bạn, của những người cần lời cầu nguyện của bạn. Hãy cầu nguyện cho mọi người, cho thế giới và hơn hết là cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục bằng lời cầu nguyện:

Vinh Danh, Ngợi Khen, Cảm Tạ và Thờ Lạy Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần Thiên Chúa. Tự muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. Amen.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Nước Phép có thể chữa được nhiều bệnh?

Vào cuối tháng 8/2009, tôi bị bịnh ngứa ngoài da mà các bác sĩ không thể chữa lành được. Tôi nghĩ chắc mình phải mang bệnh này như một cây thánh giá suốt đời mình.

[caption id="attachment_1082" align="aligncenter" width="480" caption="Nhiều người vẫn không hiểu hết vì sao Linh Mục vẩy nước"][/caption]

Tôi nhận được ơn chữa lành qua việc dùng Nước Phép (Holy Water). Vì thế tôi quyết định luôn mang nước phép trong ví của tôi và trong xe. Trước khi đi nhà thờ, tôi xem lại ví tay và nếu không thấy chai nước phép thì tôi vội vào nhà tìm chai nước phép. Trước khi mở máy xe, tôi cẩn thận rắc nước phép cho chiếc xe, cho những ai ngồi trong xe, cho tôi và cho tay lái vì tôi cần ơn Chúa bảo vệ tôi.



Trước ngày đi hành hương, da mặt tôi trở nên khó chịu hơn nên tôi nhờ người bạn ngồi chung xe cầu nguyện cho tôi được mau khỏi bệnh.

Bỗng dưng, tôi nghe một tiếng nói dịu dàng của người phụ nữ: “Hãy dùng nước phép xức lên vết ngứa.” Thế là tôi bắt đầu xức nước phép và đọc lời cầu nguyện sau: “Lạy Chúa, bằng nước phép này và qua Máu Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu, xin Chúa thanh tẩy những con vi trùng gây bịnh cho con.”

Thật sự tôi không biết nguyên nhân tại sao tôi bị bịnh này, nhưng từ ngữ tội lỗi hay vi trùng có thể thay thế cho những gì gây ra bịnh, chẳng hạn như bịnh ung thư, nốt ruồi, bịnh phong thấp, những vết sẹo, phỏng, những vết cắn của côn trùng, hoặc những khó khăn…

Trên máy bay và xe bus để đến khách sạn, tôi tiếp tục xức nước phép. Tôi cảm nghiệm rằng mỗi khi tôi xức nước phép thì vết ngứa mát hơn và cho tôi có một cảm giác dễ chịu. Tôi nghĩ rằng nước phép có tác dụng chữa lành nhưng quyền năng lớn hơn nước phép lại chính là  Máu Thánh Cực Châu Báu của Chúa Giêsu.

Ngày hôm sau, tôi cảm thấy vết ngứa đỡ hơn và điều này làm cho tôi ngạc nhiên. Tôi biết rằng nước phép có thể phòng ngừa các nạn thiên tai và tai nạn, xua trừ ma quỷ, làm giảm thiểu những tai họa và chữa lành những bịnh tật.

Điều làm cho tôi vui mừng là tôi được nghe giọng nói của Đức Mẹ Maria hay một vị Thánh nữ nào đó ở thiên đàng. Tiếng nói bảo tôi hãy dùng nước phép. Trong vài ngày kế tiếp, tôi vừa xức nước phép, vừa đọc lời cầu nguyện và cuối cùng, vết thương lành hẳn. Vậy mà tôi đã phải chịu đựng vết thương ấy suốt mấy năm trời.

[caption id="attachment_1083" align="aligncenter" width="480" caption="Nếu tin vào quyền năng nước Phép của Thiên Chúa thì mọi đau khổ của chúng ta sẽ biến mất"][/caption]

Khi về nhà, tôi khoe việc chữa lành này với bác sĩ Titus và nói về sự kỳ diệu của nước phép, vị bác sĩ  buột miệng nói: “Đúng là một phép lạ!”

Từ đó, tôi quyết định rẩy nước phép khi bị đau đầu gối, vẩy vào computer, vẩy vào nước uống và thức ăn, trong nhà tắm…

Là một phép Á Bí tích, nước Phép và bồn đựng nước phép cần được giữ sạch và sẵn sàng cho những người khác sử dụng. Tôi đã có dịp quan sát những bổn đựng nước phép trong một số nhà thờ và tư gia thì thấy nước phép khôngđược giữ sạnh sẽ và có khi các bồn  hết sạnh nước phép.

Khi chúng ta để bồn đựng nước phép không sạch sẽ vì ta thiếu đức tin và thiếu sự kính trọng đối với nước phép. Hãy nhớ nước phép có những quyền năng làm cho ma quý bỏ chạy và chữa lành bịnh tật.

Khi bị bệnh, ta hãy xức nước phép và những nơi bị đau vì nước phép thanh tẩy mọi sự dữ và sự xấu. Các bạn hãy nhớ khi vẩy nước phép và đọc câu kinh dưới đây:

1. Cầu nguyện bằng câu: “Lạy Chúa, bằng nước phép này và qua Máu Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu, xin Chúa thanh tẩy những con vi trùng gây bịnh cho con.”
2. Dùng nước phép thường xuyên, với đức tin và lòng quảng đại.
3. Hãy tin tưởng vào quyền năng của nước phép.



Kim Hà

Ma quỷ hành hạ con người đến lúc chết?

Vào thời Thánh Gioan-Maria Vianney (1786-1859) làm Cha Sở họ Ars, có một vụ quỷ ám rất nổi tiếng tại Pháp. Nạn nhân là một nam giáo dân Công Giáo tên Antoine Gay (1790-1871). Điều đáng nói ông Antoine Gay, thọ 81 tuổi, nhưng ông lại bị ma quỷ hành hạ đến hơn nửa đời người.

[caption id="attachment_1077" align="aligncenter" width="480"] Chỉ có quyền năng của Đức Mẹ Maria mới làm cho ma quỷ khiếp sợ[/caption]

Tên quỷ ám hại ông xưng là Isacaron, tướng của các tên quỷ nhơ nhớp. Rất nhiều lần, Isacaron bị bắt buộc ca tụng quyền năng của Thiên Chúa, của Đức Mẹ Maria, của các thánh nam nữ và khuyên bảo điều lành, qua miệng ông Antoine Gay, người bị tên quỷ ám hại.



Một ngày có người hỏi Isacaron những phương kế làm thế nào giúp nên trọn lành, nó liền nói:
- Phải hết sức gớm ghét tội trọng; đừng chủ ý phạm tội nhẹ.
- Luôn sống dưới cái nhìn của Thiên Chúa.
- Biết hạ mình khiêm tốn mọi ngày trong đời sống, bởi vì kiêu ngạo là tính xấu tệ hại nhất trong tất cả các tính xấu.
- Luôn nêu gương sáng và khuyên bảo lời tốt lành.
- Hãm mình làm việc đền tội như vị Thánh Tiền Hô đòi hỏi. Và ai thánh thiện rồi thì càng phải trở nên thánh thiện hơn nữa!

Về việc suy ngẫm, quỷ Isacaron nói: Nếu các người suy ngẫm thật sốt sắng về cuộc đời của Chúa Cứu Thế và Hiền Mẫu Maria rất Thánh của Ngài, thì tôi dám đánh cá với các người là các người không phạm một lỗi nhẹ chống lại Thiên Chúa. Đói khát, chết chóc không là gì so với tội lỗi và chính tội lỗi mới là điều đáng kính sợ!

Quỷ Isacaron nói về thánh nữ Maria Magdala, người phụ nữ tội lỗi được Đức Chúa Giêsu Kitô trừ ”bày quỷ”: - Bà Maria Magdala là vị đại thánh mà người ta nên chạy đến kêu cầu với trọn lòng tin tưởng. Ngay sau khi được hồng phúc biết Đức Chúa Giêsu, lòng bà đau đớn ăn năn khôn kể xiết, nước mắt bà tuôn chảy đầm đìa đến độ, không một tên quỷ nào có thể cám dỗ bà tái phạm tội được nữa. Bà là mẫu gương cho những ai thật lòng ăn năn đền tội và nên kêu xin bà biện hộ bên tòa Chúa, vì Chúa ban dồi dào ơn lành cho những ai cầu khẩn cùng bà Maria Magdala.

Về quan tổng trấn Philatô, quỷ Isacaron nói: - Philatô là quan án biết rõ mình kết án một người vô tội, nhưng ma quỷ đã xúi giục ông kết án Vị Thẩm Phán Tối Cao, Vị Thẩm Phán của hết mọi thẩm phán. Chính khi lấy nước rửa tay phân trần, ông đã làm nhơ bẩn đôi bàn tay mình!

Sau những lời khuyên nhủ và nhận xét trên đây, Isacaron, tướng của các tên quỷ nhơ nhớp, bị bắt buộc đọc to cho mọi người nghe, lời cầu nguyện dâng lên Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria, qua miệng của Antoine Gay, người bị hắn ám hại.

Lời nguyện khấn:
Lạy Đức Maria Chí Thánh, con xin dâng lên Mẹ lời cầu, với trọn lòng tín cẩn. Mẹ chẳng từ bỏ ai, nhưng hằng tha thiết đến phần rỗi của mọi người. Thiên Chúa không hề từ chối điều gì với Mẹ khi Mẹ cầu xin cùng Ngài. Xin Mẹ hãy ôm con vào vòng tay che chở vạn năng của Mẹ. Nếu Mẹ dủ lòng thương xót nhận lời con khiêm tốn cầu xin, thì toàn thể hỏa ngục cũng không thể nào làm hại được con. Một cách nào đó, Mẹ là Bà Chủ của vận mệnh con. Vận mệnh con nằm trong đôi bàn tay Mẹ! Nếu Mẹ bỏ rơi con, thì con sẽ bị hư mất, không nguồn cứu giúp! Thế nhưng, Mẹ là Người Mẹ tốt lành, không thể bỏ rơi những ai đặt trọn niềm hy vọng nơi Mẹ!

Xin Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa Ba Ngôi cho con và con tin chắc là mình sẽ được cứu rỗi! Ôi ước gì con có quyền làm cho mọi con dân trên mặt đất này nhận biết Mẹ! Ước gì con có thể loan báo khắp nơi sự cao cả, lòng nhân hậu và quyền năng của Mẹ! Điều mà con không thể làm được, con nguyện mong cho các thần trí thiên quốc làm thay. Và ước chi chính các tên quỷ bị bó buộc phải xưng tụng rằng: ”Mẹ là kỳ công của Bàn Tay Thiên Chúa, Mẹ có quyền lực Thiên Chúa trong tay, Mẹ thật khủng khiếp đối với ma quỷ và mọi sự đều phục tùng Mẹ! Mẹ là loài thọ tạo vô song! Mẹ là phụ nữ duy nhất, vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế. Cùng với Thánh Cả Giuse, Mẹ có chỗ đứng riêng”.

Như thế, Mẹ cao trọng hơn mọi Thiên Thần và các thánh: Mẹ thật là Chí Thánh, là thần thiêng! Con hy vọng nơi Mẹ và con tin chắc chắn vững vàng rằng, kể cả mọi quyền lực hỏa ngục, cũng không thể nào chiến thắng được con! Ước gì được như vậy. Tất cả các Thiên Thần và các thánh đồng thanh chúc tụng Mẹ đến muôn đời! Amen!



Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC CHỊU THANH TẨY THỜI GIAN BAO LÂU?

Người còn sống ở trần gian không thể có cảm nghiệm đúng với hình khổ các linh hồn Luyện ngục đang phải chịu.



Linh hồn Luyện Ngục chịu đau khổ mà không được tính công nghiệp gì




* Thánh Tôma Aquinô viết: "Sự đau đớn của các linh hồn cùng một hình phạt thì giống nhau, nhưng khác nhau về thời gian lâu mau". Lâu, bởi mong ước từng giây được sớm về cùng Chúa. Khi càng mong, càng nóng ruột, thời giờ càng như chậm lại, ngày dài như cả ngàn năm.



* Cha Tôma a Kempis, tác giả sách Gương Chúa Giêsu cũng viết: "Nơi đó, một giờ chịu hành hình còn dữ dằn hơn cả trăm năm chịu cực hình hung bạo trên dương thế" (Gương Chúa Giêsu, quyển một , chương 24, đoạn 2).

* Thánh Augustinô nói rằng, " Hình khổ Luyện ngục lâu mau là tùy ở tội lỗi và sự đền bù của mọi người". Có thể một ngày, có thể lâu hơn, mười năm, hai mươi năm. Một linh hồn hiện về nói, tôi chịu phạt 3 ngày mà lâu như 3 ngàn năm.

* Bà Ðáng kính Frances Thánh Thể kể lại rằng: "Một số bà sơ đạo đức dòng Carmelô chịu khổ 20 năm, 40, 50 năm. Một Giám mục chịu khổ 55 năm bởi thiếu cẩn thận trong một số điều. Một linh mục bị phạt 40 năm cũng chỉ bởi thiếu cẩn thận trong khi thi hành nhiệm vụ. Một người giầu bị phạt 55 năm chỉ bởi quá ham mê cờ bạc".

* Thánh Antôniô kể lại trong sách Summa của người (Phần 4 tiết 4) câu truyện sau được trích trong cuốn Niên ký dòng của người năm 1285:

"Có một người đạo đức kia đã chịu đau khổ nhiều năm bởi bệnh tật. Sợ mình chán nản ngã lòng, ông ta xin Chúa cho mình được chết sớm cho bớt khổ. Ông ta không nghĩ rằng được chịu đau khổ là do lòng Chúa thương mình, mà chỉ muốn chấm dứt những đau khổ càng sớm càng tốt.

Ðáp lời ông cầu nguyện, Chúa sai thiên thần Bản mệnh ông tới, cho ông chọn một trong hai: một là chết ngay và phải vào Luyện ngục 3 ngày, hai là chịu bệnh một năm nữa rồi chết, và được lên Thiên đàng ngay. Ông bệnh nhân này không ngần ngại chọn điều thứ nhất, ông muốn chịu đau khổ 3 ngày trong Luyện ngục hơn là chịu bệnh cả năm nữa trên trần gian.

Sau khi ông chết được một giờ, thiên thần Bản mạnh vào thăm ông trong Luyện ngục. Thấy thiên thần, ông lên tiếng phàn nàn coi như đã để ông phải chịu cực hình một thời gian quá lâu, ông lên tiếng: "Sao thiên thần nói với tôi là có ba ngày mà để tôi chịu cực hình ở đây quá lâu như vậy?". Thiên thần hỏi: "Ông nghĩ lâu là bao lâu?". Ông trả lời: "Ít ra cũng nhiều năm". Thiên thần tiếp: "Này, tôi cho ông biết: Ông mới ở trong Luyện ngục một giờ. Ðau khổ ở đây làm cho thời giờ sai biến, một lúc thành một ngày, một giờ thành nhiều năm". Linh hồn khẩn khoản: "Lạy thiên thần, tôi thật ngu dại quá khi chọn vào chốn này, xin tha thứ cho tôi và cầu Chúa cho tôi được trở lại trần gian, tôi bằng lòng chịu những bệnh nạn đau đớn nhất, không phải chỉ vài năm mà bao nhiêu năm tùy Thánh Ý Chúa. Sáu năm chịu cực hình khốn khổ ở trần gian còn hơn một giờ ở trong vực thẳm ghê gớm này" (Purgatory p.63-64).

* Thánh nữ Lutgarda thuật truyện về một Bề trên Dòng rất đạo đức nhưng lại quá nghiêm ngặt đã bị phạt 40 năm trong Luyện ngục. Tên ngài là Simon, Bề trên dòng Xitô. Thánh nữ Lutgarda rất kính phục ngài, và luôn theo những ý kiến ngài khuyên bảo. Hai vị rất hợp nhau trong tình bạn thiêng liêng. Ðiều đáng tiếc là Bề trên Simon không nhân từ với các anh em thuộc hạ như ngài nhân từ với thánh nữ. Ngài nghiêm khắc trong khi điều hành Tu viện, muốn mọi chuyện đã sắp đặt phải xảy ra đâu vào đó như ý ngài, ngài quên bài học của Thầy Chí thánh dạy gương hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Sau khi cha Bề trên qua đời, thánh nữ Lutgarda sốt sắng cầu nguyện và làm việc lành chỉ cho ngài. Cha Bề trên được hiện về với thánh nữ cho biết mình phải phạt trong Luyện ngục 40 năm. Hân hạnh cho ngài, bởi có thánh nữ Lutgarda đại lượng đã gia tăng gấp đôi lời cầu nguyện và việc lành xin Chúa tha thứ cho Bề trên Simon. Thánh nữ đã cầu nguyện cho tới khi thấy ngài về Thiên đàng.

Cậy nhờ lòng thương xót vô cùng của Chúa, lòng từ tâm rộng mở của Ðức Mẹ, sự cầu bầu của các Thánh, ta hãy cứu giúp các linh hồn, và hãy tự lo cứu giúp chính chúng ta khi còn thời giờ, hơn là chờ khi nằm xuống mới trông vào anh em, con cháu. Họ còn sống đấy, nhưng mọi người một việc và có trăm điều phải lo phải sắm, họ có nhớ tới kẻ đã chết để mà cứu vớt hay không? Ðó chỉ là điều phụ thuộc đối với họ.

Muốn sớm chấm dứt thời giờ đau khổ, nhưng lúc này không phải là lúc đền tội lập công như khi còn sống. Linh hồn Luyện ngục chịu đau khổ mà không được tính công nghiệp gì. Ðau khổ mà không cứu được mình, và phải ở đó cho tới khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,26).


Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Nụ cười trong cung lòng Thiên Chúa


Theo lời yêu cầu của các đệ tử, một vị linh sư Ấn Ðộ đã kể lại kinh nghiệm về các giai đoạn đời tu của ông như sau:

- Giai đoạn đầu tiên của ta là được Thiên Chúa cầm tay dẫn đến xứ sở của hoạt động. Ta đã ở lại đây nhiều năm.

Tiếp đó Ngài đã trở lại và đưa ta đến xứ sở của niềm đau. Tại đây trái tim của ta đã được thanh tẩy khỏi mọi dính bén với của cải trần thế.



Sau đấy Ngài dẫn ta đến miền đất của cô đơn. Ở đấy mọi ti tiện nhỏ bé của bản thân ta đều bị thiêu hủy hết, và ta đã có thể đi vào xứ sở của thinh lặng. Trước mắt ta, mầu nhiệm của sự sống và của sự chết đều được tỏ bày.

Nghe thế các môn đệ bèn hỏi:

- Phải chăng thầy đã đạt tới giai đoạn cuối cùng trong cuộc tìm kiếm của thầy?

Vị linh sư bình thản trả lời:

- Chưa đâu. Một ngày nọ Thiên Chúa đã nói với ta như sau:

"Lần này Ta đưa con vào thăm cung của đền thánh để con được đi vào cung lòng của Ta".

Thế là ta đã đến xứ sở của nụ cười.

*


*     *


Người Tây Phương thường nói: "Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn".

Niềm hoan lạc, sự vui tươi phải chăng không là nét cốt yếu trên khuôn mặt vị thánh?

Kinh Thánh đã nói: "Thiên Chúa là đấng làm hoan lạc tuổi xuân con". Thiên Chúa làm cho con những hoan lạc bởi vì Ngài chính là niềm vui. Ði vào cung lòng Thiên Chúa là tìm được nụ cười muôn thủa của niềm hân hoan đó.

Nụ cười không chỉ là biểu hiệu của niềm vui. Nó còn là một thách thức trong một hoàn cảnh bi đát. Ðó là nụ cười của bà Sara, bật lên giữa cảnh già nua son sẻ. Thực tế, khi Thiên Chúa cho bà biết sẽ thụ thai mặc dầu đã già lão, thì bà Sara đã bật cười.

Thiên Chúa thường khơi dậy những nụ cười như thế. Tư tưởng của Ngài, hành động của Ngài đều là những nghịch lý đối với con người.

Là lời của Thiên Chúa, là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng là sự nghịch lý nhập thể. Cả cuộc sống, lời rao giảng, nhất là cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là một chuỗi những nghịch lý trước con mắt của người đời.

Người đời chạy theo tiền của, danh vọng quyền bính, thì Chúa Giêsu lại tuyên bố: "Phúc cho những ai nghèo khó".

Người đời thích gây bạo động và hận thù, Chúa Giêsu lại dậy: "Phúc cho những ai hiền lành và xây dựng hòa bình".

Người đời cho rằng cái chết là một bất hạnh tột cùng, là tận điểm của cuộc sống, là kết liễu của tất cả. Chúa Giêsu lại dậy: đó là khởi đầu của hạnh phúc, là cửa ngõ đưa tới sự sống lâu dài.

Thánh Phaolô đã diễn tả cái nghịch lý cao vời ấy của Thiên Chúa bằng lời khẳng định sau đây:

"Ðiều mà thế gian cho là yếu hèn, thì đó lại chính là sức mạnh của Thiên Chúa... Những gì người đời cho là điên dại, thì đó chính là lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa".

Ðấy cũng phải là xác tín của chúng ta. Với niềm xác tín ấy chúng ta sẽ vượt qua được con đường đầy nghịch lý giữa cuộc sống trần gian này để đạt tới cung lòng của Thiên Chúa, ở đó chúng ta sẽ gặp được nụ cười muôn thủa diễn tả niềm hạnh phúc vô biên của Ngài dành sẵn cho chúng ta.

Radio Veritas Asia




Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến


Lạy Chúa Thánh Thần,
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.



 Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Ðức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.


 Lạy Chúa Thánh Thần là Ðấng ban sự sống,
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.


 Xin cho chúng con biết say mê sự sống,
và gieo vãi sự sống khắp nơi.


 Ước gì Chúa ban cho nhân loại
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.


Rabbouni

Xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại


Lạy Chúa Giêsu,
con thường thấy mình không có thì giờ,
nhưng đồng thời cũng thấy mình
lãng phí bao thời gian quý báu.
Nhiều khi con tự hỏi
mình thực sự làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.



 Xin cho con biết quý trọng từng giây phút
đang trôi qua mà con không sao giữ lại được.
Chúa đã trao cho con nén bạc thời gian,
để con sinh lợi tối đa theo ý Chúa.
Xin cho con luôn làm việc như Chúa :
hăng say, tận tụy và vui tươi,
vâng phục, có phương pháp và đầy sáng tạo.


 Vì quá khứ thì đã qua,
và tương lai thì chưa đến,
nên xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại.


 Xin cho con thấy Chúa
lúc này đang ở đây bên con,
và đang mời gọi con đáp lại tiếng của Ngài
bằng những hành động cụ thể.


 Con xin hiến dâng Chúa giây phút này
như một hy lễ,
với tất cả những bất ngờ, đớn đau, thách đố.


 Ước gì con dám sống hết mình giây phút hiện tại
để hiện tại đưa con vào vĩnh cửu của Chúa. Amen.


Rabbouni




Lên đường với Mẹ Maria


Lạy Mẹ Maria,
khi đọc Phúc Âm,
lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Ðức Giêsu.
Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ đi thăm Ðức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.



 Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Ðức Giêsu
trong mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.


 Xin Mẹ dạy chúng con
đừng sợ lên đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.


 Xin giữ chúng con luôn đi trên Ðường-Giêsu
để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.


Rabbouni




Sống một đời và chết một lần


Lạy Chúa Giêsu,
nếu người ta cứ phải sống mãi trên cõi đời này
thì thật là phiền toái.
Nhưng cái chết vẫn làm chúng con đau đớn
vì phải chia tay với những người thân yêu,
vì bao mộng mơ, dự tính còn dang dở.
Xin cho chúng con đừng nhìn cái chết
như một định mệnh nghiệt ngã và phi lý
nhưng như một hành trình
trở về nguồn cội yêu thương.



 Lạy Chúa Giêsu, trước cái chết Thập Giá,
Chúa đã run sợ, nhưng không tháo lui,
và Chúa đã chết trong niềm vâng phục tín thác,
để trở nên người đầu tiên bước vào cõi sống viên mãn.
Xin cho chúng con nghe được lời dạy dỗ của cái chết.
Cái chết cho thấy cuộc sống mong manh, ngắn ngủi,
chính vì thế từng giây phút trôi qua thật quý báu.
Cái chết bất ngờ mời gọi chúng con luôn tỉnh thức.
Cái chết nhắc nhở chúng con là khách lữ hành
đang trên đường về quê hương vĩnh cửu.


 Sống một đời và chết một lần.
Lạy Chúa, đó là thân phận làm người của chúng con.
Xin dạy chúng con biết cách chết nhờ biết cách sống. Amen.


Rabbouni




Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Têrêsa

“Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25b)



Trong niềm tín thác vào Đức Kitô Phục Sinh,


Hội Cứu Các Linh Hồn và gia đình trân trọng kính báo:








Cụ Têrêsa Nguyễn Thị Vòng (Khuyên)


Sinh năm 1927


đã an nghỉ trong Chúa lúc 8g 30′  ngày 8 tháng 6 năm 2011


Hưởng thọ 85 tuổi


Lễ viếng từ 15g 30' ngày 8 tháng 6 năm 2011


Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Giáo xứ Phú Đa


lúc 15g ngày 9 tháng 6 năm 2011


Mai táng cùng ngày tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và quý cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Têrêsa sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.



Xin Chúa nghe lời chúng con khẩn cầu mà cho Linh Hồn Têrêsa qua chốn u sầu

Xin vì công nghiệp Đức Nữ Đồng Trinh mà Chúa giơ tay dập tắt lửa hồng nung nấu vô cùng đớn đau

Người gửi: BBT


Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

12 đặc ân Chúa Giêsu hứa ban cho những ai tôn sùng Trái Tim Chúa




Chúa Giêsu đã hứa ban muôn ơn cho những ai tôn sùng Trái Tim Người




Ai làm việc thì đáng lãnh công. Biết vậy, nên Chúa Giêsu đã hứa ban rất nhiều ơn cho những ai thành thực tôn thờ Trái Tim Chúa. Người hứa ban ơn chung cho mọi người, ban ơn riêng cho từng người, cho người nhân đức, cho kẻ tội lỗi, cho kẻ ốm đau, cho người khỏe mạnh, cho kẻ đi tu, cho người phần đời, ai cũng được ơn dư dật của Trái Tim Chúa.



Thánh Magarita viết rằng:  Tôi không sao kể hết những đặc ân Chúa Giêsu ban cho những ai tôn thờ Trái Tim Chúa, chỉ xin kể mấy đặc ân sau:

1. Chúa Giêsu sẽ ban cho kẻ thành thực tôn sùng Trái Tim Người những ơn cần thiết để làm việc bậc mình nên.

2. Người ban ơn hòa thuận và bình an trong gia đình chúng.

3. Người an ủi kẻ ấy lúc phải khổ cực.

4. Trái Tim Chúa sẽ là nơi ẩn náu chắc chắn cho họ lúc khỏe mạnh, cũng như lúc yếu đau, và lúc hấp hối trên giường bệnh.

5. Người sẽ phù hộ cho họ được thịnh sự  trong mọi công việc.

6. Trái Tim Chúa là mạch từ bi và suối yêu thương vô tận cho họ.

7. Người sẽ giúp kẻ ươn hèn và khô khan nên nhiệt thành sốt sắng.

8. Người sẽ giúp kẻ thánh thiện thêm nhân đức, chóng lên bậc hoàn thiện.

9. Người sẽ che chở những ai sùng kính (Ảnh, Tượng) Trái Tim Người trong nhà mình.

10. Người sẽ ban ơn riêng cho hàng linh mục hướng dẫn các tội nhân về cùng Chúa.

11. Người sẽ khắc tên những ai cổ động cho việc tôn sùng Thánh Tâm vào Trái Tim Người mà không ai xóa nhòa được.

12. Người hứa ơn chết lành cho những ai rước lễ chín (9) ngày thứ Sáu Đầu tháng liền.

Đó là 12 đặc ân Chúa dành riêng cho những ai thành thật sùng kính Trái Tim Chúa.

Để được hưởng nhờ những đặc ân ấy, người ta phải thành thực kính mến Trái Tim Chúa và vững vàng tin tưởng ở lời Người hứa:

- Đừng cố tình xúc phạm đến Chúa, nhất là tội trọng.

- Tôn kính Chúa trong tâm hồn như Cha hằng yêu thương mình, ân cần săn sóc cho mình.

- Tôn kính Ảnh tượng Trái Tim Chúa trong gia đình mình

- Gắng xưng tội Rước lễ khi có thể, nhất là Chúa Nhật và các thứ Sáu đầu tháng…

Làm những việc lành để tôn vinh và cổ động lòng tôn vinh Trái Tim Chúa theo sức, theo bậc mình.

Lạy Chúa Giêsu rất nhân lành, con biết lấy gì cảm tạ Chúa vì những ơn cực trọng Chúa đã hứa ban cho những kẻ thành thực kính mến Trái Tim Chúa. Con tin thật cùng xưng ra Trái Tim Chúa là mạch chứa đầy mọi ơn phúc không bao giờ cạn. Xin Chúa giúp sức cho con biết hưởng nhờ những ơn cực trọng ấy.

Thánh tích:

Marseille là thành phố rộng lớn và giầu có bên nước Pháp, đêm ngày hàng mấy trăm con tàu đi lại sầm uất.

Năm 1722, chứng dịch nổi lên, người thành phố bị chết rất nhiều, người ta kéo nhau tản cư sang tỉnh khác, nhưng sau có lệnh cấm không ai được ra khỏi thành phố, sợ đem dịch đi nơi khác.

Người còn lại trong thành rất lo về số phận mình. Số người chết mỗi ngày gia tăng. Các cửa hàng im lìm, đường phố vắng vẻ như chết. Tiếng khóc liên miên ngày đêm không dứt. Nạn nhân trước còn được chôn hẳn hoi, sau vì nhiều quá, người ta vất la liệt ngoài ngã ba đường phố. Vì thế sinh nặng khí, và chứng dịch càng ra nặng hơn. Trong 4 tháng, thành phố chết tới 4 chục ngàn người.

Đức Giám Mục thành chạy đến cùng Trái Tim Chúa Giêsu và dâng mình cùng cả giáo dân trong địa phận mình cho Trái Tim Chúa. Người khấn mỗi năm một lần sẽ kiệu tượng Trái Tim Chúa trọng thể.

Ngày lễ Các thánh năm ấy, giáo dân sốt sáng rước tượng Trái Tim Chúa rất trọng thể. Từ đó chứng dịch nhẹ dần và ít lâu sau khỏi hẳn. Mấy năm sau, người ta không thấy ai chết vì chứng bệnh dịch nữa.

Theo XuanHa


Sức mạnh của lời cầu nguyện cho ơn cứu rỗi của tha nhân


Món quà tốt nhất mà chúng ta có thể trao tặng cho người khác chính là lời cầu nguyện




Sức mạnh của lời cầu nguyện cho ơn cứu rỗi của người khác biểu lộ và diễn tả ước muốn của Thiên Chúa đối với kẻ tội lỗi: đó là tha thứ, cứu rỗi, trao ban sự sống và biến sự dữ thành sự lành.



Anh chị em thân mến, trong các bài giáo lý trước đây chúng ta đã suy tư về lời cầu nguyện như là một hiện tượng phổ quát hiện diện trong các nền văn hóa của mọi thời đại, dưới nhiều hình thức khác nhau. Hôm nay, tôi muốn bắt đầu một lộ trình kinh thánh về đề tài này. Nó sẽ hướng dẫn chúng ta đào sâu cuộc đối thoại của giao ước giữa Thiên Chúa và con người, và nó linh hoạt lịch sử cứu độ cho tới tột đỉnh, cho tới Lời định đoạt là Đức Giêsu Kitô. Lộ trình này sẽ dẫn chúng ta dừng lại trên vài văn bản quan trọng và các gương mặt mô thức của Cựu Ước và Tân Ước. Tổ phụ Abraham, cha của tất cả mọi người có lòng tin, sẽ là người đầu tiên cống hiến cho chúng ta thí dụ đầu tiên về lời cầu nguyện, trong giai thoại ông can thiệp cho dân hai thành Sodoma và Gomorra. Tôi cũng mời gọi anh chị em tập hiểu biết Thánh Kinh nhiều hơn, trong gia đình có sách Thánh Kinh, đọc và suy niệm Thánh Kinh trong tuần để hiểu biết lịch sử tuyệt vời tương quan giữa Thiên Chúa và con người.

Văn bản đầu tiên là chương 18 sách Sáng Thế kể lại tình trạng sống gian ác và tội lỗi của dân chúng hai thành Sodoma và Gomorra, đến độ Thiên Chúa phải can thiệp bằng cách quyết định đánh phạt họ. Nhưng Thiên Chúa cũng quyết định vén mở cho ông Abraham biết điều đó, cho ông biết sự nghiêm trọng của sự dữ và các hậu quả kinh khủng của nó, bởi vì ông là người đã được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành phước lành cho toàn thế giới. Sứ mệnh của ông như thế là sứ mệnh cứu vớt, qua ông, Thiên Chúa muốn đem nhân lại trở về với đức tin, sự vâng phục và công lý.

Tổ phụ Abraham đặt vấn đề nghiêm trọng ngay với Thiên Chúa và thưa với Người: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có 50 người lành, chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không tha thứ cho thành đó, vì 50 người lành trong đó sao? Ngài làm như vậy chắc không được đâu. Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi người lành cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không xét xử công minh sao?” (St 18,23-25). Qua các lời đó, với lòng can đảm lớn tổ phụ Abraham đã đặt Thiên Chúa trước sự cần thiết phải tránh một thứ công lý tóm tắt: Nếu thành phố có tội, thì đánh phạt tội lỗi của họ là điều chính đáng, nhưng Thiên Chúa là thẩm phán công minh không thể đánh phạt người vô tội với kẻ có tội được.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ văn bản, chúng ta sẽ thấy rằng lời xin của tổ phụ Abraham sâu sắc hơn, vì ông không chỉ xin ơn cứu rỗi cho người vô tội mà còn xin ơn tha thứ cho toàn thành phố nữa. Nghĩa là ông đưa ra một tư tưởng mới về công lý không chỉ đánh phạt người có tội như loài người thường làm, mà là một công lý khác, công lý của Thiên Chúa tìm kiếm sự thiện và tạo ra sự thiện qua ơn tha thứ biến đổi người tội lỗi, hoán cải họ và cứu vớt họ.

Như thế, với lời cầu của mình tổ phụ Abraham không khẩn cầu một sự công chính hoàn toàn có tính cách thưởng phạt, nhưng một sự can thiệp cứu độ chú ý tới những người vô tội, kể cả người gian ác được tự do khỏi tội lỗi bằng cách tha thứ cho họ. Có thể tóm tắt tư tưởng của tổ phụ như sau: không thể đối xử với người vô tội như kẻ có tội, vì như thế là bất công; trái lại cần phải đối xử với kẻ có tội như người vô tội, và đưa ra một sự công chính “cao ơn”, bằng cách cống hiến cho họ một khả thể được cứu rỗi, bởi vì nếu kẻ phạm tội chấp nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và thú nhận tội lỗi bằng cách để cho mình được cứu rỗi, họ sẽ không tiếp tục làm sự dữ nữa, và cũng sẽ trở thành công chính, mà không cần phải bị đánh phạt.

Đó là lời xin công lý mà Abraham diễn tả trong lời bầu cử của ông. Ông không xin Thiên Chúa một điều trái nghịch với bản thể của Người, nhưng gõ cửa con tim của Thiên Chúa vì biết rõ ý muốn của Người. Chắc chắn 50 người công chính đối với một thành phố lớn như Sodoma xem ra ít ỏi, nhưng sự công chính của Thiên Chúa và sự tha thứ của Người lại không phải là sự biểu lộ sức mạnh của sự thiện hay sao, cả khi xem ra nó bé nhỏ và yếu đuối hơn sự dữ? Sự tàn phá Sodoma phải chặn đứng sự dữ hiện diện trong thành phố, nhưng Abraham biết Thiên Chúa có các phương cách khác để ngăn chặn sự dữ lan tràn. Đó là sự tha thứ bẻ gẫy vòng xoáy của tội lỗi, và trong khi nói chuyện với Thiên Chúa ông nại vào điều đó. Nhưng khi không tìm thấy 50 người, tổ phụ Abraham giảm xuống 40, 30, 20 và 10 người công chính. Và con số càng nhỏ, thì lòng xót thương của Thiên Chúa lại càng lớn lao hơn, vì Người là Đấng kiên nhẫn lắng nghe lời cầu nguyện, chấp nhận nó và lập lại sau mỗi lần khẩn nài của ông: “Ta sẽ tha thứ... Ta sẽ không phá hủy... Ta sẽ không làm” (cc. 26.28.29.30.31.32).

Như vậy, nhờ lời bầu cử của Abraham thành Sodoma sẽ có thể được cứu rỗi, nếu có ít nhất 10 người vô tội. Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện. Bởi vì qua lời bầu cử, lời cẩu nguyện dâng lên Thiên Chúa cho ơn cứu rỗi của những người khác, ước mong cứu rỗi mà Thiên Chúa luôn nuôi dưỡng đối với người tội lỗi, được biểu lộ và diễn tả ra. Thật thế, không thể chấp nhận sự dữ, phải ghi nhận và phá hủy nó qua sự đánh phạt. Nhưng Thiên Chúa không muốn cái chết của người gian ác, nhưng muốn họ hoán cải và được sống (x. Ed 18,23; 33,11). Ước muốn của Người là luôn luôn tha thứ, cứu rỗi, trao ban sự sống và biến đổi sự dữ thành sự lành... Với lời khẩn cầu của mình, tổ phụ Abraham cho ý muốn của Thiên Chúa mượn tiếng nói và con tim của ông: ước muốn của Thiên Chúa là sự xót thương, tình yêu và ý mốn cứu rỗi; và nó đã tìm thấy nơi Abraham và trong lời cầu nguyện của ông khả thể biểu lộ ra một cách cụ thể bên trong lịch sử loài người, để hiện hữu tại những nơi cần được ơn thánh... Cuộc đối thoại của Thiên Chúa với Abraham là một biểu lộ tình yêu thương xót của Thiên Chúa, được nối dài và không thể lầm lẫn được.

Tại sao Abraham lại dừng lại ở con số 10 người công chính để cứu toàn thành phố, chúng ta không biết được; nhưng ngày nay số 10 là số cần thiết cho lời cầu nguyện công khai của tín hữu Do Thái.

Chúng ta hãy đọc và suy niệm Thánh Kinh mỗi ngày để hiểu biết lịch sử tuyệt vời tương quan giữa Thiên Chúa và con người




Thiên Chúa đã sẵn sàng tha thứ, Người ước mong làm điều đó, nhưng các thành phố khép kín trong một sự dữ toàn diện và làm tê liệt, cả đến không có được ít người vô tội để từ đó có thể biến đổi sự dữ thành sự thiện. Vì đó chính là con đường cứu rỗi, mà cả tổ phụ Abraham cũng xin: được cứu rỗi không chỉ đơn thuần có nghĩa là thoát khỏi sự đánh phạt, mà là được giải thoát khỏi sự dữ sống trong chúng ta. Không phải loại bỏ sự trừng phạt, nhưng là loại bỏ tội lỗi, loại bỏ sự khước từ Thiên Chúa và tình yêu, là cái đã mang trong chính nó sự trừng phạt. Chính ngôn sứ Giêremia đã nói lên điếu đó: “Sự gian ác của ngươi phải sửa tri ngươi, hành vi phản bội của ngươi sẽ trừng phạt ngươi. Ngươi phải biết, ngươi phải thấy rằng: Lìa bỏ Giavê Thiên Chúa của ngươi, không còn kính sợ Người, thì thật là xấu xa và cay đắng” (Gr 2,19). Thiên Chúa muốn cứu con người bằng cách giải thoát nó khỏi sự buồn sầu, cay đắng, khỏi tội lỗi. Nhưng cần phải có sự biến đổi nội tâm, một chút sự thiện từ đó có thể bắt đầu thay đổi sự dữ thành sự thiện, thù hận thành tình yêu, báo oán thành tha thứ. Vì thế các người công chính phải ở trong thành phố. Do đó Abraham lập đi lập lại: “Có lẽ ở đó sẽ tìm thấy...”. Ở đó, ở trong thực tại đau yếu phải có một vài mầm giống của sự thiện có thể tái trao ban sự sống. Đây cũng là lời hướng tới chúng ta: ước chi trong các thành phố của chúng ta có mầm giống sự thiện, ước chi chúng ta làm tất cả những gì có thể để không phải chỉ có 10 người công chính để làm cho các thành phố của chúng ta sống còn và cứu thoát chúng ta khỏi nỗi cay đắng nội tâm là sự vắng bóng Thiên Chúa. Nhưng lòng xót thương của Thiên Chúa còn đi xa hơn nữa trong lịch sử dân Người, như ngôn sứ Giêrema đã nói: chỉ cần một người công chính thôi cũng đủ để được Thiên Chúa cứu: “Hãy rảo quanh đường phố Giêrusalem mà xem cho biết. Trên các quảng trường thành phố ấy, hãy tìm xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biết sống cho chân thật, Ta sẽ dung tha cho cả thành” (Ge 5,1)...

Sẽ cần chính Thiên Chúa trở thành người công chính ấy. Đó là mầu nhiệm nhập thể: để bảo đảm một người công chính, chính Con Thiên Chúa đã làm người, Đấng Công Chính định đoạt, Đấng hoàn toàn Vô Tội sẽ đem lại ơn cứu rỗi cho toàn thế giới bằng cách chết trên Thập Giá, tha thứ và cầu bầu cho những người “không biết việc họ làm” (Lc 23,34)... Lời cầu nguyện của tổ phụ Abrham dậy cho chúng ta biết luôn rộng mở con tim cho lòng thương xót tràn đầy của Thiên Chúa, để trong lời cầu nguyện hàng ngày chúng ta biết ước mong ơn cứu rỗi của nhân loại và kiên trì cầu xin với lòng tín thác nơi Chúa, là Đấng cao cả trong tình yêu.

ĐTC Biển Đức XVI


Thông điệp Đức Mẹ ngày 2/6/2011

Thông điệp Mẹ Mễ Du ngày 2/6/2011 qua thị nhân Mirjana








"Các con yêu dấu,

Khi Mẹ kêu gọi các con cầu nguyện cho những người chưa nhận biết tình yêu Thiên Chúa, nếu các con nhìn vào chính lòng mình các con sẽ hiểu rằng Mẹ đang nói về nhiều người trong các con. Với một tấm lòng rộng mở, một cách thành thật hỏi chính mình nếu các con mong muốn Thiên Chúa hằng sống hay các con muốn loại bỏ Ngài và sống như ý mình muốn. Hãy ngó chung quanh mình, các con của Mẹ, và nhìn xem thế giới đang đi về đâu, thế giới nghĩ về làm mọi sự mà không cần tới Chúa Cha, và thế giới đang lạc lối trong bóng tối sự dữ. Mẹ đang trao tặng cho các con ánh sáng Sự Thật và Thánh Thần Chúa. Theo kế hoạch của Thiên Chúa, Mẹ ở với các con để giúp các con có Thánh Tử của Mẹ, có Thập Giá và sự Sống Lại của Ngài, để thống trị trong lòng các con. Như một Từ Mẫu, Mẹ mong mỏi và cầu nguyện cho sự hợp nhất của các con với Con Mẹ và các sứ vụ của Ngài. Mẹ hiện diện với các con, các con quyết định đi. Cám ơn các con".

Our Lady’s apparitions to Mirjana

"Dear children!

As I call you to prayer for those who have not come to know the love of God, if you were to look into your hearts you would comprehend that I am speaking about many of you. With an open heart, sincerely ask yourselves if you want the living God or do you want to eliminate Him and live as you want. Look around you, my children, and see where the world is going, the world that thinks of doing everything without the Father, and which wanders in the darkness of temptation. I am offering to you the light of the Truth and the Holy Spirit. According to God's plan I am with you to help you to have my Son, His Cross and Resurrection, triumph in your hearts. As a mother, I desire and pray for your unity with my Son and His works. I am with you; you decide. Thank you".

www.kinhmungmaria.com

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Gốc tích việc tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu

Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên Thánh Giá.

Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đinh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qua…

Đức Mẹ quỳ gối, thờ lạy và hôn kính Trái Tim khả kính Chúa Giêsu một hồi lâu. Thánh Gioan, thánh Giuse, thánh Nicôđêmô và những người nữ theo Chúa cũng bắt chước Đức Mẹ, thờ lạy và hôn kính Trái Tim Người.



Từ đấy, đời nào cũng có người tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, như thánh Augustinô, thánh Bênađô, thánh Bonaventura, bà thánh Gertruđê, bà thánh Catarina…

Nhưng sự tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu chỉ có tính cách cá nhân trong một vài tu viện, chưa được truyền bá khắp nơi.

Đến thời Trung cổ, đạo Chúa bị bách hại, các bè rối nổi lên phản ngụy cùng Giáo hội. Tinh thần đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật theo đạo rối.

Để chống lại cơn cuồng phong ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự định một phương thế thần diệu là Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên Chúa muốn cho người ta tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó ngọn lửa mến đã hầu tắt đi, được bùng cháy lại mạnh mẽ.

Xưa Chúa Giêsu đã hiện ra cùng bà thánh Magarita Maria và đã nhiều lần mở Trái Tim cho bà xem thấy. Người truyền cho nữ tu phải tôn thờ Trái Tim Người, dạy cách tôn thờ và truyền phải gieo rắc đạo luật ấy cho mọi người khắp thế giới.

Bà thánh kể lại:

"Năm 1678, một ngày kia giữa tuần cấm phòng, lúc tôi đang chầu Thánh Thể. Chúa Giêsu hiện đến bảo tôi rằng:

"Cha muốn con tỏ cho thiên hạ biết Trái Tim Cha yêu thương chúng dường nào. Trái Tim Cha là kho tích mọi ơn thiêng sẵn sàng cứu giúp người ta khỏi hư mất đời đời. Cha đã săn sóc và ban cho con muôn vàn ơn từ bé, để con biết Cha muốn chọn con để truyền cho thiên hạ tôn thờ Trái Tim Cha. Cha  biết con tài hèn sức yếu, nhưng Cha chọn con, để mọi người biết rằng chính Cha khởi xướng việc này. Con ở trong tay Cha chỉ như chiếc rìu trong tay người thợ…"

Nghe những lời ấy, tôi giùng mình khiếp sợ, liền sấp mình kêu van xin Chúa chọn những người tài giỏi xứng đáng hơn. Tôi nhân đức chẳng hơn ai, lại phận nữ nhi yếu hèn làm sao nổi trọng trách ấy. Tôi lại kêu van: Lạy Chúa tôi, Chúa chẳng biết tôi hèn hạ yếu đuối ư? Sao còn trao cho tôi việc cả trọng đại? Thiếu gì những người tài đức lỗi lạc, sao Chúa tôi chẳng dùng".

Chúa Giêsu phán bảo rằng:

"Cha chọn con, chỉ vì con nhận thấy mình yếu đuối hèn hạ. Tự sức riêng con, con không làm gì được. Nhưng con hãy vững lòng, chớ sợ, Cha sẽ giúp sức cho con. Cha sẽ ban ơn dư dật cho con. Con không biết Cha hay dùng sức yếu mà phá đổ cường quyền ư? Cha thường dùng người yếu hèn để làm những công việc cao cả, vì người khiêm hèn chỉ cốt làm vinh danh Cha".

Tôi thưa lại: Vậy lậy Chúa, xin ban cho con những ơn cần để con có thể làm việc Chúa truyền dạy.

Chúa phán rằng:

"Chỉ có một sự rất cần là con phải khiêm nhường và tin thật, nếu không có Cha giúp, con chẳng làm gì được. Con hãy tin tưởng mạnh mẽ, Cha sẽ giúp con thành công trong việc Cha truyền dạy".

Rồi Người mở Trái Tim cho tôi xem, tôi thấy lửa ở Trái Tim bốc ra chung quanh. Lúc ấy lòng tôi nóng ran như lửa. Chịu chẳng được tôi phải kêu lên: "Lạy Chúa, xin cứu con, con yếu hèn quá". Chúa ngọt ngào an ủi tôi:

"Con đừng sợ, Cha sẽ thêm sức cho con, con chỉ nên ghi lòng những mệnh lệnh của Cha".

Chúa lại nói tiếp:

"Đây là ơn trọng sau hết Cha ban cho các tội nhân. Ai từ chối sẽ phải hư mất đời đời, vì Cha chẳng còn ban ơn nào hơn được nữa".

Rồi Người biến đi trong luồng sáng chói.

Từ đấy, Chúa Giêsu còn hiện ra nhiều lần dạy tôi những việc phải làm và những nhân đức phải giữ để tôn sùng Trái Tim Người”.

Magarita Maria vâng giữ các điều Chúa truyền dạy, hết sức khuyên giục chị em dòng và giáo dân mọi nơi tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu. Trót đời, bà chẳng để qua ngày nào mà chẳng khuyên giục người ta tuân theo những lời Chúa truyền dạy.

Cuối đời bà, phong trào tôn sùng Trái Tim Chúa đã lan rộng. Có Giám Mục đã lập lễ kính Trái Tim Chúa trong địa phận mình.

 
Lạy Chúa Giêsu từ bi vô cùng. Chúa đã xuống thế gian chịu chết để chuộc tội chúng con, đã lấy Thịt Máu Chúa làm của nuôi Linh Hồn chúng con.

Chúa lại còn ban cho chúng con Trái Tim Cực Thánh Chúa và muôn vàn ơn để cứu chữa chúng con khỏi chết đời đời. Ôi, Chúa thương yêu chúng con dường nào. Ơn trọng đại ấy, chúng con biết lấy gì báo đáp. Lạy Chúa, chúng con dốc lòng kính mến và tôn thờ Trái Tim Chúa đến trọn đời.

Trong tháng này, chúng con xin dâng các việc làm, những đau khổ cùng với vui mừng cho Trái Tim Chúa. Xin Trái Tim Chúa nhân lành nhận lấy và ban ơn cho chúng con. Amen.       

 

Thánh tích

Trong sách chép truyện bà thánh Gertruđê có kể tích này: Một lần kia thánh Gioan tông đồ hiện đến cùng bà thánh Gertruđê, đầu dựa vào Trái Tim Chúa như trong bữa Tiệc Ly xưa.

Bà ấy hỏi thánh Gioan rằng: "Lạy thánh tông đồ đã được phúc dựa đầu vào Trái Tim Chúa, sao trong Phúc Âm của ngài không tỏ cho thiên hạ biết Trái Tim Chúa đầy tình yêu và chứa chất mọi ơn phúc?”.

Ông thánh trả lời: “Tôi chép Phúc Âm để ghi lại đời sống của Chúa Giêsu và ơn cứu chuộc của Người. Còn Trái Tim Chúa, Người chờ cho đến khi thế gian ra khô khan tội lỗi, mới tỏ cho mọi người, để nhờ những công nghiệp ấy thế gian được trở lại.

Ngày nay, tội ác đã tràn ngập thế gian, người ta ham mê của cải, người ta mê đắm sắc dục, người ta khinh dể lề luật Chúa. Hoạ hiếm mới tìm được một người thành tâm mến Chúa. Chúa quan phòng mọi sự, đã dự định sẵn một kế hoạch để cứu loài người khỏi vực sâu của hư nát, kế hoạch ấy là sự Tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu. Chỉ có Trái Tim Chúa có quyền làm nguôi cơn giận của Chúa Cha. Chỉ có Trái Tim Chúa ngăn được tay công thẳng Chúa Cha. Chỉ có Trái Tim Chúa phá được quyền thế ma quỷ và đưa người ta về cùng Thiên Chúa. Kẻ có tội nhờ Trái Tim Chúa được biết đường sám hối, người thánh thiện được thêm nhân đức.

Ngày nào mọi người biết tôn sùng Trái Tim Chúa thế gian sẽ được thoát vòng tội ác và khỏi mọi tai họa”.

Theo XuanHa


Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Trẻ em chết sớm cũng phải đền tội ở Luyện Ngục

Thánh nữ Perpétua là vị tử đạo thời danh của Giáo Hội Công Giáo, thuộc dòng quý tộc ở Carthage, Bắc Phi đã thuật lại hai thị kiến sau đây.

Vào khoảng năm 195 tại Carthage, Phi Châu, em Dinocrate lên 7, đã chết vì bệnh ung thư má. Chị em là thánh Perpétua bị bắt giam vì tội không thờ kính bụt thần. Trong khám đường, nàng cầu nguyện hết sức sốt sắng, trước khi nàng bị ném cho thú dữ giày xéo và sau đó bị xử trảm. Nàng thị kiến:



Đêm hôm ấy, tôi trông thấy Dinocrate bước ra từ một nơi tăm tối, trong đó còn có nhiều người khác nữa. Em bị nóng bức và bị khát, mặt mũi bẩn thỉu và nhợt nhạt. Nơi mặt em, vẫn còn vết khủng khiếp gây tử thương. Lúc này đây, có khoảng cách quá lớn khiến chúng tôi không thể đến gần nhau. Nơi chỗ Dinocrate đứng, có một hồ đầy nước. Miệng hồ vượt quá đầu em. Em nhón cao gót, tìm hết cách để uống, nhưng không thể nào uống được. Tôi đau thắt ruột và cảm thấy thương em thật nhiều. Em bị khát nước, đứng cạnh hồ đầy nước, nhưng lại không thể nào uống nước được.

Chứng kiến đến đây tôi giật mình thức giấc. Tôi hiểu rằng, em tôi đang chịu đau khổ, nhưng cùng lúc tôi tin chắc chắn lời cầu nguyện của tôi sẽ giúp ích em. Tôi tha thiết cầu nguyện cho em mỗi ngày, cho đến lúc chúng tôi bị di chuyển từ nhà tù sang sân vận động. Nơi đây, chúng tôi bị đem ra làm trò chơi để mua vui, nhân ngày sinh nhật của vua César Géta. Tôi tiếp tục cầu nguyện ngày đêm cho em. Tôi khẩn thiết kêu xin Chúa mau giải thoát em khỏi Lửa Luyện Hình.

Vào ngày bị mang xiềng xích, tôi trông thấy cảnh tượng sau đây:

Tôi thấy nơi tôi đã thấy Dinocrate. Nhưng lần này em Dinocrate khoẻ mạnh, ăn mặc chỉnh tề và bình an. Nơi khuôn mặt, chỗ trước kia có vết thương, nay chỉ còn vết sẹo. Hồ nước cao lúc trước, nay miệng hồ hạ thấp xuống, ngang nơi thắt lưng Dinocrate, khiến em múc nước dễ dàng và uống liên tục. Trên miệng hồ có đặt sẵn chai nhỏ bằng vàng đầy nước. Sau khi uống đã khát, em đến bên hồ nước lấy nước vọc chơi, theo kiểu các trẻ em. Tôi giật mình thức giấc. Tôi hiểu rằng hình khổ của em đã được đền xong.

Các trẻ em thường phạm lỗi và cho là không đáng kể, nên không còn nghĩ đến. Dù trẻ tuổi đến đâu, các em cũng phải thanh trừng trong Luyện Ngục, nếu chưa đền tội ở trần gian.

Thánh Augustinô đã chẳng cho ta hay một cậu em lên 3 đã phải trầm luân trong Hoả ngục đó sao?

Lời nguyện:
           Ôi, lạy Chúa, còn chúng con: càng thêm tuổi, càng thêm tội. Do đó, các cực hình Luyện Ngục đang chờ chúng con, nếu chúng con dại dột không lo đền tội trước ở trần gian này.

Nguyện xin Các Đẳng Linh Hồn đã siêu thoát cầu cho chúng con luôn luôn ý thức đúng mức điều đó.

Điều gì xảy ra cho các em bé chết trong bụng mẹ hay bị phá thai?


Các Linh Hồn nói cho tôi biết rằng Linh Hồn các em ấy không lên Thiên Đàng. Nhưng vì các em vô tội nên các em cũng không xuống Luyện Ngục. Các em đến một nơi ở giữa.



Người ta có thể gọi là Lâm Bô (Limbo), nhưng đôi khi chúng ta gọi là “Thiên Đàng của trẻ thơ”. Từ ngữ Limbo rút ra từ LIMBUS có nghĩa là những khoảng không giữa các chữ in trong trang giấy và phía mép giấy. Linh Hồn của các em bé không hề biết rằng có nơi chốn tốt hơn. Họ không biết rằng họ ở trên Thiên Đàng. Vậy chúng ta có trách nhiệm giúp họ lên Thiên Đàng. Điều này cũng dễ dàng khi mà họ không có cơ hội để phạm tội. Chúng ta có thể làm điều ấy với việc “rửa tội cho các thai nhi” và với Thánh Lễ cầu hồn. Các trẻ em chết trong bụng mẹ và các thai nhi bị phá thai cần có tên và được chấp nhận vào gia đình. Nếu chúng ta làm các điều này thì các em được vào Sổ Trường Sinh.

Tôi biết một nữ y tá làm việc ở nhà thương tại thành phố Vienna, Ba Lan. Cô luôn rửa tội cho các em bé bị chết trong bụng mẹ và các em bị phá thai trong nhà thương ấy. Cô chăm chỉ rửa tội cho các trẻ ấy cứ hai lần một ngày, vào buổi sáng cho các em chết vào tối hôm trước, và vào buổi tối cho các em chết trong ngày hôm ấy. Khi hấp hối, cô kêu lên:

“Ồ, có nhiều trẻ con quá, có nhiều trẻ con quá!”.

Vị linh mục đứng bên cạnh giường của cô nói: “Đúng rồi, cô đã rửa tội cho nhiều trẻ em, và nay họ đến để giúp cô đó!”.

Và các trẻ em đến để giúp đỡ cô trên đường về Nhà Cha.

Hỏi: Vậy các em bé ở Lâm Bô có hiện về và ở gần các thân nhân của họ không?

- Có, họ ở gần. Đặc biệt là anh chị em của bé thường cảm nhận là có một em bé ở gần, ngay cả khi chúng không hề biết là có em bé bị chết trong bụng mẹ hay có em bé bị phá thai.

Hỏi: Tôi nghe nói là các trẻ có sự nhạy cảm thường hay thấy các anh chị em bị chết trong bụng mẹ hay bị phá thai. Nhưng khi nhìn thấy như vậy, họ thấy các Linh Hồn ấy lớn lên cùng thời gian với các anh chị em còn sống của họ. Điều này có mâu thuẫn với điều mà bà nói rằng các Linh Hồn luôn hiện ra với bà ở lứa tuổi mà họ chết không?

- Không. Tôi không nghĩ như vậy vì Chúa biết chúng ta nhiều nhất, và Ngài luôn chỉ cho chúng ta có thể hiểu biết Linh Hồn nhất. Vậy khi các Linh Hồn trẻ thơ hiện ra với dáng vẻ già dặn hơn, như bạn nói, thì chỉ có nghĩa là Chúa muốn làm cho mọi sự càng rõ ràng càng tốt để tỏ lộ cho người mà các Linh Hồn trẻ em đang thăm viếng. Các trẻ em cầu nguyện dễ dàng hơn và tự do hơn người lớn và sẵn sàng được cha mẹ tin hơn. Vậy cảm nghiệm này sẽ mang lại kết quả mau chóng, nếu các cha mẹ biết lo cho các vấn đề ấy, thay cho các con. Chúa Giêsu nói như sau:

 “Hãy để các trẻ thơ đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng”.

Điều này bao gồm các trẻ chết trong bụng mẹ và các trẻ bị phá thai.

Maria Simma