Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Phêrô

“Ai tin vào Thầy thì được sống muôn đời” (Ga 3,15)


http://cuucaclinhhon.files.wordpress.com/2011/04/flower2.gif


Trong niềm tín thác vào Đức Kitô Phục Sinh,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng báo tin:




Ông Phêrô Đỗ Văn Miên


Sinh năm: 1945


Đã an nghỉ trong Chúa lúc 16g 20′  ngày 28 tháng 7 năm 2011


Hưởng thọ: 67 tuổi


Lễ viếng từ 8g 30' ngày 29 tháng 7 năm 2011


Thánh Lễ an táng được cử hành tại Nhà thờ Giáo xứ Phú Đa


lúc 7g 30' ngày 30 tháng 7 năm 2011


Mai táng cùng ngày tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và hết thảy mọi người cầu nguyện cho linh hồn Phêrô.



Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Phêrô.

Người gửi: BBT

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Anna

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.


Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25)


http://cuucaclinhhon.files.wordpress.com/2011/04/flower.gif


Trong niềm tín thác vào Đức Kitô Phục Sinh,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng kính báo:




Cụ Anna Đỗ Thị Lan (Sơ)


Sinh năm: 1924


tại Giáo xứ Phú Đa, hạt Hà Nam, TGP Hà Nội


Đã an nghỉ trong Chúa lúc 13g 15′  ngày 28 tháng 7 năm 2011


Hưởng thọ: 88 tuổi


Linh cữu cụ được mai táng tại Hà Nội


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và toàn thể dân Chúa cầu nguyện cho linh hồn Anna.



Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Anna.

Người gửi: BBT

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Một linh hồn lang thang


Nghe đến hai chữ lang thang, có lẽ trong chúng ta ai cũng hình dung ngay đến hình ảnh của những người không nhà không cửa, không nơi trú ngụ. Có thể đó là hình ảnh của một người hành khất đang lê bước trên lề đường hoặc góc phố nào đó, có thể đó là hình ảnh của những em bé mồ côi vất vưởng nơi đầu đường xó chợ, cũng có thể đó là hình ảnh của những nạn nhân chiến tranh, lũ lụt, đang lâm vào cảnh nhà tan cửa nát.


Cho dù trí óc chúng ta mường tượng đến hình ảnh nào đi chăng nữa thì tất cả chỉ là điều bất hạnh mà thôi. Dẫu rằng vẫn còn hiện diện trên cõi đời này hay là đã rời bỏ cõi đời này ra đi, thì không một người nào hay một động vật nào muốn lang thang cả. Con người phải làm việc rất vất vả để có được một nơi trú ẩn an toàn cho thể xác, nhưng còn nơi trú ẩn cho linh hồn của mình thì sao? Chúa Giêsu đã từng nhắc nhở chúng ta: "Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn mình thì nào có ích gì?" (Mt.16:25)



Bài viết này xin được đề cập đến sự lang thang của những linh hồn đã khuất ngoài tầm nhìn của chúng ta. Đó là linh hồn của những người đã rời bỏ cõi đời này ra đi vĩnh viễn. Những người mà thân xác của họ đang an nghĩ ngàn thu dưới lòng đất lạnh, cơ thể của họ có lẽ đã hoặc đang mục nát mất rồi, nhưng linh hồn của họ thì bất tử. Sách giáo lý công giáo dạy rằng: Con người sau khi chết thì linh hồn sẽ đến gặp Chúa để chịu phán xét, sau đó linh hồn được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục hoặc vào luyện ngục để chờ thanh luyện. Thế nhưng tại sao vẫn còn có những linh hồn lang thang?


Những linh hồn lang thang này đôi khi nhập vào thân xác người này hay người nọ để quấy phá làm cho cuộc sống của họ thật khổ sở. Phải chăng còn có những linh hồn chưa được rửa tội, vì thế mà họ phải lang thang để chờ được cứu rỗi? Từ đầu năm 2005 đến nay, tại giáo xứ của tôi đã có tất cả 13 trường hợp người sống bị hồn người chết về nhập. Những người này đã được thân nhân đem đến nhà thờ Bắc Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng để xin tôi chữa trị.

Thú thật với qúy độc giả, từ xưa tới nay tôi chưa bao giờ có dịp chứng kiến nhiều linh hồn người chết đi lang thang nhập vào người sống như vậy. Khi được Tòa Giám Mục Cần Thơ phân công về phụ trách giáo xứ truyền giáo Bắc Hải này, tôi nghĩ rằng mình chỉ có thể góp phần vào công việc truyền giáo như một vị chủ chăn bình thường mà thôi. Không ngờ Chúa lại muốn tôi truyền giáo luôn cả những người đã khuất, những người chưa hề được biết Chúa lúc tại thế. Đúng như trong sách tiên tri Isaia đã viết : "Nhu trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy" (Is 55:8-9).

Đến muôn đời tôi xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, niềm vui của tôi là niềm vui của những môn đệ sau khi được Chúa Giêsu sai đi thực tập truyền giáo đã hân hoan trở về trình báo: ” Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng khuất phục chúng con”. Đức Giêsu bảo các ông: “Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời “ ( Lc. 10, 17- 20).

Trước đây, tôi đã viết một bài về chủ đề “Rửa tội Cho Người Đã Khuất”, chuyện kể về 3 trường hợp đã xảy ra tại giáo xứ truyền giáo Bắc Hải của tôi. Hôm nay, tôi xin được kể tiếp về một trường hợp nữa. Ước mong rằng khi đọc xong bài này, qúy vị sẽ nhớ đọc thêm vài kinh, dâng thêm lời cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi, vì Chúa Giêsu đã phán: "Điều gì con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta" (Mt. 10, 42).

Và sau đây, tôi xin được phép trình bày sơ lược về những sinh hoạt tại giáo xứ truyền giáo nhỏ này để qúy vị có thể hiểu rõ hơn về những sự việc kỳ lạ đã hoặc đang xảy ra nơi đây:

Bắc Hải là một họ đạo vùng quê, xa xôi, hẻo lánh, cũng là thí điểm truyền giáo của hạt Đại Hải, giáo phận Cần Thơ. Giáo dân là một thành phần tổng hợp từ nhiều nơi đi di dân kinh tế về vùng đất này sau ngày 30.4.1975. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn rất thấp và bấp bênh, cơm gạo phải chạy lo từng ngày, từng bữa mà vẫn chưa đủ no. Nhà ở thì làm bằng tranh vách lá, sơ sài và rách nát. Có cái đã xiêu vẹo và ẩm thấp vói những điều kiện vệ sinh rất tồi tệ và dơ bẩn. Nhiều mái nhà hay nói đúng hơn là nhiều mái chòi vì nó quá thấp bé, phải khom người xuống mới chui vào lọt. Cuộc sống của họ còn cơ cực và khốn khổ hơn vì thiếu nguồn nước sạch để tiêu dùng. Các con sông và kinh rạch đầy những thứ rác rưởi bẩn thỉu, do các con vật chết mà người dân bỏ xuống sông, do các đàn vịt thả nuôi dập dìu trên dòng nước, do các nguồn nước bẩn của các chuồng heo chảy xuống, do các thứ nước thuốc xịt sâu, xịt cỏ trên các cánh đồng ruộng chảy về khiến cho người dân vì nghèo phải xử dụng nguồn nước sông nên thường mắc nhiều chứng bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, ghẻ lở …

Mỗi tuần vào ngày thứ bảy và Chúa Nhật, họ đạo thường lo đón tiếp từ 100 đến 150 người mới vào đạo và đang tìm hiểu đạo, họ từ trong những thôn xóm rất xa tề tựu về nhà thờ để học hỏi giáo lý và tham dự Thánh lễ. Nhà thờ họ đạo phải lo cho họ hai bữa ăn chiều thứ bảy và sáng Chúa Nhật, lo tiền xăng, tiền xe cho họ đi và về, lo tiền mua thuốc, lo mua sắm mùng, mền, chiếu, gối và các vật dụng cần thiết khác cho việc truyền giáo, hầu mong thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu: “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” ( Mc. 9,41).

Trong số những người lương đến nhà thờ để học đạo này có một số người bị hồn người chết về nhập khiến cho cuộc sống của họ rất khổ sở: nước da người nào người nấy xanh xao, vàng vọt, cặp mắt thất thần vì mất ăn mất ngủ. Những người bị ma nhập này đã đi chạy chữa ở rất nhiều nơi, đến với nhiều thầy bùa, thầy Pháp, đã tốn kém rất nhiều tiền nhưng không khỏi, nay họ đến nhà thờ để xin theo Chúa và học đạo để mong được cứu chữa. Với những người có thành tâm theo Chúa thật sự, sau một thời gian học giáo lý đầy đủ, được tôi rửa tội thì hồn ma đã xuất ra và không còn về quấy phá nữa.

Tiếng lành đồn xa, cho đến sáng thứ bảy ngày 27/8/05, người ta dẫn đến một người đàn bà gầy còm để gặp tôi. Bà tên là Nguyễn thị Gấm, năm nay 77 tuổi. Bà Gấm là một trong những nạn nhân của hồn người chết về nhập từ lúc bà mới 40 tuổi. Suốt 37 năm bà đã bị hồn của người chị tên là Nguyễn thị Lan, chết lúc 9 tuổi về nhập quấy phá, hành hạ, làm bà rất đau khổ. Bà Gấm đã được các con bà đưa đi đủ hết các thầy bùa, thấy pháp, nhưng không chữa trị được, hoặc có khi được khỏi một thời gian rồi bị nhập lại.

Lúc đứa con gái dẫn bà đến gặp tôi van nài xin trừ tà ma cho bà. Tôi nói ngay:

- Tôi có trừ ma bắt quỉ cho ai bao giờ đâu. Ở đây chỉ có những trường hợp hồn ma về nhập, gặp tôi nói chuyện, tôi đề nghị rửa tội cho nó, nó đồng ý, thế là sau khi rửa tội thì nó không còn về nữa, chỉ có vậy thôi. Còn trường hợp của bà ở dây, tôi chưa gặp hồn ma thì làm sao nói chuyện được. Tôi vừa nói xong câu này thì hồn ma đã nhập vào bà Gấm và nói:

- Lan đây nè, cha ơi!

Sự kiện xảy ra quá bất ngờ. Lúc bấy giờ có gần 20 bà hiền mẫu trong họ đạo đang ăn mừng lễ Thánh Monica đều thấy và chứng kiến. Tôi hỏi:

- Lan ở đâu mà về đây?

Hồn người chết trả lời:

- Lan ở với anh Điều ở Long Mỹ. Anh Điều không cúng Lan nữa, nên Lan về nhập vào em của Lan là bà Gấm. Lan không chịu đi dâu, cha phải thật mạnh đánh Lan nhừ tử Lan mới chịu đi. Ông Cha ở Phụng Hiệp trừ Lan mà Lan không sợ. Bà Gấm theo đạo nhưng Lan không theo đâu. Lan sẽ theo bà Gấm hoài chừng nào bà rửa tội mới thôi.

Thấy chuyện lạ, tôi đi lấy máy chụp hình bà Gấm, hồn người chết nói ngay:

- Cha chụp chứ không thấy Lan đâu

Tôi nói:

- Nếu Lan không chịu theo đạo, không chịu rửa tội thì Lan ra đi để cho bà Gấm được học đạo chứ, vì bà Gấm là em của Lan, Lan không thương bà sao? Lan hành hạ bà khổ sở bao nhiêu năm rồi còn gì.

Hồn người chết hỏi:

- Cha muốn cho Lan ra ở đâu? Lan sẽ ra ở hai mắt cho bà Gấm mù luôn.

Tôi không chịu nên mới nói rằng:

- Lan vô đường nào thì ra đường đó chứ!

Bấy giờ hồn ma tên Lan đưa hai tay cho tôi. Nó nói:

- Cha bắt Lan đi Lan mới đi.

Tôi liền nắm lấy hai tay bà Gấm và bóp mạnh, thế là hồn ma xuất ra. Tưởng như vậy là xong, tới đêm thứ bảy, rạng sáng Chúa Nhật, nó lại nhập vào lúc 3 giờ sáng. Mọi ngưòi đánh thức tôi dậy, tôi vừa đến chỗ bà Gấm nằm ngủ thì hồn ma nói ngay:

- Lan nhập nữa rồi cha ơi!

Tôi giận quá mới nói lớn:

- Tại sao Lan đã hứa với cha không nhập nữa mà nhập hoài vậy?

Hồn người chết trả lời:

- Lan nói dóc lắm, cha đừng nghe

Tôi la lên:

- Vậy Lan có chịu ra không?

Tôi lấy xâu chuỗi hạt tròng vào cổ bà Gấm rồi xiết mạnh, hồn ma hét lên một tiếng lớn và xuất ra. Trưa Chúa Nhật hồn ma còn nhập lại hai lần nữa. Một trong hai lần ấy là lúc bà Gấm đang cầu nguyện trong nhà thờ. Người ta chạy ra để kêu tôi vào. Tôi lấy xâu chuỗi trói hai tay của nó lại, nó mới chịu xuất ra. Trước khi xuất ra, hồn người chết biết nói:

- Lan sợ cha lắm cha ơi!

Tôi nói:

- Lan sợ thì đi luôn đi, sao còn trở lại nữa?

Hồn người chết trả lời:

- Chừng nào cha rửa tội cho bà Gấm, Lan mới đi luôn

Tôi nói:

- Cha sẽ cha rửa tội cho con luôn

Hồn người chết trả lời:

- Lan không chịu, không có theo

Thế là nó xuất ra khỏi bà Gấm. Sau đó hồn ma xuất ra luôn tới ngày thứ năm, 1/9/05, thì nhập lại tất cả 4 lần. Một trong những lần ấy là vào lúc 6 giờ tối, bà Gấm đang ngồi nói chuyện chơi với những người khác trong khuôn viên nhà thờ, tôi đi đến hỏi thăm. Tôi nói:

- Thế nào cha cũng rửa tội cho hai người, Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Gấm cùng một lần.

Vậy là hồn ma lại nhập vào bà Gấm, nó hét một tiếng lớn:

- Không, Lan không chịu rửa tội đâu. Cha nói gì Lan nghe biết hết.

Tôi trả lời:

- Không chịu cũng rửa

Hồn người chết nói:

- Nếu cha rửa tội cho Lan, Lan sẽ nhảy lên nóc nhà thờ

Tôi nói:

- Được, Lan thich nhảy thì nhảy thử coi. Xong tôi bấm mạnh huyệt cổ bà Gấm, thế là hồn ma xuất ra. Trong thời gian ấy, tôi và một số giáo dân trong giáo xứ đang làm tuần cửu nhật, ăn chay thêm để cầu nguyện cho bà Gấm, vì mỗi lần bị hồn ma nhập thì thân hình ốm o, gầy còm của bà ta run rẩy trông tội nghiệp, khổ sở lắm. Thấy tình hình không xong, bà Gấm bằng mọi giá xin cho được theo đạo rồi mới dám về. Còn hồn ma thì nói phải rửa tội cho bà Gấm thì nó mới xuất, nên tôi đã quyết định sáng thứ bảy, 3/9/05, sẽ rửa tội cho Bà Gấm và hồn ma Nguyễn thị Lan, cho dù nó không muốn.

Thế là sáng hôm đó, tôi kêu mời mọi người hiệp dâng thánh lễ sốt sắng để cầu nguyện cho bà Gấm. Ngay sau thánh lễ, tôi đã rửa tội cho bà ấy có sự hiện diện của đông đảo bà con giáo dân. Nghi lễ Rửa Tội diễn ra trang nghiêm và sốt sắng, đến phần ban Bí Tích Thêm Sức thì người bà Gấm bắt đầu run run nhưng vẫn còn đứng được. Đến khi mọi sự đã xong, tôi mời gọi dẫn bà đến để dâng mình cho Đức Mẹ thì bà té ngửa ra, mồ hôi chảy đầm đìa, chân cẳng xụi lơ, ngất xỉu và không hay biết gì. Hồn ma đã chịu xuất ra. Bà Gấm lã người khoảng 15 phút mới hoàn hồn tỉnh lại bình thường. Sau đó tôi cho bà ở lại nhà thờ tới sáng Chúa Nhật, 4/9/05, rồi mới về nhà.

Kể từ khi đưọc rửa tội, khuôn mặt bà Gấm lúc nào cũng rạng rỡ và cười vui. Bà thật sự an tâm và không còn sợ hãi nữa. Bà hứa quyết tâm cùng với gia đình sẽ theo Chúa mãi mãi. Từ đó đến nay mọi sự êm xuôi, bà Gấm trở về đời sống bình dị, yên ổn của mình với lòng cảm tạ vô biên vào tình thương của Thiên Chúa, của họ đạo Bắc Hải đã dành cho bà. Thưa quý vị, đúng như Chúa Giêsu đã phán: "Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời” (Mt 5: 16).

Lm. Nguyễn Minh Văn

Có linh hồn mồ côi không?





1- Giáo lý Công giáo nói chung "người đã qua đời"

*Trong sách giáo lý Giáo hội Công giáo do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 chỉ viết "Những ai chết, những người được chọn, những người đã qua đời "

"Những ai chết trong ân sủng và tình nghĩa Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng" (GLCG số 1030)

"Giáo hội gọi Luyện ngục là cuộc thanh tẩy cuối cùng này của những người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị kết án trầm luân.(số 1031)

"Ngay từ những thời gian đầu, Giáo hội đã tôn trọng việc tưởng nhớ những người đã qua đời, và dâng lời cầu khẩn cho họ, nhất là dâng thánh Lễ, để họ được thanh tẩy và tiến vào phúc chiêm ngưỡng Thiên Chúa (Công đồng Lyon 2 năm 1274). Giáo hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và làm các việc đền tội để giúp những người đã qua đời".(số 1032)

Giáo hội cổ động cầu cho "các linh hồn", không những cầu trong Lễ Cầu hồn (lễ 1, lễ 2, lễ 3 ngày 2 tháng 11 hàng năm), mà cầu trong cả tháng 11, cầu hằng ngày trong Thánh lễ ":

Trong thánh lễ hằng ngày, trong kinh Nguyện Thánh Thể 2 viết:

-Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T...mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa....

-Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa...

Giáo hội soạn những bài lễ riêng cầu cho linh hồn ĐGH, giám mục, linh mục, ông bà, cha mẹ, thân nhân, ân nhân, các tín hữu...

2- Có những linh hồn bị bỏ quên, người CGVN gọi là các linh hồn mồ côi

*Theo văn hóa, người Việt nam thấy có, hiểu rõ và rất thương cảm hoàn cảnh các em mồ côi, nhất là mồ côi mẹ.

"Mồ côi cha, con ăn cơm với cá,  Mồ côi mẹ, con liếm lá gặm xương (Ca dao ).

"Mấy đời bánh đúc có xương,  Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng" (Cd)

Trẻ em mồ côi cha mẹ thì dễ thấy (mồ côi vì chiến tranh, mồ côi vì cha mẹ bỏ tại nhà thương, tại cổng chùa, cạnh thùng rác...). Trong xã hội đã có những nhà nuôi trẻ mồ côi...

Còn những linh hồn mồ côi là những linh hồn nào?

Đó có thể là những linh hồn trẻ em bị mẹ phá thai? những người lính chết ngoài chiến trận,  những người tù cải tạo đã bị bắn chết bí mật, những người vượt biên đã chết chìm trong đại dương..., mà người nhà chưa biết rõ tin, hoặc những người chết có sổ sách khai tử, nhưng con cái lại thờ ơ không hề cầu nguyện, xin lễ cho bao giờ, còn nhiều và còn rất nhiều...linh hồn bị bỏ quên.

Vì thế, việc cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi vì là một điều rất nên có, một truyền thống tốt đẹp của giáo dân Việt Nam rất đáng trân trọng, khuyến khích, vừa theo văn hóa, vừa theo tình thương, vừa theo luật tự nhiên "Nay ta thương người, mai Chúa soi cho người khác thương ta".

Người Công giáo Việt Nam tốt lành xin rất nhiều lề cầu cho các linh hồn mồ côi trong Tháng Cầu hồn. Đối lại, họ cũng được các linh hồn trả ơn rất nhiều phần hồn phần xác.

*Sau đây là vài truyện chứng minh có linh hồn mồ côi (hay linh hồn bị quên lãng):

 1/ Trong hạnh tích nữ tu Catherine de Saint Augustine có kể truyện sau này:

Trong miền nữ tu ở, có một phụ nữ tên là Maria, từ thiếu thời đã sống một cuộc đời rất mực buông tuồng. Lớn lên cũng chẳng sửa mình. Người miền ấy chán ngấy vì những phóng đãng của nàng, họp nhau trục xuất nàng ra khỏi thành phố, cho ở trong một cái hang ngoài vùng họ. Ở đó, nàng mắc một bệnh ghê hồn: từng mảng thân thể rơi rụng dần. Sau ít lâu nàng chết không được chịu các phép Bí tích, không được một người nào đoái hoài. Xác nàng được người ta chôn táng ngoài đồng, không một lễ nghi tôn giáo. Bốn năm sau, một hôm có linh hồn ở luyện ngục hiện về với nữ tu, nói:

- Tôi khổ quá bà ơi! Bà cầu nguyện cho mọi người đã chết; có mỗi mình tôi đáng thương nhất bà lại chẳng hề thương cảm!

Nữ tu hỏi:

- Hồn là ai?

- Tôi là Maria, tội lỗi đáng thương, đã chết ở ngoài hang đá.

Nữ tu Catherine ngạc nhiên kêu lên:

- Sao? Chị cũng được rỗi ư?

- Vâng, tôi được rỗi nhờ tình thương của Mẹ Maria. Trong giây phút cuối cùng đời tôi, thấy bị mọi người bỏ rơi và đầy tội lỗi ghê gớm, tôi nhớ đến Mẹ Thiên Chúa. Tự đáy lòng, tôi kêu xin: "Ôi Mẹ, là nơi nương ẩn của mọi người trơ trọi, xin thương xót con. Người ta từ bỏ con hết cả rồi, chỉ còn có Mẹ là hy vọng độc nhất của con đó thôi. Xin Mẹ đến cứu lấy con!" Tôi chẳng cầu nguyện uổng công. Chính nhờ Mẹ cầu bầu mà tôi được thành tâm thống hối, ăn năn tội cách trọn và thoát khỏi hoả ngục.

Rồi nàng xin nữ tu dâng lễ cầu cho mình được giải thoát khỏi luyện ngục. Ít lâu sau, nàng hiện về sáng láng như mặt trời, nói với nữ tu:

- Tôi lên trời đây, tôi sẽ ca tụng tình thương vô biên của Chúa. Xin cám ơn bà.

(Thánh Anphongsô, Vinh quang Ðức Mẹ tập 1, tr 37 / Mẹ ơn Cứu rỗi tr. 88-90)

 2/ Trong hồ sơ xin phong thánh cho Cha Domenico di Giesu Maria, qua đời năm 1630 tại Roma, có ghi lại câu chuyện sau đây.

Cha Domenico là đan sĩ dòng Kín Carmelô. Theo thói quen của dòng, các đan sĩ thường đặt trong phòng riêng một quan tài thật bằng gỗ. Chiếc quan tài giúp đan sĩ vừa suy niệm về sự chết vừa nhớ cầu nguyện cho những người đã qua đời.

Khi Cha Domenico đến sống tại một đan viện ở Roma, thì trong căn phòng dành cho ngài, đã có đặt một quan tài. Một đêm, Cha Domenico nghe rõ từ quan tài phát ra tiếng nói thật lớn gần như là tiếng thét: Không ai nhớ đến tôi!

Tiếng nói lập lại nhiều lần và vang ra xa nên tất cả dãy phòng cạnh Cha Domenico đều nghe rõ. Cha Domenico rất kinh hãi. Cha nghĩ đến hiện tượng ma quỷ quấy phá các đan sĩ. Cha liền quỳ xuống, tha thiết cầu xin Chúa soi sáng cho biết phải làm gì. Sau đó, Cha lấy Nước Thánh và rảy lên quan tài. Lần này, cũng cùng tiếng nói, khẩn khoản:- Nước Thánh! Nước Thánh nữa đi - Xin thương, xin thương xót!

Cha Dominico liền hỏi tiếng nói là ai và muốn gì? Người chết trả lời:
- Con là một người Đức, đến Roma hành hương các Nơi Thánh và qua đời tại đây. Xác con được chôn từ lâu năm tại nghĩa trang thành phố Roma. Trong khi Linh Hồn con còn bị giam cầm nơi Lửa Luyện Hình, chịu nhiều hình khổ đớn đau, để thanh tẩy các tội đã phạm. Nhưng con bị mọi người quên lãng. Không còn ai nhớ đến con để làm việc lành phúc đức và cầu nguyện cho con. Vậy xin Cha hãy động lòng thương xót, rảy Nước Thánh liên tục trên con, và nhất là xin Cha hãy khẩn cầu cùng THIÊN CHÚA Nhân Từ, xin Ngài sớm giải thoát con ra khỏi Chốn Luyện Hình.

Cha Dominico liền hứa sẽ đặc biệt cầu nguyện cho người quá cố mồ côi. Cha ăn chay, hãm mình và cầu nguyện thật nhiều cho ông.

Chỉ mấy ngày sau, người chết hiện ra trong phòng Cha Dominico, báo tin cho ngài biết ông được lên Thiên Đàng và hứa sẽ đền đáp ơn ngài cách bội hậu.
(”L'Aldilà .. Stupenda realtà”, Editrice Comunità, 1992, trang 38-39) Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 3/ Bà Maria Valtorta (1897-1961) là phụ nữ Công Giáo người Ý. Bà được người mẹ từ Luyện ngục hiện về ngày 4-10-1949 khuyên như sau:


- Con cứ cầu nguyện cho mẹ y như Mẹ còn bị giam ở đây. Bởi vì nơi Lửa Luyện Ngục, có rất nhiều Linh Hồn bị quên lãng, bị bỏ rơi, thuộc đủ hạng người, cấp bậc, đặc biệt là các bà mẹ. Cần phải yêu thương và nghĩ đến tất cả mọi người. Bây giờ mẹ mới hiểu rõ điều đó... Cũng chính bây giờ đây, Mẹ không còn than trách Chúa nữa, nhưng hiểu rằng, Thiên Chúa là Đấng Xét Xử Chí Công! (Maria Valtorta, ”I Quaderni dal 1945 al 1950”, Centro Editoriale Valtortiano, 1987, trang 523-525.)

3- Các linh hồn mồ côi cần cầu nguyện

Những người còn sống, còn có thời giờ lập công nghiệp, còn có thể cầu cho các linh hồn Luyện ngục. Ngược lại, các linh hồn Luyện ngục bây giờ đã hết thời giờ lập công,  dù phải chịu nhiều đau khổ.

Như lời Chúa Giêsu đã có lần nói: "Đêm đến, không ai có thể làm việc được" (Ga 9,4).

 - Cần cầu cho Cha mẹ đã qua đời:

Có những cha mẹ khi còn sống, thương lo cho con phần xác đầy đủ, sung sướng hơn con người ta, do đó phạm lỗi công bằng, bác ái, ngày nay đang phải thanh tẩy trong Luyện ngục. Con cái còn sống Chúa cho làm ăn khá giả, giầu có bạc triệu, nhưng không hề cầu nguyện, xin lễ cầu cho cha mẹ bao giờ. Thật đáng buồn. Coi chừng "Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó". Sau này họ bị con cái bỏ quên!

Vào thập niên 90, một bà mẹ CG Việt nam định cư bên Hoa kỳ gọi điện thoại về tòa báo TTĐM bang Missouri than thở như sau:

Bà bảo cậu con trai lớn:

- Hôm nay ngày giỗ bố đấy, con đi lễ cầu cho bố. Người con cưng của bà trả lời:

- Ai lên thì lên, ai xuống thì xuống, cần gì phải cầu.

Đau lòng chết được, bà mẹ tức mình nói:

- Biết vậy tao để mày ở nhà với Việt cộng cho rồi, vất vả đưa mày đi Mỹ làm gì.  Sau này tao chết, mong gì được lời cầu nguyện của mày!

Có người bạo miệng nói rằng "Chúa nhân từ thương xót vô cùng", Chúa cũng tha hết. Chúa đâu có ác độc như vị thần nghiêm khắc, đứng chờ phạt từng chút từng chút ???.

Đúng, Chúa thương xót vô cùng, nên ta mới đọc: "Nếu Chúa chấp tội, nào ai rỗi được, bởi Chúa tôi hằng có lòng lành...".

Nếu Chúa không có lòng lành thì Chúa chẳng cho Con Một xuống thế gian, chịu chết chuộc tội.

Nếu Chúa không có lòng lành thì  loài người phạm đến Chúa sẽ bị phạt sa hỏa ngục hết.

Chúa, Đức Mẹ lòng lành, thương xót luôn tìm mọi cách cứu giúp, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn luyện ngục, đau khổ.

Nhưng có lẽ họ không biết hay không nhớ rằng: Chúa có 9 phẩm tính. Chúa lòng lành, thương xót vô cùng, nhưng Chúa cũng công bằng vô cùng.

Nếu không công bằng thì những việc tốt nhỏ mọn của họ chỉ có Chúa biết, Chúa sẽ quên, không thưởng công.

Nếu không công bằng thì những người làm ác bất công cho họ, Chúa bỏ qua, không phạt. Chắc chắn không.

Đàng khác, dù Chúa có cho một linh hồn còn nhơ bẩn lên Thiên đàng thì linh hồn đó cũng không dám lên nơi thanh sạch vô cùng.

Thử hỏi người vừa cầy ruộng ở ngoài đồng về, có dám để thân mình hôi hám, quần áo lấm lem như vậy vào dự tiệc bên cạnh đức vua, hoàng hậu, cả triều đình bá quan văn võ...không?

    - Cũng xin cầu cho các linh mục mình quen biết:

Trong số các linh hồn mồ côi, cũng có những linh hồn Linh mục mồ côi (người ta thường nói: "Cha chung không ai khóc").  Nếu đã nhớ tới bậc cha mẹ sinh ra phần xác, cũng xin thương nhớ tới những Linh mục đã giúp đỡ phần hồn. Chúa đã nhờ họ rửa tội cho ta, giải tội cho ta, chứng kiến hôn phối...Là con người yếu đuối dại dột, họ được ban nhiều ơn, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm, thiếu sót, nên họ sẽ bị đòi nhiều. Tin mừng theo Thánh Luca viết rõ ràng: "Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều...  Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được trao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn". (Lc 12,47- 48).

* Bà Đáng kính Frances Thánh Thể kể lại rằng: "Một số bà sơ đạo đức dòng Carmelô chịu khổ 20 năm, 40, 50 năm. Một Giám mục chịu khổ 55 năm bởi thiếu cẩn thận trong một số điều. Một linh mục bị phạt 40 năm cũng chỉ bởi thiếu cẩn thận trong khi thi hành nhiệm vụ.(Luyện ngục, nơi thanh tẩy cuối cùng, Chương 4, Luyện ngục bao lâu)

"Các linh mục sau khi qua đời cũng rất dễ trở thành những linh hồn mồ côi. Linh mục là người tế lễ hằng ngày để thờ phượng Chúa và xin ơn tha tội cho người tội lỗi. Tuy nhiên thường không mấy ai nghĩ rằng linh mục cũng cần lời cầu nguyện vì người ta cho rằng linh mục phải thánh thiện hơn giáo dân. Rồi khi một linh mục nằm xuống vĩnh viễn thì thường ông bà cố thân sinh cũng như các anh chị đã ra đi trước, không còn mấy ai để nhắc nhở cho các cháu chắt cầu nguyện cho nữa. Như vậy phải chăng linh mục khi chết rồi, có thể trở thành những linh hồn mồ côi chăng? (Tư tưởng của Linh mục Trần Bình Trọng).

* Việc cầu nguyện cho người quá cố luôn luôn cần thiết. Thiên Chúa đưa linh hồn người quá cố lên thiên đàng là do quyết định của Chúa.

Nếu người quá cố được lên thiên đàng rồi mà ta vẫn cầu nguyện, thì theo Tín điều các Thánh Cùng Thông công (hiệp thông), những ơn ích của lời cầu nguyện đó sẽ được chuyển cho những linh hồn khác nơi luyện ngục.

*Chúa phán với bà thánh Gêtrudê rằng:"Mỗi lần con cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục, thì Cha vui mừng như con đã cứu chính Cha ra khỏi nơi ấy".


Linh mục. Mark

Tỉnh mộng trở về


Đất trời lồng lộng bao la,
Bao dung tình Chúa cho ta say nhìn.
Bâng khuâng bóng ngã đồi sim,
Tâm tôi ớn lạnh, con tim dại khờ.

Đêm thanh ánh nguyệt huyền mơ,
Tuổi xuân trôi nổi con thơ lạc đường.
Bóng đêm tội lỗi tơ vương,
Say đèn xanh đỏ vấn vương bụi đời.


Ồn ào ong bướm lả lơi,
Không còn nhớ đến quê trời chờ mong.
Đời ta vất vã long đong,
Bỏ quên tình Chúa đi rong hết ngày.


Cuộc đời một thoáng mây bay,
Nhớ về quá khứ hây hây thấm buồn.
Thời giờ lặng lẽ trôi luôn,
Chạy theo ma quỷ diễn tuồng ngu ngơ.


Tỉnh rồi mới thấy dại khờ,
Đời đâu có đẹp như mơ đèo bồng.
Ngày tàn đêm đến mênh mông,
Êm đềm im lặng tôi ôm lạnh lùng.


Ánh trăng bán nguyệt mông lung,
Ngàn sao lấp lánh muôn trùng trên cao.
Giờ nầy lòng thấy nao nao,
Bỏ bê tình Chúa làm sao quay về.


Lương tâm lên tiếng tỉ tê,
Bài học đồi tím Can-vê mong chờ.
Giê-su Anh Cả vẫn chờ,
Tỉnh đi kẻo phải bơ vơ ngày về,


Cha chờ Mẹ đời vỗ về,
Bí tích Hòa giải cận kề bên con.
Tìm về bên Chúa là hơn,
Tình thương của Chúa trải muôn ngàn đời.


         Nam Giao



Chuyện Tình Chuồn Chuồn


Thành phố nhỏ yên tĩnh và xinh đẹp, hai người yêu đắm say, mỗi bình minh đều đến bờ biển ngắm mặt trời mọc, và mỗi chiều đi tiễn bóng tà dương ở bãi cát. Dường như những ai đã gặp đôi tình nhân đều nhìn theo với ánh mắt ngưỡng mộ.

Một ngày, sau vụ đâm xe, cô gái trọng thương im lìm nằm lại trên chiếc giường bệnh viện, mấy ngày đêm không tỉnh lại.

Buổi sáng, chàng trai ngồi bên giường tuyệt vọng gọi tên người yêu đang vô tri vô giác; đêm xuống, chàng trai tới quỳ trong giáo đường nhỏ của thành phố, ngước lên thượng đế cầu xin, mắt không còn lệ để khóc than.

Một tháng trôi qua, người con gái vẫn im lìm, người con trai đã tan nát trái tim từ lâu, nhưng anh vẫn cố gắng và cầu xin hy vọng. Cũng có một ngày, thượng đế động lòng.

Thượng đế cho chàng trai đang gắng gượng một cơ hội. Ngài hỏi: "Con có bằng lòng dùng sinh mệnh của con để đánh đổi không?" Chàng trai không chần chừ vội đáp: "Con bằng lòng"

Thượng đế nói: "Ta có thể cho người con yêu tỉnh dậy, nhưng con phải đánh đổi ba năm hoá chuồn chuồn, con bằng lòng không?" Không chần chừ chàng trai vội đáp: "Con bằng lòng"

Buổi sáng, cánh chuồn rời Thượng đế bay vội vã tới bệnh viện, như mọi buổi sáng. Và cô gái đã tỉnh dậy!

Chuồn chuồn không phải người, chuồn chuồn không nghe thấy người yêu đang nói gì với vị bác sĩ đứng bên giường.

Khi người con gái rời bệnh viện, cô rất buồn bã. Cô gái đi khắp nơi hỏi về người cô yêu, không ai biết anh ấy đã bỏ đi đâu.

Cô ấy đi tìm rất lâu, khi cánh chuồn kia không bao giờ rời cô, luôn bay lượn bên người yêu, chỉ có điều chuồn chuồn không phải là người, chuồn chuồn không biết nói. Và cánh chuồn là người yêu ở trước mắt người yêu nhưng không được nhận ra.

Mùa hạ đã trôi qua, mùa thu, gió lạnh thổi những chiếc lá cây lìa cành, cánh chuồn không thể không ra đi. Vì thế cánh rơi cuối cùng của chuồn chuồn là trên vai người con gái.

Tôi muốn dùng đôi cánh mỏng manh vuốt ve khuôn mặt em, muốn dùng môi khô hôn lên trán em, nhưng thân xác quá nhẹ mỏng của chuồn chuồn cuối cùng vẫn không bị người con gái nhận ra.

Chớp mắt, mùa xuân đã tới, cánh chuồn cuống cuồng bay trở lại thành phố tìm người yêu. Nhưng dáng dấp thân quen của cô đã tựa vào bên một người con trai mạnh mẽ khôi ngô, cánh chuồn đau đớn rơi xuống, rất nhanh từ lưng chừng trời.

Ai cũng biết sau tai nạn người con gái bệnh nghiêm trọng thế nào, chàng bác sĩ tốt và đáng yêu ra sao, tình yêu của họ đến tự nhiên như thế nào, và ai cũng biết người con gái đã vui trở lại như những ngày xưa.

Cánh chuồn chuồn đau tới thấu tâm can, những ngày sau, chuồn chuồn vẫn nhìn thấy chàng bác sĩ kia dắt người con gái mình yêu ra bể xem mặt trời lên, chiều xuống đến bờ biển xem tà dương, và cánh chuồn chỉ có thể thỉnh thoảng tới đậu trên vai người yêu, chuồn chuồn không thể làm gì hơn.

Những thủ thỉ đắm say, những tiếng cười hạnh phúc của người con gái làm chuồn chuồn ngạt thở.

Mùa hạ thứ ba, chuồn chuồn đã không còn thường đến thăm người con gái chàng yêu nữa. Vì trên vai cô ấy luôn là tay chàng bác sĩ ôm chặt, trên gương mặt cô là cái hôn tha thiết của anh ta, người con gái không có thời gian để tâm đến một cánh chuồn đau thương, cũng không còn thời gian để ngoái về quá khứ.

Ba năm của Thượng đế sắp chấm dứt. Trong ngày cuối, người yêu ngày xưa của chuồn chuồn bước đến trong lễ thành hôn với chàng bác sĩ.

Cánh chuồn chuồn lặng lẽ bay vào trong nhà thờ, đậu lên vai người mà anh yêu, chàng biết người con gái anh yêu đang quỳ trước Thượng đế và nói : "Con bằng lòng!". Chàng thấy người bác sĩ lồng chiếc nhẫn vào tay người con gái. Họ hôn nhau say đắm ngọt ngào. Chuồn chuồn để rơi xuống đất một hạt lệ đau đớn.

Thượng đế hỏi: "Con đã hối hận rồi sao?" Chuồn chuồn gạt hạt lệ nói: "Con không!"

Thượng đế hài lòng nói: "Nếu vậy, từ ngày mai con có thể trở thành người được rồi!"

Chuồn chuồn soi vào hạt nước mắt nhỏ, chàng lắc đầu đáp: " Hãy để con cứ làmchuồn chuồn suốt đời..."
(Sưu tầm)



Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Câu chuyện về tình Anh - Em


Ngày xưa trong một ngôi làng nọ có hai anh em nhà nông tính tình rất chăm chỉ và siêng năng. Người anh đã lập gia đình, sống với vợ và con. Riêng người em vẫn còn độc thân. Khi cha mẹ họ qua đời, nhà cửa điền sản được chia đều cho hai anh em. Họ trồng lúa thơm và quả tần, đến vụ trúng lớn, nông sản thu hoạch được hai anh em chia đều và ai nấy chở về cất vào kho lẫm của mình. 

Đêm đến, người em nằm thao thức nghĩ thầm "Ta còn độc thân sống sao cũng được. Riêng anh hai ta vợ con đùm đề, tất nhiên cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ta nên sớt một nửa nông sản mới thu hoạch đem biếu cho anh hai mới hợp lẽ". Càng nghĩ càng khó dỗ giấc, nằm lăn lộn mãi, người em sợ anh sẽ từ chối không chịu nhận phần mình nhường, nên ngay trong đêm, người em lén chở đồ tới bỏ vào kho của anh.

Người anh ngụ ở gần bên cũng không sao chợp mắt được. Do cứ mãi nghĩ: "Ta có vợ con, bề gì cũng dễ xoay sở. Còn chú nó có một thân một mình, sống bần hàn cô đơn. Ta là anh thì phải biết lo cho em mình chứ! Phải lấy một nửa nông sản trong kho ra chia cho chú nó mới được..."Ngẫm nghĩ,lại sợ em từ chối không chịu nhận, thế là nhân lúc trời chưa sáng người anh đã ba chân bốn cẳng mang đồ qua lén bỏ vào kho của em.

Sáng hôm sau, khi họ đến thăm kho thì thấy kho mình chẳng vơi đi chút nào, họ nghĩ: "Chắc mình nằm mơ thấy biếu tặng rồi tưởng đã làm". Thế là tối hôm sau họ lại tái diễn màn biếu lén biếu trộm như đêm trước.

Ngày thứ hai rồi thứ ba trôi qua, lần nào kiểm kho cũng thấy tràn đầy, thế là họ liên tục diễn lại động tác cũ. Để rồi mỗi sáng thức dậy, họ thắc mắc, ngỡ ngàng, kết luận chắc là mình..."Biếu trong mơ"

Đêm thứ năm, khi hai anh em lo mang đồ qua cho nhau thì họ trạm chán nhau giữa đường. Họ hiểu ra, buông rơi đồ và ôm chầm lấy nhau khóc ròng.
Từ đó hai anh em không phân chia, tách rời gì nữa, họ cùng sống chung với nhau trên mảnh đất cha mẹ để lại.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Chiếc Nhẫn Kết Hôn


Trao Em chiếc nhẫn kết hôn,
Là Anh đã gởi tâm-hồn cho Em.
Khi xa, Anh nhớ ngày đêm,
Khi gần, Anh thấy thương thêm bội phần!
Dẫu rằng Mình có xa, gần,
Tình Mình vẫn thắm, trao thân trọn đời!
Cho dù trời, đất đổi dời,
Cho dù sóng gió cuộc đời truân-chuyên,
Đôi Mình vẫn trọn lời nguyền;
Chung chăn, chung gối, chung thuyền tình yêu!
Hiệp dâng lên Chúa sớm, chiều,
Tâm-hồn trong-trắng cao-siêu cuộc tình.
Khấn xin với Chúa Thiên Đình;
Cho cùng được hưởng trường sinh bên Ngài!


Joseph Duy-Tâm



Rộng Mở Tấm Lòng


Hãy ngước lên cảm tạ tình yêu Chúa
Ban cho đời những cây lúa trổ bông
Không ngần ngại bước đi trong ơn gọi
Áo chùng đen giải tội cho người đời


Hãy cúi xuống mà thương người khiếm khuyết
Đang đớn đau rên xiết giữa dòng đời
Đừng lưỡng lự nhận lời mời giúp đỡ
Cửa thiên đàng rộng mở đón thiện nhân


Hãy lắng nghe bước chân người tàn tật
Trên vỉa hè những khuôn mặt khổ đau
Tiếng than thở từ sau màn đêm xuống
Họ cô đơn mong muốn được tình người


Hãy chấp nhận những điều không thể nhận
Đừng để lòng buồn giận lúc bi ai
Mà thương cảm thiên tai vừa tàn phá
Người ngậm ngùi sỏi , đá cũng xót xa


Hãy thương mến trẻ em vừa mất mẹ
Không có cha vất vả sống từng ngày
Ông , bà lão hao gầy vì cơn bệnh
Đang khó khăn cố vịn hết kiếp người


Xin Chúa giữ cánh đồng thêm nở rộ
Cho con người tỉnh ngộ biết thương nhau
Người giàu có biết trao tình nhân loại
Kẻ lạc đường về lại với nhà Cha


Hãy thiện đãi bản thân mình từng phút
Để Chúa Trời chúc phúc bản thân ta


Sưu tầm



Em bé lề đường


Trên vỉa hè - em ngồi run - mưa lạnh
Giương mắt nai - chờ đợi - những đồng xu
Người đi qua - từng bàn chân - hờ hững
Rủ tim buồn - chờ tiếng kẻng - gõ vào lon


Ai thương tâm - tuổi dại khờ - khổ ải
Giữa mưa tuôn - đói lạnh - phủ hình hài
Cuộc đời nghèo - mưa gió - đói van xin
Bụng đói no - là đồng xu - nho nhỏ


Em ngồi rút – thân hình - như con ốc
Hứng mưa rơi - ướt lạnh - cả tâm hồn
Lạnh run người - không bằng lạnh - cuộc đời ru
Chờ với đợi - mà tiếng lon - không gõ


Trời mưa giăng - miệt mài - trên phố thị
Từng giọt buồn - thấm ướt - tuổi thơ ngây
Đời của em - là vỉa hè - và cơn mưa lũ
Rơi mênh mang - tim đói khát - đọa đày


Thấy gì không - hỡi tình người - thành phố
Tuổi thơ ngây - sao phải hứng - mưa đời
Ai sang giàu - em chỉ - ước mơ lon
Được gõ nhịp - vài tiếng kêu - buồn não


Ngô Thiên Tú



Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh!



Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình.  Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.

Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà.  Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.

Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm được thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.

Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...

Dew đã bước vào cuộc đời tôi.

Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.

Dew nói: “Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất”. Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như  anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.

Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: “Em đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty”. Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.

Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.

Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Đó là cách tôi thư giãn.

Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, “Giả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì?”. Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.

Luc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.

Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: "Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau”. Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.

Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. “Anh có điều này muốn nói với em”, tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.

Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Đột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. “Anh muốn ly hôn”. Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.

Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ “Tại sao?”. “Anh nói thật đấy”, tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi “Anh không phải là đàn ông!”.

Đêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.

Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.

Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.

Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.

Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.

Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: “Anh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không?”.

Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: “Anh còn nhớ”.

“Lúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh”, cô ấy tiếp tục, “do vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng”. Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.

Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. “Cho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi”, cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.

Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Đứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: “Cha đang ôm mẹ trên tay”. Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, "Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay”. Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.

Vào ngày thứ hai, chúng tôi “diễn” dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa. Đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.

Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: "Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe".

Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.

Đến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.

Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: “Có vẻ bế em không còn khó nữa”.

Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, “Mấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi”. Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.

Đúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến "Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi" - nó nói. Đối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.

Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.

Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: “Thực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già". Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: "Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi".

Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: “Xin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy”.

Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. “Anh không bị sốt chứ”, cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. “Dew, anh xin lỗi”, tôi nói. “Anh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em”.

Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty.

Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết “Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già”.
Mai Hạnh dịch
Lời nguyện:
Con xin cảm tạ ơn Chúa đã tác thành tình yêu của chúng con. Giờ đây con xin Chúa nâng đỡ  tình yêu chúng con, để chúng con luôn vững tay chèo lái con thuyền mình đến bến bờ yêu thương Amen.

Người Mẹ vĩ đại



 Đây là câu chuyện chân thật về một gia đình nghèo khổ, đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ dán đầy lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.



Nhưng dường như  Ông Trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì người mẹ bị mắc bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học là điều không thể được. Con yên tâm, mẹ sinh ra con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau”. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Đứa con cuối cùng cũng vâng lời mẹ cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khiễng bước vào cổng, với hơi thở hổn hển từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, bốc một vốc lên xem ngay lập tức buộc chặt miệng bao lại nói: “ bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo này, có thóc có sạn có hạt cỏ…làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ tái cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm và mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi lấy ra 5 tệ và nói với người phụ trách : “đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến rùm”. Ông đùa nói: “thế nào bà nhặt được trên đường đó à” bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng , bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì buộc chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng nói từng chữ với bà: “bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm như thế nào” ? Người phụ trách đùng đùng nói : “ một sào ruộng của nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? thật buồn cười”. Bị mắng như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẽ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông mắng  bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn và nói: “tôi nói như vậy mà bà vẫn cố tình không đổi, sao mà ngoan cố vậy, vẫn thứ gạo tạp nham ấy, bà xem đi” Lần này mang đến thế nào thì mang về như vậy!

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “ tôi nói thật với ông, gạo này là …tôi đi xin đấy”. Ông giật bén người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học”.

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa dấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày khi trời còn chưa sáng bà lại len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thương của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà mới một thân một mình âm thầm trở về. Gạo bà xin được đều để chung vào bao. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy liền nói: “ bà thật sự là một người mẹ tốt, tôi sẽ ngay lập tức đi trình với thầy hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà” . Bà vừa nghe xong liền hốt hoảng lắc đầu nói : “đừng…đừng…nếu con tôi mà biết được tin tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế sẽ ảnh hưởng đến sự học tập của nó”. Ông hiểu ý bà nói: “à, thì ra bà muốn tôi dấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khiễng như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì thầy hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hòa nói : “vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm”. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống rộn vang trời, thầy hiệu trưởng đặc biệt chú ý tới người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể lại câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im phăng phắc, thầy hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không ai mua được những hạt gạo này, sau đây sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài”.

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Lúc đó chúng ta không biết đứa con trong lòng nghĩ gì? Tin tưởng rằng sẽ làm cho cậu ta rung động nhưng không hãi hùng lo sợ. Thế là vở tuồng kịch tình mẫu tử ấm áp nhất đã được diễn ra. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc , “mẹ…mẹ của con…”Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

                                                                                                                        Như Nguyện dịch


Thông điệp Đức Mẹ ngày 25/7/2011







Thông điệp Mẹ Mễ Du ngày 25/7/2011 qua thị nhân Marija


"Các con yêu dấu,

Nguyên ước thời gian này có thể cho các con một thời gian cầu nguyện và tĩnh lặng. Hãy tĩnh dưỡng thân xác và tinh thần mình, xin cho cả hai đều ở trong tình yêu Thiên Chúa. Các con nhỏ, hãy cho phép Mẹ dẫn dắt các con, hãy mở lòng mình ra cho Chúa Thánh Linh để rồi tất cả sự tốt lành trong các con có thể nở hoa và mang hoa trái gấp trăm lần. Các con hãy bắt đầu và kết thúc một ngày sống bằng lời cầu nguyện và bằng con tim. Cám ơn các con đã đáp lại lời mời gọi của Mẹ".

Our Lady’s apparitions to Marija

"Dear Children!

  May this time be for you a time of prayer and silence. Rest your body and spirit, may they be in God’s love. Permit me, little children, to lead you, open your hearts to the Holy Spirit so that all the good that is in you may blossom and bear fruit one hundred fold. Begin and end the day with prayer with the heart. Thank you for having responded to my call".

Kính Mừng MARIA

 

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Số phận của người Kitô hữu


Trong chuyến hành hương Lộ Ðức tháng 8/1981, chân phước ÐGH Gioan Phaolô II nhắc đến những hình thức bách hại đạo tại một vài nơi trên thế giới, Ngài nói: "Có những tín hữu bị bắt buộc phải hội họp một cách lén lút, bởi vì cộng đoàn tôn giáo của họ không được phép hoạt động. Có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bị cấm thi hành chức vụ trong nhà thờ hay tại những nơi công cộng. Có những nữ tu bị phân tán không thể tiếp tục cuộc sống hiến thân của họ. Có những người trẻ quảng đại nhưng không thể thực hiện ơn gọi của họ. Có những tín hữu bị tước đoạt cả quyền có thể tận hiến cho một cuộc sống chung để cầu nguyện và thực thi bác ái. Có những bậc cha mẹ bị người ta khước từ quyền được bảo đảm cho con em một nền giáo dục dựa trên niềm tin của mình..."



Tin Mừng thánh sử Mátthêu (Mt 10,16-23) một lần nữa cho chúng ta hiểu được thế nào là ơn gọi và số phận của người Kitô hữu. Chúa Giêsu đã được cụ già Simêon gọi là dấu chỉ gợi lên chống đối. Cái chết của Ngài trên Thập giá là cao điểm của những chống đối mà con người dành cho Ngài. Tiếp tục sứ mệnh của Ngài, Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, không thể thoát khỏi số phận bị chống đối ấy. Hình thức và mức độ của những cuộc bách hại có khác nhau, nhưng tựu trung ở đâu và lúc nào Giáo Hội cũng bị bách hại.

Ý thức về sự bách hại không phải là một mặc cảm; lên tiếng về những bách hại cũng không hề là một ý đồ chính trị. Giáo Hội tự bản chất luôn bị đặt vào thế bị chống đối. Chấp nhận đi theo Chúa Kitô, sẵn sàng chiến đấu chống lại tội lỗi, lên tiếng chống lại bất công và can đảm lội ngược dòng, sống như thế tức là đã bị bách hại rồi. Một Giáo Hội phục vụ có thể được thương mến, nhưng một Giáo Hội bị bách hại lại càng là Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô hơn. Trong một chuyến viếng thăm tại Braxin, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: "Tôi thà thấy muôn ngàn lần một Giáo Hội bị bách hại, hơn là một Giáo Hội thỏa hiệp".

Nguyện xin Chúa gìn giữ mọi thành phần Dân Chúa được luôn trung thành theo Chúa Kitô và thoát khỏi tinh thần thỏa hiệp vì một chút dễ dãi, lợi lộc.

(RVA)


Người đời ư? - Đừng sợ họ

Mahatma Gandhi, nhà tranh đấu bất bạo động cho quyền con người và nền độc lập của Ấn Ðộ, đã có lần nhắn nhủ các môn sinh như sau: "Sự thật và tình thương sẽ chiến thắng. Hãy suy nghĩ điều đó và hành động theo sự thật và tình thương. Ðừng bao giờ dùng bạo lực đáp trả bạo lực, vì làm như thế là bắt chước lối sống man rợ của những người dùng bạo lực. Khi dùng bạo lực, những người đó cho thấy nỗi thất vọng và trạng thái thú hóa của họ. Chúng ta hãy sống như con người. Những người dùng bạo lực có thể đánh đập và giết chết thân xác chúng ta, nhưng không thể giết được tinh thần và quyền lợi của chúng ta, họ không thể giết được sự thật. Sự thật và tình thương sẽ chiến thắng. Hãy suy nghĩ kỹ và hãy sống theo sự thật và tình thương, bởi vì nếu sống theo bạo lực và hận thù, thì thế giới sẽ trở thành mù lòa".



Ðã từng vào tù ra khám, đã từng bị đánh đập hành hung, con người đã nói những lời trên đây chưa một lần tỏ ra sợ sệt. Ngày 30/01/1948, ông ngã gục vì nhát gươm của một người quá khích. Cái chết của ông là một cụ thể hóa của chính chủ trương bất bạo động mà ông đã đề ra.

Sẵn sàng chết để làm chứng cho sự thật và tình thương với niềm tin vào sự bất tử của linh hồn con người, Mahatma Gandhi dù chưa phải là Kitô hữu, nhưng đã sống theo lời Chúa dạy trong Tin Mừng của thánh sử Mátthêu (Mt 10,24-33), đó là sống hiên ngang, không sợ hãi trước các cường lực sự dữ, không sợ hãi những người chỉ giết được thân xác, nhưng không làm gì được linh hồn; sống trung thực với phẩm giá của con cái Chúa, không để mình rơi vào tình trạng hóa thú và nô lệ cho bạo lực: "Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, mà không giết được linh hồn".

Đoạn Tin Mừng trên mời gọi chúng ta nhìn vào thực tế cuộc sống và tỏ ra thái độ phù hợp với người có lòng tin. Từ chuyện phải vất vả kiếm sống đến chuyện tương lai của con cái và những khó khăn trong việc sống đạo, chúng ta được mời gọi để múc lấy ánh sáng của Tin Mừng và chiếu dọi vào những thực tế ấy. Là người Kitô hữu, tôi phải sống những thực tại ấy thế nào? Lý tưởng của tôi là tìm mọi cách để có nhiều của cải vật chất hay là tìm kiếm Nước Chúa và sự công chính trước?

"Môn đệ không hơn Thầy, tôi tớ không hơn chủ". Chúa Giêsu đã đi con đường của nghèo khó, thua thiệt, bách hại, thập giá, tha thứ và tha thứ cho đến cùng. Nhưng Chúa Giêsu không chỉ đề ra cho chúng ta một lý tưởng, một con đường để đi theo, Ngài chính là con đường, là sự thật và là sự sống. Chúng ta tin rằng nếu chúng ta kết hiệp với Ngài, chúng ta sẽ được sức mạnh của Ngài để thắng vượt mọi gian nan thử thách. Chúng ta cũng tin rằng bên kia những hao mòn và chết chóc trong thân xác, tâm hồn chúng ta sẽ được mãi mãi kết hiệp với Ngài.

(RVA)


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Lạy Đức Mẹ Maria, đấng làm ma quỷ khiếp kinh, xin cầu cho chúng con!


Chỉ nghe Danh Thánh MARIA, ma quỷ đã run rùng khiếp sợ




Đức Mẹ MARIA là thần lực của lòng nhân từ và chính trong lòng nhân từ mà chúng ta kín múc sức mạnh chống lại ma quỷ. Chương XII của Sách Khải Huyền nói đến Người Phụ Nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao... Một lần, tôi đọc trọn chương này cho một người bị quỷ ám nghe, tức khắc người này có những phản ứng thật dị kỳ, khủng khiếp và kinh hoàng.



Đó là những lời quả quyết của bác sĩ Simone Morabito. Vị bác sĩ này là người bặt-thiệp lịch-lãm dễ thu hút cảm tình người đối diện. Ông là giáo sư đại học kiêm chuyên gia chữa trị thần kinh. Ông hành nghề tại Roma, Bergamo và Thụy Sỹ. Ông chào đời tại đảo Sicilia (Nam Ý) nhưng sống tại Bergamo (Bắc Ý). Ông thuộc mẫu người can đảm, yêu nghề và hành nghề với trọn lương tâm, không lùi bước trước khó khăn. Gặp trường hợp không thể giải thích về phương diện y khoa, ông cố gắng nghiên cứu để tìm cho ra nguyên nhân. Nhưng trước hết và trên hết, ông là tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Thật ra tâm tình đạo đức này ông chỉ đạt được sau những năm dài làm chuyên viên chữa trị thần kinh. Trên bàn làm việc nơi văn phòng ở Monte Mario trong thủ đô Roma, ông đặt Ảnh Thánh Đức Mẹ MARIA Ảnh Đức Bà Ban Ơn (Ảnh Phép Lạ). Xin nhường lời cho bác sĩ Simone Morabito.

Trước đây, giống như bao chuyên gia khác về thần kinh, tôi không tin nơi sự hiện diện thật sự của ma quỷ. Chúng tôi không chấp nhận có các trường hợp bị quỷ ám. Lúc đó, tôi cũng là tín hữu Công Giáo, nhưng tôi nghĩ rằng chuyện ma quỷ ám hại chỉ xảy ra trong thời kỳ đầu của Kitô Giáo... Nhưng bây giờ thì tôi tin có những vụ quỷ ám thật. Tôi xác tín đây là chuyện hiện tại xảy ra hàng ngày chứ không thuộc về quá khứ xa xôi ngày xưa nữa.

Với tư cách là nhà khoa học trí thức, chúng tôi cảm thấy ngỡ ngàng khi đối diện với trường hợp bị quỷ ám. Người đơn sơ ít học có thể bỏ qua, không cần tìm ra câu giải thích, nhưng chúng tôi thì trái lại, không thể không đặt vấn đề, không thể không nêu câu hỏi. Chẳng hạn, trước một hiện tượng vượt ngoài phạm vi con người và khoa học không thể giải thích được, thì bạn bị bắt buộc phải tin rằng nó do một thần lực huyền bí nào đó điều khiển...

Câu chuyện khởi đầu khi một nữ thân chủ cùng với em gái đến gặp tôi. Cô trạc 24 tuổi. Trước đó, bằng mọi giá, cô nài nỉ xin cho bằng được cuộc hẹn với tôi. Tận thâm tâm tôi hơi lấy làm lạ... Khi cô bước vào văn phòng làm việc của tôi, tức khắc, xảy ra một điều thật dị kỳ. Xin nhấn mạnh rằng lúc ấy tôi đã có kinh nghiệm của một chuyên viên thần kinh hành nghề từ 25 năm qua nơi các bệnh viện ở Ý cũng như ở ngoại quốc. Vậy mà, vào lúc 2 giờ chiều hôm ấy, khi phụ nữ trẻ tuổi này bước chân vào văn phòng, tôi cảm thấy lòng tràn ngập nỗi lo sợ. Một nỗi lo sợ bao la phủ kín người. Đây là lần đầu tiên tôi sống một kinh nghiệm dị kỳ như thế này... Tôi xin giải thích. Khi đối diện với một bệnh nhân tâm thần, vị bác sĩ chữa trị thần kinh luôn luôn tìm cách làm chủ tình thế. Ví dụ, khi thấy bệnh nhân lên cơn, la hét hay dãy dụa, thì vị bác sĩ tìm cách nghiên cứu và theo dõi - một cách khoa học - từng phản ứng và cử chỉ của người bệnh. Đồng thời vị bác sĩ cũng tỏ lộ một khuôn mặt nhân bản bác ái bao la đối với bệnh nhân ..

Thế nhưng, buổi chiều hôm ấy, khi đối diện với cô thân chủ này, tôi cảm thấy một nỗi lo sợ kinh hoàng. Chính cô ta làm chủ tình thế. Tôi như bị "thôi-miên", bị đinh đóng chặt trên ghế ngồi, không làm được bất cứ động tác nào. Tôi ngạc nhiên tự hỏi:
- Sao lại có chuyện lạ kỳ như thế này? Ai thông truyền cho mình nỗi lo sợ này?

Sau giây phút kinh hoàng, tôi bắt đầu lấy lại bình tĩnh và có thể suy xét vấn đề. Vào lúc ấy, Đức Tin Công Giáo dạy tôi hiểu rằng:
- Chính Satan đang có mặt làm cho tôi sợ hãi!

Tôi tìm cách đọc thầm trong đầu Kinh LẠY CHA. Nhưng tuyệt nhiên không tài nào đọc được... Xin nói thêm: cho đến lúc ấy, tôi vẫn hàng ngày lần hạt Mân Côi. Vậy mà, tôi không đọc được một câu nào của Kinh LẠY CHA cả! Thật là khủng khiếp! Sau một lúc, tôi nhớ lại lời nguyện tắt và tôi bắt đầu khẩn cầu liên tục danh thánh:
- Lạy Đức Chúa GIÊSU! GIÊSU! GIÊSU! ...

Thế là tình thế chuyển hướng. Miệng lưỡi tôi được tháo cởi và tôi có thể cử động bình thường. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, tôi kết thúc buổi gặp gỡ với câu khẳng định duy nhất và rõ ràng:
- Vị thầy thuốc duy nhất có thể chữa trị cho cô là LINH MỤC!

Đối với tôi, phụ nữ này bị quỷ ám thật.

Kể từ sau biến cố hy hữu ấy, mỗi lần xét thấy một bệnh nhân có dấu hiệu bị quỷ ám, tôi thường khuyên gia đình đưa bệnh nhân đến gặp vị Linh Mục trừ quỷ.

Có một bệnh nhân tâm thần được tôi chữa trị đến 20 lần nhưng vẫn không hiệu quả. Cho đến một ngày, chính tôi cảm nhận có một sự hiện diện vô hình nào đó. Tôi liền nhã nhặn đề nghị với thân chủ:

- Cô có bằng lòng chúng ta cùng cầu nguyện không?

Cô đổi giọng sừng sộ trả lời ngay:

- Không! Không! Không!

Lạ lùng chưa! Cô thân chủ đang nói chuyện trao đổi thật bình thường với tôi, vậy mà vừa khi nghe tôi đề nghị cầu nguyện bỗng tức khắc tỏ lộ một nhân cách khác, hiện lên rõ ràng. Tôi ôn tồn nói:

- Được rồi! Không sao hết! Chúng ta vẫn có thể cầu nguyện chung. Nếu cô không cầu nguyện thì chính tôi cầu nguyện cho cô. Cô đọc theo tôi bằng tâm trí nhé!

Lần khác, một nữ sinh viên thuộc đại học Torino (Bắc Ý) đến phòng mạch của tôi. Vừa lúc tôi bắt đầu cầu nguyện, cô liền múa máy lung tung, vật vã người dưới đất hoặc bước đi ngoằn ngoèo uốn éo như một con rắn. Bước đi mà đôi chân không chạm đất! Cô đập phá lung tung, làm lật đổ tan tành các dụng cụ trong phòng mạch. Khi ấy cũng có sự diện diện của một nữ bác sĩ và các trợ tá của tôi nữa. Chúng tôi tất cả 6 người. Nhưng chúng tôi không tài nào giữ cô đứng yên. Tôi gọi thêm 3 đồng nghiệp đến tiếp cứu, vẫn không làm gì được. Thật là lạ lùng...

Lần khác nữa là trường hợp của một thanh niên. Tương tự như nữ thân chủ trên đây, khi tôi bắt đầu cầu nguyện, tức khắc anh ta tự đập đầu vào tường và la hét với một giọng thật kinh hoàng, không giống tiếng người thường. Thật là khủng khiếp. Anh tự đập đầu vào tường mạnh đến độ tôi thầm nghĩ: "Anh sẽ bị vỡ đầu chảy máu!”.  Sau một lúc bỗng nhiên anh dịu lại. Tôi xem xét thì thấy đầu anh không hề hấn gì cả. Lạ lùng chưa! Anh cũng trở lại trạng thái bình thường, nói chuyện rõ ràng, y như không hề có chuyện gì vừa xảy ra. Anh cũng không biết mình đã làm gì trước đó.

Với tư cách là tín hữu Công Giáo, tôi hoàn toàn tin tưởng nơi sự cầu nguyện. Chính sự cầu nguyện và việc đọc kinh giúp tôi thẩm định được phần nào tình trạng của các bệnh nhân hoặc bị tâm thầm hoặc bị ma quỷ ám hại.

Một dấu hiệu khác cũng khá rõ ràng. Chẳng hạn nếu bệnh nhân bị quỷ ám thì luôn luôn phản ứng mãnh liệt và thô bạo khi trông thấy các Ảnh Thánh và Thánh Giá có tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Nét mặt bệnh nhân hoàn toàn đổi khác, trở nên oán hận và thù ghét. Đặc biệt đôi mắt lóng lánh như hai tia laser. Tôi, một bác sĩ tâm thần với kinh nghiệm lâu năm, vậy mà vẫn không thể nào giải thích được một hiện tượng lạ lùng như thế về phương diện khoa học.

Vì thế, tôi xin đi đến kết luận rằng. Ma quỷ thường ám hại một người qua trung gian các bùa-ngãi của các phù-thủy... Nếu nạn nhân là người yếu Đức Tin hay không có Đức Tin, không sống đạo và không bao giờ cầu nguyện, thì sẽ dễ dàng bị ma quỷ ám hại. Bởi vì, mộc-khiên thuẫn-đỡ duy nhất chống lại việc bị ma quỷ ám hại chính là Đức Tin: Tin vững vàng nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ, nơi Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA và nơi THIÊN CHÚA Ba Ngôi.

Khoa học không thể nào bảo vệ được con người. Do đó, các tín hữu Công Giáo phải cầu nguyện luôn luôn và cầu nguyện không ngừng. Hãy van xin sự trợ giúp của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và của Đức Mẹ MARIA.

Có một lời nguyện tắt làm ma quỷ khiếp sợ nhất. Đó là lời kinh:

- Lạy Đức Mẹ MARIA, Đấng làm ma quỷ khiếp kinh, xin cầu cho chúng con!

Thật vậy, khi bạn cầu nguyện như thế thì ma quỷ hoảng sợ tức khắc. Nó la lên qua miệng người bị nó ám hại rằng:

- Không! Không! Không được nói như thế!

Còn một lời kinh khác cũng đầy dũng lực đối với quỷ dữ:

- Lạy Đức Mẹ MARIA, Đức Nữ Trinh Rất Thánh uy quyền. Mẹ là ánh quang huy hoàng, là thành trì bảo vệ Giáo Hội. Mẹ là sự che chở tuyệt vời của con là tín hữu Công Giáo. Mẹ là nữ tướng oai hùng của đoàn binh xếp hàng vào trận chiến-đấu chống lại ma quỷ.

Thật đúng như thế! Tôi kinh nghiệm rõ ràng như vậy mỗi khi đối diện với một người bị quỷ ám. Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA là Nữ Tướng oai phong dẫn đầu đạo binh đánh phá tan tành sức tác hại của Satan cùng bè lũ và của âm phủ.
... THIÊN CHÚA phán với ông Mô-sê rằng: ”Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta là THIÊN CHÚA của các ngươi, Ta là Đấng Thánh .. Các ngươi không được trộm cắp, không được nói dối, không được lừa gạt đồng bào mình.. Các ngươi không được vu khống những người trong dòng họ.. không được để lòng thù ghét người anh em.. Các ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi.. Các ngươi không được ăn gì với máu. Các ngươi không được làm nghề tướng-số, chiêm-tinh.. Các ngươi không được đến với người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là THIÊN CHÚA của các ngươi” (Sách Lê-vi 19,1-31).


Theo VietVatican


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Liệu thế giới có còn không nếu Mẹ Maria không hiện ra?


Mẹ hiện ra tại Medjugorje đã qua 30 năm




Thánh tượng của Đức Mẹ Maria sáng rực trên đồi Hiện Ra, nơi mà thị nhân Ivan và nhóm cầu nguyện của anh cùng gia nhập với hàng ngàn khách hành hương trên đồi Hiện Ra.

Đêm 24/6/2011 là một đêm lạ thường vì Đức Mẹ Maria quyền uy hiện ra trên trái đất và có luồng sấm chớp được nhìn thấy từ đàng xa trên đồi Hiện Ra.



Đức Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình, Mẹ của Con Thiên Chúa. Chính Chúa đã gửi Mẹ đến với chúng ta trong thời gian này để Mẹ cứu thế giới. Mẹ đến với thế giới và  ban ơn lành cho nhân loại. Mẹ ban quyền năng mà loài người ngày nay không thể hiểu được.

Có lẽ chỉ những thế hệ tương lai mới có thể hiểu được tầm quan trọng của những ơn lành mà Mẹ đã và sẽ ban cho thế giới. Người ta nói rằng:

"Đối với những người có thiện chí thì ơn lành của Mẹ ban là sức mạnh và ân sủng, còn đối với những người không muốn thay đổi thì ơn lành của Mẹ là cách trừ quỷ cho họ. Thế giới ngày nay sẽ đi về đâu nếu không có các cuộc hiện ra của Đức Mẹ Maria tại Medjugorje trong suốt 30 năm qua? Liệu thế giới có còn không nếu Mẹ không hiện ra?".
Lạy Mẹ rất đáng mến yêu, con rất kính mến Mẹ, cậy nhờ Mẹ và hợp cùng Mẹ.

Theo MeMaria




Tình yêu khởi đầu bằng một ước mơ


“Người Nữ ấy, chính Chúa cũng ước mơ
Ngay từ khi thế giới còn hoang sơ” ( Fullton Sheen)




Ai cũng ấp ủ trong lòng mình hình ảnh của người mình yêu. Từ đó họ phác thảo nên khung tình yêu lý tưởng để ước mơ khao khát yêu thương. Cuộc sống sẽ đẹp khi ước mơ thành hiện thực. Tuy nhiên, tình yêu lý tưởng đó có thật hiện hữu không? Tình yêu đó là thực là ai? Mọi khởi đầu của tình yêu con người đều hướng tới tình yêu vĩnh cửu, vì trong tim mỗi người có tình yêu lý tưởng là Thiên Chúa.



Thiên Chúa cũng có trong Tâm Trí Ngài hình ảnh mọi sự trong vũ trụ. Mọi sự vật đều tương xứng với khuôn mẫu có sẵn nơi Thiên Chúa. Từng bông hoa ngọn cỏ, từng tia nắng hạt mưa, từng trái núi ngọn đời, từng sông sâu biển rộng… tất cả đều hiện hữu như nó là nơi Thiên Chúa. Riêng con người thì khác. Khi tạo dựng, Thiên Chúa có hai hình ảnh về con người: hình ảnh con người là và hình ảnh con người phải là. Nơi mỗi người chúng ta giữa cái ta là và cái ta phải là không là một, vì ta có sự bất toàn của tạo vật, bởi thế nên ta phải luôn nỗ lực để hoàn thành ơn gọi của mình khi được tạo thành. Tuy nhiên, nơi Mẹ Maria có sự hoàn hảo và phù hợp giữa điều là và điều phải là. Con người lý tưởng mà Thiên Chúa có nơi Mẹ thì được Mẹ thể hiện nơi chính con người mình. Nơi Mẹ cả bản mẫu và bản sao đều hoàn hảo. Mẹ bao hàm điều được tiên báo, dự phóng và ươc mơ. Nơi Mẹ giai điệu cuộc đời được tấu lên đúng như được viết ra. Mẹ tương xứng giữa lý tưởng và lịch sử; giữa tư duy và thực tại; giữa ước mơ và thể hiện. Bởi vì Mẹ biểu hiện điều Chúa muốn chúng ta trở thành, người duy nhất được Chúa thương mến trước khi Mẹ được dựng nên. “Trong Đức Ki-tô, Người đ chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người”(Ep 1, 4) Mẹ đã được họa để cùng hiện hữu với Thiên Chúa không phải trong lúc sáng tạo mà trước cả khi sáng tạo (x. Cn 8,22 - 35).

Khi Con Thiên Chúa muốn làm người thì Người phải chọn thời gian, quê hương, dòng giống, ngôn ngữ, thể chế chính trị, môi trường văn hóa… Tuy nhiên, tất cả yếu tố đó phụ thuộc vào nhân tố duy nhất là Người Nữ sẽ làm Mẹ Ngài. Mẹ của Ngài thì khác với mẹ chúng ta, tất cả chúng ta đều được sinh ra mà không có quyền chọn mẹ, phải có mẹ rồi mới có ta được, còn Ngài thì lại chọn Mẹ trước khi được sinh ra. Như con chim non làm tổ cho chim mẹ ấp trứng của mình, Thiên Chúa làm người cũng làm tổ để Mẹ sinh ra mình. Như vậy người Con thì muốn có Mẹ và người mẹ thì cũng muốn có Con.

Ta đừng ngạc nhiên vì Mẹ là ước mơ của Chúa trước cả khi thế giới được tạo thành. Ông họa sỹ khi vẽ chân dung cho mẹ mình, hẳn ông phải có sẵn hình ảnh của mẹ mình trong tâm trí. Nếu bạn được quyền tạo ra mẹ mình, bạn sẽ tạo ra bà ấy như thế nào? bà ấy hẳn là phải tuyệt đẹp, khiến mọi người mẹ khác phải ngưỡng mộ. Vậy sao bạn lại nghĩ Thiên Chúa có thể làm khác thế được. Hẳn Ngài cũng phải tạo ra Mẹ Ngài tuyệt hảo hết khả năng của Ngài chứ, mà khả năng của Thiên Chúa thì bạn biết rồi.

Thiên Chúa không bao giờ làm gì mà không chuẩn bị trước. Hai kiệt tác của Thiên Chúa là công trình Sáng Tạo và Tái tại đều hoàn hảo. Khi sáng tạo con người Thiên Chúa đã làm nên Mảnh Vườn Hoan Lạc mà chỉ mình Ngài biết nó đẹp như thế nào. Trong Mảnh Vườn Hoan Lạc đó hôn lễ đầu tiên giữa con người với con người được cử hành. Thế mà con người lại không muốn mãi sống trong Mảnh Vườn Hoan Lạc đó, vì không thấy được vẻ đẹp của mình, nên đã từ bỏ.

Để Tái Tạo con người Thiên Chúa đã làm nên một Thửa Vườn Tinh Sạch khác, không có một chút dấu hiệu nào của nhơ bẩn, đến độ Thiên Chúa cũng không thẹn khi đặt Con Một Ngài trong Thửa Vườn Tinh Sạch  đó. Trong Thửa Vườn Tinh Sạch đó hôn lễ đầu tiên giữa Thiên Chúa và con người được cử hành. Nếu Evà cũ được tạo ra từ Ađam trong lúc ngất ngây hoan lạc, thì Ađam Mới được sinh ra từ Thửa Vườn Tinh Sạch trong lúc ngất ngây của cầu nguyện. Người ta càng đến gần lửa thì càng nóng, càng đến gần Chúa thì ta càng trở nên tinh sạch, thế mà đã có ai gần Chúa cho bằng Mẹ. Bởi thế, không ai trong trắng cho bằng Mẹ. Giáo hội gọi đó là ơn VÔ NHIỄM TRINH THAI. Mẹ được ơn đó không phải do Mẹ mà do ơn cứu độ của Chúa Giêsu con Mẹ. Nhờ Chúa Giêsu là con Mẹ nên Mẹ được hưởng ơn cứu độ của Chúa trước, khi cả xác hồn được đầu thai.

Phải có một thụ tạo tầm cỡ như thế mới xứng hợp để cho Con Chúa một nguồn gốc nhân linh. Một người muốn cải tạo xã hội thì trước hết ông ta phải tìm những người cộng tác trung thành. Thiên Chúa muốn thực hiện cuộc Sáng Tạo Mới, cũng phải tìm ra người thánh thiện trước khi có tội lỗi. Vì Thiên Chúa đã chuẩn bị trước nên ngay khi Ađam Evà phạm tội Ngài phán: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, còn mi nhằm cắn gót nó” (St 3,15). Bởi vậy, nếu Mẹ Maria không tuyệt hảo thì Chúa Giêsu làm người cũng không hoàn hảo. Nếu Chúa Giêsu mà bất toàn thì làm sao Ngài có thể cứu độ ta được. Cho nên Thiên Chúa đã tạo ra một người Mẹ và làm cho Bà khỏi vướng mọi vết nhơ, hoàn toàn tinh sạch để cho Con Ngài bản chất người. Người Nữ đó chẳng phải là điều Thiên Chúa ước mơ sao?

Chúa Kitô mới là khuôn mẫu của chúng ta, nhưng ở trong nhân loại Chúa Kitô cần một Ai đó để cho ta hy vọng ước mơ. Người đó là Mẹ Ngài. Đó là người Mẹ mà Thiên Chúa ước mơ.

Mỗi người đều mang sẵn trong mình mối tình lý tưởng. Tuy nhiên, mối tình dù tuyệt hảo nhất ở trần gian, dù hiến tặng cho ai đi nữa thì rồi cũng kết thúc. Bởi thế, người ta mới chúc cô dâu chú rể trong đám cưới: trăm năm hạnh phúc. Nếu hạnh phúc con người mà chỉ có trăm năm thôi, thì sánh sao với tồn tại của vũ trụ. Khi chàng trai yêu cô gái và cô gái yêu chàng trai, thì họ ước muốn ràng buộc và tìm kiếm tình yêu. Tình yêu đó không còn là tình yêu của chàng, hay tình yêu của nàng, mà là tình yêu của chúng ta. Đó là tình yêu lý tưởng. Ai cũng say mê tình yêu lý tưởng, tình yêu vượt xa phái tính, đến nỗi quên mất phái tính. Ta yêu một tình yêu mà tình yêu đó lại vượt xa tình yêu của mình. Tình yêu lý tưởng vượt xa tình yêu thụ tạo, là tình yêu tự nhiên mà ta hướng tới khi tình yêu thụ tạo không còn. Đó là tình yêu mà Thiên Chúa vẫn có nơi trái tim Ngài từ thủa đời đời. Tình yêu lý tưởng đó chính là Người Nữ mà Ngài gọi là Mẹ.

Vậy nên, Mẹ Maria là người nữ mà người nam nào cũng thương mến khi anh yêu phụ nữ. Vì Mẹ là tình yêu lý tưởng. Mẹ có cái gì đó mà phụ nữ nào cũng muốn có được khi nàng nhìn ngắm Mẹ; Mẹ là phụ nữ mà thanh niên nam nào cũng muốn kết hôn trong lý tưởng khi chàng cưới vợ. Vì thế, thánh Gioan Maria Vianey mới gọi “Mẹ Maria là mối tình đầu của tôi”. Mẹ là khát vọng tiềm ẩn của bất kỳ phụ nữ nào khi họ muốn được tôn trọng và che chở; Mẹ tỏ ra cái cung cách mà phụ nữ nào cũng muốn, khiến người ta phải tôn trọng và yêu mến vì vẻ duyên dáng toát ra từ đức hạnh của xác hồn Mẹ. Mẹ là mối tình mẫu mực mà Thiên Chúa thương mến trước khi thế giới được tạo thành. Mẹ là Người Nữ trong ước mơ hiện hữu trước bất kỳ phụ nữ nào, là phụ nữ mà mọi trái tim phải thốt lên trong cõi thẳm sâu: Bà là Người Nữ tôi thương mến.

(viết dựa theo tư tưởng của Đức TGM Fullton Sheen trong tác phẩm “Mối tình từ muôn thủa”)




 Pr.Mr. GtyltcM


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Mẹ ơi, xin dạy con biết Xin Vâng như Mẹ







 

Mỗi khi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta lặp lại lời sứ thần Gabriel chào Ðức Maria khi mở đầu cuộc truyền tin: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà. Mừng vui lên hỡi Ðấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà". Ðây chính là lời chúc phúc có ý nghĩa nhất và cũng là lời chúc phúc có giá trị nhất của con người.



Quả thế, không có mối phúc nào lớn hơn mối phúc của người được Thiên Chúa ở cùng, của người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Thiên Chúa. Theo sau lời chúc phúc cũng là lời loan báo cho Ðức Maria biết tình trạng ân sủng tuyệt vời của Mẹ. Sứ thần cho Mẹ biết là Mẹ sẽ thụ thai Con Thiên Chúa. Ðây quả là một tin hết sức trọng đại khiến Mẹ phải bối rối. Hơn nữa, Mẹ sẽ thụ thai thế nào đây khi mà Mẹ chưa hề chung chăn gối với ai. Thắc mắc của Ðức Maria được sứ thần giải đáp bằng một câu trả lời đầy thuyết phục một cách tuyệt đối nhân danh quyền năng của Ðấng Tối Cao, kèm theo là một chứng cớ cụ thể đang xảy ra cho người chị họ của Mẹ. Ðối chiếu với các câu Thiên Chúa trả lời cho tổ phụ Abraham, cho ông Môisen hay cho thánh Giuse, chúng ta thấy Thiên Chúa rất tế nhị khi giao tiếp với từng đối tượng để giải đáp thắc mắc của người thiếu nữ. Người đã chọn cách trả lời giản dị mà có hiệu quả nhất. Câu trả lời này mang lại cho Ðức Maria sự bình an sâu thẳm. Mẹ đã sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa trao phó cho Mẹ. Mẹ đã tiếp nhận được điều chính yếu trong sứ điệp Truyền Tin, Mẹ đã tin tưởng tuyệt đối vào sứ điệp đó và Mẹ sẽ cống hiến hết mình cho điều mình xác tín.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa gởi sứ điệp có liên quan đến công cuộc cứu độ của Người. Trong cái đại dương thông tin mênh mông đang ùa tới với chúng ta mỗi ngày, Thiên Chúa vẫn không ngừng nói với chúng ta bằng tiếng nói của con người hôm nay, cung cách giao tiếp của Thiên Chúa vẫn luôn tế nhị, thích ứng với từng đối tượng mà Người muốn ngỏ lời. Nếu chịu khó lắng nghe, chúng ta sẽ thấy sứ điệp mà Thiên Chúa gửi đến cho mình cũng có những nét tương tự như sứ điệp Truyền Tin cho Ðức Maria.

Thay cho lời chào của sứ thần, chúng ta có thể cảm thấy có một cái gì đó lay động Linh Hồn chúng ta và tạo cho chúng ta một cảm giác thiêng liêng huyền nhiệm. Trước cảm giác linh thiêng này, có thể chúng ta sẽ bối rối xao xuyến vì không biết chuyện gì đang xảy ra cho tâm hồn mình, chúng ta có thể lờ đi không lưu tâm đến nó nữa. Và trong trường hợp này, chúng ta sẽ không nhận được phần tiếp theo của sứ điệp. Nhưng nếu chúng ta để ý lắng nghe, chúng ta sẽ nhận được những sứ mạng mà Thiên Chúa muốn trao cho chúng ta. Ða số các sứ mạng này là những công việc bình lặng trong cuộc sống thường ngày với mục đích đem ơn cứu độ đến cho những người khác. Nhưng cũng có lúc đó là những công việc có tầm ảnh hưởng lớn hơn, khó thực hiện hơn và đôi khi vượt quá khả năng của chúng ta. Những lúc ấy, chúng ta sẽ cảm thấy e ngại vì không biết mình sẽ làm sao để thực hiện lời Thiên Chúa gợi ý. Nhưng nếu chúng ta tin tưởng và tiếp tục đối thoại với Thiên Chúa, thì Người sẽ đưa ra cho chúng ta lời giải đáp, và có thể Người sẽ đưa ra cho chúng ta một vài bằng chứng cụ thể để củng cố lòng tin của chúng ta. Ðến đây, Thiên Chúa chờ đợi lời thưa "Xin Vâng" của chúng ta như Người đã chờ đợi lời thưa "Xin Vâng" của Mẹ Maria ngày xưa.

Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria, có những lúc con đã nghe được tiếng Chúa gọi gợi ý cho biết những công việc phải làm, nhưng khi nhìn lại bản thân, con thấy mình chỉ là một con người bé nhỏ, bình thường như bao nhiêu người khác, vì thế, con ngần ngại không dám tiến thân. Hôm nay, khi suy niệm về biến cố Truyền Tin, con hiểu ra rằng đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được, cũng không có gì là bé nhỏ tầm thường vô giá trị. Xin Mẹ giúp con từ nay biết lắng nghe và thực hiện ý Chúa với tâm tình đơn sơ phó thác như Mẹ ngày xưa.

Lạy Ðức Mẹ Ma-ri-a, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa.

Xin Mẹ Maria giúp chúng con yêu mến con người và yêu mến cuộc đời.

- Noi gương "Xin vâng" của mẹ Maria.

- Siêng năng và sốt sắng đọc kinh Kính mừng, kinh Truyền tin. Và nhất là lẫn chuỗi Mân Côi.

(RVA)




Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Cầu nguyện được xem là bí quyết hạnh phúc của gia đình Kitô giáo


Cầu Nguyện -  được xem là bí quyết hạnh phúc gia đình Kitô giáo




Cầu xin sao cho đừng có gia đình nào được bắt đầu mà không có nền tảng nâng đỡ.
Cầu xin sao cho đừng có gia đình nào bị tan rã vì thiếu vắng tình thương.
Cầu xin cho đôi bạn biết phục vụ nhau trong thân xác cũng như trong tinh thần.
Ước mong sao cho đừng có gia đình nào phải sống dưới gầm cầu.
Ước mong sao cho đừng có người ngoài xen vào tổ ấm gia đình và cuộc sống của đôi bạn.
Xin đừng ai ép buộc họ sống không có viển tượng tương lai.
Xin cho đôi bạn có thể sống "hôm qua, hôm nay và mãi mãi tương lai" trong tình phục vụ nhau.



Ước chi gia đình bắt đầu và kết thúc một cách có ý thức về con đường sống dành riêng cho họ.
Xin cho người nam có được ân sủng làm người cha tốt,
Xin cho người nữ trở thành bầu trời đầy sự dịu hiền, sự tiếp đón và sức nồng ấm.
Xin cho những người con biết được sức mạnh phát sinh từ tình yêu thương.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho Gia đình. Amen.

Xin cho người vợ người chồng có đủ sức mạnh yêu thương không cùng.
Ước gì không ai bước lên giường ngủ mà không xin được tha thứ hay trao ban tha thứ.
Ước chi những trẻ nhỏ học biết ngay từ đầu đâu là ý nghĩa của đời sống.
Ước chi gia đình biết thực thi sự chia sẻ vòng tay yêu thương và cơm bánh.
Ước chi người vợ và người chồng không phản bội chính mình, và không phản bội con cái.
Ước chi sự ghen tương không làm chấm dứt niềm xác tín về tình yêu giữa hai người.
Ước chi trong bầu trời, ngôi sao sáng nhất là niềm hy vọng luôn hướng về trời trong hiện tại và mai sau.
Nguyện Xin Chúa chúc lành cho gia đình. Amen

(Lm. Zezinho)


Các Linh Hồn mồ côi đang tha thiết kêu van chúng ta: xin cứu chúng tôi!


[audio=http://dl.dropbox.com/u/25665795/Linh_Hon_mo_coi_keu_cuu.mp3]

Tải file âm thanh

Xin lắng nghe các câu chuyện có thật về các Linh Hồn mồ côi, và xin mọi người gia tăng lời cầu nguyện cũng như các việc lành đạo đức, ăn chay hãm mình, đặc biệt là năng xin Lễ, dự Lễ và rước Lễ để cầu cho các Linh Hồn mồ côi.

Nếu có thể được, xin hãy tặng cho các Linh Hồn mồ côi một chuỗi Mân Côi. Xin cám ơn.

Xin Chúa & Mẹ Maria trả công bội hậu cho mọi người!

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Thiên Chúa yêu thương con người vượt trên tất cả

Với tựa đề: "Nơi Chúa, họ tin tưởng", tuần báo Kinh Tế Viễn Ðông số tháng 6/1996 dành hai trang để nói về sự hồi sinh tôn giáo tại Việt Nam. Tựa đề của bài báo lấy lại dòng chữ mà người Mỹ vốn cho in trên đồng tiền của họ: "Nơi Chúa, chúng tôi đặt tin tưởng". Nếu với người Mỹ, Chúa là một ngôi vị cá biệt, thì Chúa theo tạp chí Kinh Tế Viễn Ðông lại là thể hiện của một nhu cầu tôn giáo cơ bản nhất của con người, không gì có thể dập tắt nổi.






Thiên Chúa là tình yêu và là tình yêu cho bạn




Con người khao khát Thiên Chúa, hay đúng hơn Thiên Chúa đã tạo dựng con người, với nỗi khao khát vô biên ấy. Con người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa, hay đúng hơn chính Thiên Chúa không ngừng lôi kéo con người đến với Ngài. Thiên Chúa yêu thương con người, tình yêu của Ngài vượt trên mọi thước đo, mọi dự đoán, mọi tưởng tượng của con người, đó là tất cả những gì Chúa Giêsu đã đến để mạc khải cho con người.



Tin Mừng trong thánh sử Mátthêu (Mt 9,18-26) ghi lại một vài cử chỉ của Chúa Giêsu đối với con người: một vị kỳ mục đến xin Ngài cứu đứa con vừa chết, người đàn bà mắc bệnh loạn huyết chi khấn thầm và sờ đến gấu áo của Ngài, cả hai đại diện của đủ mọi tầng lớp mà Chúa Giêsu gặp gỡ hàng ngày. Ngài không loại trừ bất cứ hạng người nào, bất cứ giai cấp nào trong xã hội, bởi vì tất cả đều là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa. Vị kỳ mục đã tìm đến với Chúa, người đàn bà đã len lỏi giữa đám đông để sờ vào Ngài, đó là hình ảnh của sự tìm kiếm mà con người không ngừng thực hiện để đến với Chúa. Nhưng thật ra, chính Thiên Chúa mới là Ðấng đi bước trước để đến với con người. Phép lạ đã diễn ra như một kết quả của lòng tin: "Ðức tin của con đã cứu chữa con", nhưng cũng chính niềm tin đã giúp con người khám phá ra phép lạ Thiên Chúa không ngừng thực hiện vì yêu thương con người.


Qua một cơn hải trình cam go, những người có niềm tin đã nhìn vào sự sống sót của mình như một phép lạ của tình thương. Những giờ phút hãi hùng trong cuộc sống, những thử thách phải trải qua, những đau khổ phải gánh chịu, đó là những phách mạnh trong bản trường ca về tình yêu Thiên Chúa. Có trải qua những giờ phút ấy, chúng ta mới nhận ra được cánh tay đỡ nâng của Chúa.


Xin Chúa cho chúng ta một đức tin sáng suốt để chúng ta không ngừng nhận ra tình yêu của Chúa và dâng lời cảm tạ Chúa.


(RVA)