Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Tôn kính các tổng thần Micae, Gabrie, Raphae


Thiên Chúa có nhiều cách tỏ ra Ngài thương yêu chúng ta, một trong những cách qua các thiên thần. Chúa sai các thiên thần đến giúp ta khi ta cần sự phù hộ. Micae, Gabrie, Raphae là ba sứ giả của Chúa.

   Tổng Thần Micae có nghĩa là "Ai bằng Thiên Chúa".  Ngài xua đuổi Tổng thần Luxiphe và bọn ngụy thần ra khỏi Thiên Đàng và giam cầm chúng trong hỏa ngục.

    Tổng Thần Gabrie có nghĩa là "Sức mạnh của Thiên Chúa".   Ngài giải nghĩa cho tiên tri Daniel thời kỳ xuất hiện của Đấng Cứu Thế.  Ngài đưa tin cho ông Giacaria về con trẻ Gioan tiền hô. Ngài loan tin Mẹ Maria về Ngôi Lời nhập thể.

  Tổng Thần Raphae nghĩa là "Thiên Chúa chữa lành". Ngài dẫn đường và bênh đỡ cho Tobia trong cuộc hành trình đòi nợ theo lệnh người cha mù lòa,  và giúp đỡ gia đình ông trong cơn hoạn nạn (Tobit 12,15).



Giáo dân cầu cùng tổng thần Micae để thắng cơn cám dỗ, cầu cùng tổng thần Raphae để được làm trọn ý Chúa, cầu cùng tổng thần Raphae để xin ơn lành bệnh.

Cám ơn Chúa đã thương yêu ta qua các tổng thần mà chúng ta tôn kính hôm nay (29/9).

 KINH TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE 


(Đức Thánh Cha Leo XIII)


Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Đấng bảo vệ chúng con trong cơn chiến đấu, xin phòng ngự chúng con khỏi gian tà và nanh vuốt của quỷ dữ. Chúng con khiêm cung nài xin Chúa đánh phạt nó; và kính xin Ngài, lạy Hoàng Thân của Triều Đình Thiên Quốc, nhờ vào quyền lực của Thiên Chúa, xin Ngài hãy xua đuổi Satan, và tất cả mọi thần dữ, những kẻ đang rình rập khắp thế gian để hủy hoại các Linh Hồn, mà ném chúng xuống hỏa ngục. Amen.

Nguồn: xuanha.net

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Điều kiện theo Chúa


Người môn đệ của Chúa phải có thái độ dứt khoát với mọi ràng buộc: với chính "cái tôi" và với tất cả.




Một linh sư Ấn đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông, có một người đàn ông nọ muốn xin làm đệ tử. Ông rón rén đến bên vị linh sư và đặt dưới chân vị tu hành hai viên ngọc quý nhất như của lễ ra mắt. Vị linh sư mở mắt ra, nhưng ông không để lộ một chút thích thú nào; không cần nhìn kỹ vào món quà quí giá ấy, vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống dòng sông.


Tiếc của, người đàn ông giầu có liền nhảy xuống sông để cố tìm lại viên ngọc, nhưng mất một ngày mà ông không tài nào tìm lại được. Chiều đến, mệt mỏi, chán nản, người đàn ông đến vị linh sư xin chỉ rõ nơi đã ném viên ngọc quí. Vị linh sư cầm viên ngọc còn lại ném xuống dòng sông và nói: "Ta đã ném vào chỗ đó, ngươi hãy lặn xuống mà tìm lại".



Chúa Giêsu cũng đòi hỏi môn đệ Ngài một thái độ từ bỏ và dứt khoát như thế. Thánh Luca trình bày cuộc đời Chúa Giêsu là một hành trình lên Giêrusalem mà đích điểm là cái chết trên Thập Giá. Trong hành trình ấy, Chúa Giêsu đã kêu gọi một số người theo Ngài. Ðiều kiện đầu tiên là phải biết kiên nhẫn như đã được đề cập đến trong bài Tin Mừng của thánh sử Luca (Lc 9,57-62).


Cũng trong bài Tin Mừng này, thánh Luca ghi tiếp những điều kiện Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các môn đệ. Một trong những điều kiện đó là chia sẻ cuộc sống nay đây mai đó với Ngài. Không nhà không cửa, sống nhờ vào sự bố thí của người khác, sống không có lấy một tiện nghi tối thiểu, Chúa Giêsu muốn những kẻ theo Ngài chuẩn bị đương đầu với số phận bi thảm mà Chính Ngài phải trải qua. Cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài trên Thập Giá là một sự lột bỏ trọn vẹn đối với tất cả mọi an toàn trong cuộc sống.


Một điều kiện nữa Chúa Giêsu đòi nơi những kẻ theo Ngài, đó là dấn thân rao giảng Tin Mừng Nước Chúa. Một cuộc sống từ bỏ sẽ không có giá trị, nếu đó không là dấu chỉ của một cuộc đầu tư trọn vẹn vì Nước Trời. Cuối cùng, Chúa Giêsu đòi hỏi môn đệ phải cắt đứt ngay cả những liên hệ ruột thịt họ hàng. Ngài là tất cả đối với người môn đệ đến độ họ phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì Ngài, Ngài phải được đặt vào trọng tâm cuộc sống của người môn đệ.


Môn đệ không phải là tước hiệu dành riêng cho một số người ưu tuyển. Mỗi Kitô hữu là một môn đệ của Chúa Kitô, và là môn đệ Chúa Kitô thiết yếu đi theo Ngài. Chúa Kitô cách đây 2000 năm cũng là Chúa Kitô ngày nay mà mỗi Kitô hữu đang đi theo. Ngài đồng hành với họ và cũng đòi hỏi những điều kiện mà Ngài đề ra cho các môn đệ tiên khởi của Ngài. Cuộc sống có cách biệt, hoàn cảnh có xoay chuyển, sinh hoạt có thay đổi, nhưng những điều kiện ấy không hề đổi thay. Tựu trung, người môn đệ ngày nay phải đồng hành với Chúa Kitô để tiếp tục là dấu chỉ, là tín hiệu của Nước Trời cho mọi người.




Lạy Chúa Giêsu, theo Chúa, làm môn đệ Chúa là chúng con tự gắn mình vào cuộc đời, vào sứ mệnh của Chúa. Cuộc đời chúng con sẽ phải dứt khoát với những đam mê phù hoa, những tương quan mật thiết, yêu thương nhất của chúng con.


Chúa ơi! Chúa cũng biết điều đó đối với chúng con là rất khó phải không? Xin cho chúng con biết nhận ra cùng đích của chúng con là chính Chúa. Ðể từng ngày, từng giờ chúng con biết loại bỏ những gì làm cản trở chúng con đến với Chúa. Amen.



(Đài Chân Lý Á Châu)




Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Hãy đứng vững



Cả ngàn năm lịch sử qua, nhân loại luôn sống trong tình trạng bất ổn : chiến tranh triền miên, đói kém, bão lụt, động đất, mất mùa, cả những cuộc bách hại việc rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới, các ngôn sứ giả v.v… đã và đang thường xuyên xảy ra, nhưng ngày “ấy” hãy còn xa mù mịt. Bởi vì như Chúa Giêsu đã chia sẻ :”ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời, hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.”(Mc 13, 32). Vậy mà không biết bao nhiêu các giáo phái đã tiên báo về ngày tận thế… ngày tháng họ tiên báo đã qua đi nhưng thế giới vẫn còn đó. Thế giới ở đây không phải là vũ trụ (đối tượng của khoa học), mà là thế giới loài người, đối tượng của chương trình cứu độ. Các trình thuật Thánh Kinh trong phụng vụ Chúa nhật XXXIII TN-C đều liên hệ đến viễn tượng về ngày cánh chung của con người và thế giới như vậy.



Chúng ta thường quan niệm tận thế là lúc tất cả thế giới và vũ trụ này đều biến đổi. Đó cũng là ngày Đức Giêsu trở lại để mở cuộc chung thẩm, chấm dứt cuộc sống trần gian và mở ra đời sống vĩnh cửu. Ngày ấy cũng thường được đồng hóa với ngày của Thiên Chúa mà các sách Cựu Ước nhất là các sách tiên tri thường nói đến. Khi nghe những sách này nói đến ngày của Thiên Chúa, chúng ta phải đặt mình vào trong tâm lý của người Do Thái để tìm hiểu.

Vào khoảng năm 450 trước Chúa Giêsu giáng sinh và là khoảng 40 năm sau khi con cái Israel lưu đày ở Babylon trở về. Những người này đang gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đền thờ thì đổ nát, đất đai thì bị dân ngoại lấn chiếm. Độc lập dân tộc đâu chưa thấy. Nay Ai Cập xâm chiếm, mai Hy Lạp đô hộ. Chẳng thấy thời đại Thiên Sai đâu cả. Có lẽ vì vậy mà ngay đến hàng tư tế cũng chán nản, không còn trung thành với sứ mạng phục vụ Lời Chúa và Bàn thờ nữa. Tín hữu thì thì lơ là việc kinh kệ và lễ lạc. Rồi đời sống xã hội cũng sa sút theo : gian thương bóc lột, phóng túng ngoại tình, chẳng còn đâu phân biệt được là dân của Chúa. Như vậy có phải Người đã không trung thành giữ lời đã hứa, để cho thế giới và xã hội này nằm trong tay sự dữ? Nhiều người, ngay cả những người đạo đức nhất, cũng đang gặp khủng hoảng về niềm tin. Chúa sẽ trả lời ra sao?

Người sai Malaki và các ngôn sứ đến. Họ nói Lời của Chúa. Và bài sách Malaki 3, 19-20a ghi lại những tư tưởng chính yếu nhất. Trước hết ngày của Thiên Chúa sẽ đến. Mọi sự không như thế này mãi. Thiên Chúa không bỏ dân Ngài. Sự dữ không thể thống trị lâu hơn. Rồi ngày ấy sẽ phừng phừng cháy như một hỏa lò, tiêu diệt kẻ dữ, “không còn chừa lại cho chúng một rễ hay cành nào”, và “mặt trời công chính sẽ mọc lên” soi chiếu dân Người. Như vậy, những lời sách Malaki không trực tiếp nói về ngày thế mạt, chung thẩm như chúng ta thường hiểu là ngày tận thế. Đó là lời tiên tri về ngày Thiên Chúa viếng thăm cứu chuộc dân Người sau thời gian dài thử thách nặng nề. Và ngày của Thiên Chúa , cuối cùng vẫn được hướng đến ngày Đức Giêsu Kitô trở lại phán xét kẻ lành người dữ, nhưng một cách gián tiếp và xa xôi. Chúng ta cùng nghe Đức Giêsu nói về thời thế mạt vào những ngày cuối đời sống trần gian của Ngài.

Nhân có mấy người nói về Đền thờ lộng lẫy nguy nga, với những phiến đá đẹp, Đức Giêsu đã nhìn xa hơn hiện tại, Người bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” Các môn đệ hỏi Chúa bao giờ điều ấy xảy ra? Người đựa vào câu hỏi này để nói đến biến cố vĩ đại hơn, mà việc Giêrusalem sụp đổ chỉ là hình bóng. Do đó, việc tiên báo về số phận đền thờ là lời mở đầu báo trước thời cánh chung, để thức tỉnh người ta sám hối.
Đức Giêsu nói các môn đệ đừng sợ vì những biến cố lịch sử hay thảm họa thiên nhiên. Chưa phải là ngày Chúa quang lâm, có điều chắc chắn là khi còn ở xa và rất xa ngày tận cùng, các môn đệ sẽ bị bách hại trước khi các biến động thiên nhiên xảy ra. Trước hết người Do Thái nói chung, và các nhà lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ nói riêng, không ưa gì Đức Giêsu vì Người đã phá vỡ những thói đạo đức giả, thói giữ đạo hình thức, câu nệ lề luật, đụng chạm đến quyền lợi của họ. Họ tìm cách bắt Chúa nhiều lần nhưng không được, nên tiếp tục gài bẫy Người vào dịp Lễ Vượt Qua sắp tới. Lý do thứ hai của cuộc bắt bớ, ngược đãi là vì người nhà trở nên thù nghịch với các môn đệ. Kẻ bách hại không còn phải là người ngoài, mà là những người trong nhà. Đức Giêsu bị chính môn đệ thân tín bán nộp cho Thượng Hội đồng. Người khuyến cáo các môn đệ cũng đừng lo nghĩ phải trả lời trước tòa, vì chính Chúa sẽ giúp họ. Cứ tin tưởng kiên trì sẽ chiếm được sự sống đời đời. Ơn Chúa sẽ không thiếu cho những ai kiên trì và Người bảo đảm sự sống lại cho họ.

Những tín hữu ở Thessalonica tưởng rằng sắp đến ngày Đức Giêsu trở lại. Họ còn được nhiều kẻ tự xưng là tiên tri đến dẫn chứng thêm. Thế là nhiều người của giáo đoàn này bỏ mọi việc bổn phận thường ngày và nhất là việc làm ăn sinh sống để chỉ lo việc phần hồn và việc đạo. Hậu quả là xảy ra tình trạng bất ổn về tư tưởng đưa tới sự xáo trộn đời sống xã hội. Nhiều kẻ không lao động sản xuất nữa và sống bám vào người khác… nếu chưa phải là đã có những hành động bất chính. Thánh Phaolô khuyên bảo các tín hữu phải tránh những con người ấy và đừng sống như họ, nhưng hãy bắt chước ngài tiếp tục lao động để nuôi thân, đừng ăn bám người khác.

Những lời của Đức Giêsu trên đây nhắc cho chúng ta nhớ rằng, sự bắt bớ vẫn xảy ra và dưới nhiều hình thức. Ngày nay, tại nhiều nơi trên thế giới, có những Kitô hữu bị đuổi ra khỏi nhà, bị mất việc và đôi khi mất cả mạng sống. Người ta tìm cách loại bỏ Kitô giáo, vì Kitô giáo tôn trọng sự thật, bênh vực người nghèo và nhất là tin vào Thiên Chúa duy nhất quyền năng. Đời sống của Kitô hữu là bản cáo trạng cho xã hội đương thời. Hơn nữa, những cuộc bách hại cho thấy thường liên quan đến quyền lợi riêng tư ích kỷ của nhà cầm quyền hơn là vì lợi ích dân tộc. Nhưng các Kitô hữu luôn tin tưởng cậy trông nơi sức mạnh Thiên Chúa. Người sẽ nâng đỡ chúng ta vượt qua mọi trở ngại, giúp ta chịu đựng đau khổ trong cơn bách hại. Không có cuộc bách hại nào bất tận. Chỉ hạnh phúc Chúa dành cho những ai chiến thắng trong cơn bách hại thì muôn đời. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay vẫn là : hãy đứng vững, Thiên Chúa yêu thương và sẽ không bỏ rơi một ai đã tín thác nơi Ngài.

Phanxicô Xaviê

Bức tượng người mù

Cũng như tại bất cứ một trung tâm hành hương nào, tại Lộ Ðức, du khách và khách hành hương có thể đọc được không biết bao nhiêu lời cảm tạ dâng lên Ðức Mẹ cũng như không biết bao nhiêu kỷ vật khác mà những người thọ ơn muốn cho thiết lập để ghi nhớ ơn Mẹ...



Trong muôn nghìn kỷ vật tạ ơn ấy, người ta thấy có một bức tượng diễn tả một người mù vừa được chữa lành. Dĩ nhiên, được sáng mắt là một trong những phép lạ đầu tiên được ghi trong sách những phép lạ tại Lộ Ðức. Nhưng bức tượng người mù sáng mắt ở đây lại tượng trưng cho một biến cố khác, một phép lạ theo đúng nghĩa bởi vì đó là phép lạ của một người tìm lại được ánh sáng Ðức Tin.

Bức tượng này được một người đàn bà quý phái cho dựng lên để ghi nhớ ánh sáng Ðức Tin mà bà đã tìm lại được tại Lộ Ðức. Tuy là người Công Giáo, nhưng kể từ khi chồng qua đời, người đàn bà không còn một chút tin tưởng gì nơi Chúa Mẹ nữa. Và dĩ nhiên, cũng giống như những người khô đạo khác, người đàn bà chỉ tìm kiếm có mỗi một điều: đó là thú vui trong cuộc sống.

Một mùa hè nọ, trên đường đi đến một trung tâm nghỉ mát nổi tiếng ở phía Nam nước Pháp, người đàn bà phải đi qua Lộ Ðức. Thấy đám đông tấp nập tại trung tâm Thánh Mẫu, bà ta tò mò dừng lại xem. Bà không ngờ rằng chính Chúa đang tìm kiếm và đeo đuổi bà. Từ thái độ bàng quang của một người hiếu kỳ, người đàn bà đã tìm lại ánh sáng Ðức Tin. Ðể tạ ơn Chúa và Ðức Mẹ, bà đã cho dựng lên bức tượng của người mù với hàng chữ như sau: "Tìm lại Ðức Tin là một phép lạ vĩ đại hơn là được sáng mắt".

Trên vạn nẻo đường của chúng ta, lúc nào Thiên Chúa cũng có mặt. Thật ra, không phải con người đi tìm kiếm Thiên Chúa cho bằng chính Thiên Chúa đeo đuổi kiếm tìm con người.

Trong mọi biến cố của cuộc sống, lúc nào Thiên Chúa cũng có mặt. Trong an vui hạnh phúc, hay trong thất bại khổ đau, Ngài luôn ở bên cạnh ta để mời gọi ta tin tưởng ở Tình Yêu của Ngài. Ngay cả khi con người muốn khước từ và gạt bỏ Ngài ra khỏi cuộc sống, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đeo đuổi con người.

Thánh Kinh đã ví Thiên Chúa như một người tình chung thủy, lúc nào cũng chờ đợi, lúc nào cũng nài nỉ, lúc nào cũg vỗ về, lúc nào cũng tha thứ.

Tin ở một sự hiện diện trung thành như thế của Thiên Chúa, thái độ của chúng ta phải là thức tỉnh, chờ đợi và tin tưởng không ngừng. Trong an vui thịnh đạt, chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa. Trong thất bại khổ đau, chúng ta cũng hãy tin tưởng phó thác. Và ngay cả những lúc vấp ngã vì yếu đuối, chúng ta cũng hãy tin tưởng ở lòng tha thứ vô bờ của Ngài. Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ mặc con người.

Tác giả Veritas

Thông điệp Đức Mẹ ngày 25/9/2011







Thông điệp Mẹ Mễ Du ngày 25/9/2011 qua thị nhân Marija


"Các con yêu dấu,

Mẹ kêu gọi các con, vì thời gian này là cho tất cả các con,  một thời điểm của chứng nhân. Các con , là những người đang sống trong tình yêu Thiên Chúa và đang trải nghiệm ân sủng của Ngài, làm chứng nhân những điều này bằng lời nói và đời sống của mình để chúng có thể nên nguồn vui và khích lệ cho người khác trong đức tin. Mẹ ở với các con và liên tục cầu bầu trước Thiên Chúa cho tất cả các con để niềm tin của các con có thể luôn luôn sống động, tràn niềm vui, và trong tình yêu thương của Chúa. Cám ơn các con đã đáp lại lời mời gọi của Mẹ".

Our Lady’s apparitions to Marija

“Dear Children!

  I call you, for this time to be for all of you, a time of witnessing. You, who live in the love of God and have experienced His gifts, witness them with your words and life that they may be for the joy and encouragement to others in faith. I am with you and incessantly intercede before God for all of you that your faith may always be alive and joyful, and in the love of God. Thank you for having responded to my call”.

Kính Mừng MARIA


Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Để tăng thêm niềm tin



Thời buổi càng văn minh càng hiện đại của ngày nay, càng đem nhân loại dần càng xa Chúa hơn. Đồng ý rằng thời buổi càng văn minh bao nhiêu càng làm cho chúng ta trở thành những con người của một thế giới và thời đại mới. Như những ai có tiền sắp sửa được thử bay lên không trung bằng những chiếc xe hơi hiện đại của thế kỷ. Một thế kỷ (era) có sự thay đổi không ngừng nghỉ. Con người ta càng ngày càng bận rộn đi tìm kiếm những gì mới lạ, để hưởng thụ và để có được.



Thôi thì muốn cái gì thì trước tiên chúng ta phải có tiền cái đã. Hễ làm biếng và muốn có tiền nhanh chóng, thì chúng ta đi mua vé số, vì cách này là dễ dàng nhất thưa anh chị em. Hễ trúng một cái thì được nghỉ ngơi cả đời luôn, để mà hưởng thụ với số tiền mình được trúng. Cái tốt thì tôi chưa được thấy, nhưng cái hại trước mắt thì ai cũng thấy. Nhưng trường đời thì ai cũng thấy cái bẫy sập chứa vàng trong ấy, cơ hội để vào cái bẫy chết ấy thì đòi hỏi hàng ngàn cơ hội mới có được, và mua vé số có phải là hình thức bài bạc hay không?. Mà hình thức của bài bạc, vé số, chơi đề là hình thức dụ dỗ của ma quỷ; chúng ta hết thảy nên xa tránh để đừng mang cái bệnh ghiền mà khổ cho chính mình cùng gia đình.

Cần được Đức Tin tăng trưởng, thoạt nghe thì rất khó, nhưng nếu chúng ta cố gắng và có ý chí để được Nước Trời, thì ai cũng có thể được Chúa giúp cho để tăng cho chúng ta Niềm Tin. Từ hời hợt, cho đến mãnh liệt, và cực độ. Muốn được tăng Đức Tin, trước tiên chúng ta phải từ bỏ bớt những gì thuộc về thế gian cái đã. Những sự thế gian đã càng ngày càng kéo chúng ta xa dần Thiên Chúa. Thế gian cũng giống như những Casino (Sòng Bài) tráng lệ. Chúng làm cho chúng ta cảm thấy rất thèm thuồng để mà được đến và sống trong đó một thời gian, mà nếu tiền có thể cung ứng. Càng có tiền nhiều thì chúng ta được dụ ở lâu hơn, chơi bài nhiều hơn, không thiếu những trò chơi chỉ đòi hỏi có tiền và tiền.

Trên đời thì dầy dẫy những đam mê những say đắm mà con người rất khao khát để có tiền dành dụm, mà đi đây đi kia; để khoe rầm với thiên hạ bằng những tấm hình chụp, chứng minh là mình có đi đây đi kia. Chứng minh với thiên hạ rằng mình có tiền để đi được khắp mọi nơi; biết tận hưởng, biết hưởng thụ, và biết thỏa mãn. Sống rất mode chứ không phải giả hiệu. Để làm gì thưa anh chị em?. Tôi hỏi đây thật là lầm lớn cho những ai chống đối vì họ thật có tiền, vì có phải chính tôi mới thật là đạo đức giả?. Không có mà đòi ao ước, rồi chính mình phải biện minh cho những gì mình không có, và không thực hiện được. Thành phần nghèo thật như tôi quả là ở khắp cùng thế giới. Nghèo tới độ ăn củ khoai mà tưởng tượng ra miếng thịt gà??. Đây là những tiêu biểu của những con người giầu và nghèo của thời buổi hôm nay. Giầu thì họ hưởng được tất cả, nhưng nghèo thì khác xa lắm lắm!. Cuộc sống nghèo khổ thì dù ở thời buổi nào đi chăng nữa cũng vẫn dầm mưa dãi nắng, mà cuốc mà cầy, mới có được củ sắn củ khoai để sống cho qua ngày. Nhưng có phải tình nghèo mà vui, hay đó chỉ là những câu nói nghe như tủi hờn, và cay cay trong khóe mắt?.

Nhưng tôi muốn anh chị em xác tín một điều là Thiên Chúa, Người rất yêu kẻ nghèo, vì Nước Trời là của họ. Chứ tôi chưa từng thấy đoạn nào trong Phúc Âm nói rằng Chúa yêu kẻ giầu có và khinh rẻ người nghèo bao giờ. Vì chính Chúa Giêsu Ngài là Con Trời, mà bỏ tất cả ngai vàng để xuống trần gian; sinh ra đời không một tấm áo, không nôi, và không gì để sưởi ấm. Ngược lại Ngài muốn thế giới nhìn thấy Ngài là con trẻ nghèo khổ còn hơn cả cái nghèo khổ của con người trần gian. Ngài sống cả một cuộc đời bằng nghề thợ mộc, bắt chước dưỡng phụ Giuse. Mái hạnh phúc của gia đình chỉ vỏn vẹn trong một mái tranh vách đất; thật nghèo khổ nhưng đượm thắm tràn đầy hạnh phúc và tràn đầy tình thương. Vì gia đình Thánh Gia luôn sống một đời đạo hạnh và tốt lành. Dậy Con Trẻ sống trong lễ nghi, trong đạo luật, và trong yêu thương. Mà nguồn tình yêu chính là hiến dâng lên cho Thiên Chúa Cha. Vì có phải những gì xẩy ra cho chính Chúa Giêsu là Chương Trình Cứu Độ con người, mà Thiên Chúa Cha đã sắp xếp cho Con Người phải gánh chịu?.

Đức Tin được mạnh mẽ bắt nguồn từ lòng tin vào Thiên Chúa. Sự nghèo khổ thường dậy con người ta phải biết hướng lên với Thiên Chúa. Vì từ thời Môisen trong suốt bao nhiêu năm trời con người làm nô lệ đã than khóc với Thiên Chúa, và Người đã nghe những lời than khóc đó!. Một lịch sử hào hùng và những cuốn phim cho chúng ta coi mãi mà không biết chán, là Môisen dẫn dắt dân của Người đi qua biển đỏ, và liền khi sau được đến miền đất hứa là thửa đất của mầu mỡ và mật ong, con người đã trở mặt với Thiên Chúa. Họ đã trở mặt, vô tình, bội bạc, và vong ơn; bằng cách cho đúc những ảnh tượng vớ vẩn mà cúi lậy thờ những tượng ảnh vô hồn đó!. Sự trở mặt đó đã làm Thiên Chúa phẫn nộ và họ đã bị sửa phạt, và Người đã cho ra 10 Điều Răn, để dậy con cái của Người.

Thật không có cái dại nào cho bằng cái dại mà không biết Thờ Phượng Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất của vũ trụ, muôn loài, và muôn tạo vật. Chỉ có những gì của trần gian mà chúng ta hằng đeo đuổi đã làm mờ mắt của chúng ta mà thôi!. Chúng ta sa ngã đến độ chính chúng ta đã từ chối Thiên Chúa nhân lành của chúng ta mà đi theo đường hướng của ma quỷ chúng chỉ dẫn. Thật con người trần gian của chúng ta hết thảy chỉ đáng Chúa quẳng hết xuống hỏa ngục. Vì cái tham, sân, si của trần gian mà không một ai muốn bỏ. Không hiểu sao cái Tôi của chúng ta nó lại to lớn, mà càng to lớn chừng nào thì chúng ta càng xa lánh Thiên Chúa của chúng ta bấy nhiêu. Chúng ta mang danh là Kitô hữu, nhưng luôn đi hai hàng. Chúng ta mua vé số và cầu xin Thiên Chúa cho được trúng. Thưa Chúa nào mà giúp chúng ta được trúng số? Bởi vì Thiên Chúa của chúng ta luôn dậy chúng ta phải chuyên cần làm việc để đổi miếng ăn. Như các nhà dòng cũng đã sống nghèo nhưng không chỉ đi cầu thực mà không đổi bằng sức lao động của chính mình.

Vâng, Đức Tin thường chỉ tìm thấy ở những con người nghèo, khiêm nhường, và có lòng bác ái. Trong sự sống nghèo mà chính trực thì luôn có Thiên Chúa hiện diện. Vì có Phải Người là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống và Người là Đấng muôn đời quyền năng. Chỉ có Người mới có thể cho chúng ta tất cả, nhất là sự sống muôn đời trên Quê Trời. Amen.

Tuyết Mai

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Xin cầu nguyện cho đất nước Việt Nam qua tràng chuỗi Mân Côi


Xin mọi người dâng lời cầu nguyện với Chúa qua lời cầu bầu vạn năng của Mẹ Maria ban cho nước Việt Nam:


- Được bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải.




- Dân Việt Nam được sống trong tự do, hạnh phúc, ấm no, và dân chủ.




- Mọi người hết lòng tôn kính Chúa và yêu mến Mẹ Maria.

Xin cám ơn mọi người.

Xin Chúa và Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho chúng con.
 


Chuỗi Mân Côi cho Việt Nam





 

Vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại sự dữ là cầu nguyện với Thiên Chúa. Với khả năng hạn hẹp, con người nhỏ bé của chúng ta làm được gì, nếu không trông cậy vào quyền năng của Đấng Tối Cao? Một trong những cách cầu nguyện đặc thù hữu hiệu nhất của người Công Giáo là “lần hạt Mân Côi”.





Ngày 13 tháng 10 năm 1917, khi hiện ra với 3 trẻ tại Fatima, Đức Mẹ đã dạy chúng ta: “Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi”. Tại sao Mẹ Maria kêu gọi chúng ta cầu nguyện qua việc lần hạt chuổi Mân Côi? Chúng tôi nghĩ rẵng qua các mầu nhiệm của chuổi Mân Côi, chúng ta suy niệm cuộc đời của Chúa Giêsu. Càng sống các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô, chúng ta sẽ gần Ngài hơn. Càng gần Đức Kitô, chúng ta càng nghe và sống theo “Lời” Ngài dạy bảo hơn. Thật vậy, nếu chúng ta chịu khó lần hạt Mân Côi đều đặn và với tâm hồn thật lắng đọng, tư tưởng chúng ta sẽ dần dà thăng hoa để giúp chúng ta thoát khỏi những cám dỗ của lạc thú trần thế, nhờ đó sẽ có một suy nghĩ đúngđắn về ý nghĩa của cuộc sống. Tư tưởng hướng dẫn việc làm. Tư tưởng đúng sẽ đưa tới hành động tốt. Qua lần chuỗi Mân Côi, con người sẽ thay đổi lối suy tư để tìm thấy đâu là chân lý, và đâu là hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Thêm vào đó, mỗi lần chúng ta cầu nguyện qua chuỗi Mân Côi là mỗi lần Mẹ Maria cùng hiệp thông với chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin của chúng ta. Và Chúa chẳng bao giờ từ chối sự gì với Mẹ.




36 năm qua, toàn bộ đất nước Việt Nam dấu yêu rơi vào tay Cộng sản. Xã hội ngày càng băng hoại. Biết bao thanh thiếu nữ trong cảnh khốn cùng bị bán vào các động mãi dâm hay làm vợ bất đắc dĩ cho những người ngoại kiều bệnh hoạn. Trẻ em thất học, lang thang trên đường phố hay tìm đến những hầm rác kiếm thức ăn. Tệ hại hơn nữa, một số em mớí 9, 10 tuổi, chỉ vì nghèo đói, đã bị bán vào những động mãi dâm để phục vụ cho hạng người vô loại qua những hành động vô cùng đồi trụy. Trên lãnh vực quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải mà cha ông ta chúng ta đã bao đời đổ bao nhiêu xương máu để gầy dựng và bảo vệ, nay cũng bị nhà cầm quyền cộng sản đang tâm đem dâng hiến cho kẻ thù là Tàu Cộng. Không những thế, chúng còn làm ngơ trước cảnh ngư dân bị quân Tàu xua đuổi và hành hạ trong lúc hành nghề ngay trong vùng lãnh hải của nước nhà. Đứng trước tình trạng đau thương này, biết bao nhiêu người Việt yêu nước, quốc nội cũng như hải ngoại, đã và đang nỗ lực đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, tự do, dân chủ, và toàn vẹn lãnh thổ. 36 năm qua, chúng ta đã làm, làm rất nhiều với nhiều phương cách khác nhau, … nhưng ước vọng cho quê hương vẫn còn xa tầm tay với. Dù sao, khả năng của con người cũng chỉ có hạn. Vậy tại sao chúng ta không biết cậy vào quyền năng của Thiên Chúa để qua sự cầu bầu của Mẹ Maria, xin Ngài ban cho quê hương Việt Nam chúng ta được sớm thoát khỏi vòng khổ lụy? Một trong những phương cách cầu nguyện hữu hiệt nhất là “Lần Hạt Mân Côi”.



Dưới đây là một số hồng ân đã được Chúa ban qua việc lần hạt Mân Côi.




A.-Ảnh hưởng của Chuỗi Mân Côi trên các quốc gia:





1.- Chuỗi Mân côi và Hiroshima-Nhật Bản: Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử B-29 đã được bắn ra từ đảo Tinian vào Hiroshima. Hơn nửa triệu người bị chết. Máu đổ khắp nơi, lửa cháy lan tràn, tiếng kêu la than khóc vang trời… ..sự tàn phá khốc liệt bao trùm cả thành phố. Tuy nhiên nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời của các Cha Dòng Tên và 4 linh mục Dòng Tên là các Cha Hugo Lassalle, Cha Kleinsorge, Cha Cieslik, và Cha Schiffer vẫn bình an. Theo các nhà chuyên môn, “họ lẽ ra không thể sống sót được”, vì nhà thờ nằm trong vòng 1 dặm (1,7 km) bán kính tính từ tâm điểm của trái bom nổ. Rõ ràng đây là phép lạ mà Mẹ Maria đã ban cho các ngài, những người chuyên tâm cầu nguyện với Mẹ qua việc lần hạt chuỗi Mân Côi.




2.- Phép lạ Nga rút ra khỏi nước Áo: Vào cuối thế chiến thứ 2, Đồng minh đã trao nước Công Giáo Áo quốc vào tay Liên xô. Sau 3 năm dưới sự đô hộ của Nga, dân Áo cảm thấy quá chán chường, và muốn Nga rút ra khỏi quốc gia của họ. Nhưng làm sao đây? 7 triệu dân Áo làm sao chống lại 220 triệu dân Nga? Linh mục Pater Petrus kêu gọi dân Áo cầu nguyện với Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria bằng việc lần hạt chuỗi Mân Côi. 10% dân Áo (700 ngàn người) đã ghi tên vào danh sách cầu nguyện. 7 năm sau, ngày 13 tháng 5 năm 1955, Nga đã rời nước Áo. Cho tới ngày nay, các chuyên gia về quân sự và các nhà sử học vẫn không hiểu tại sao Cộng sản Nga lại rút ra khỏi nước Áo. Áo là một quốc gia nằm trong vùng chiến lược quan trọng, là cửa khẩu của Miền Tây, giàu quặng mỏ và dầu thô. Cho nên sự rút quân của Nga là một điều khó hiểu. Theresa Neumann ( 1898 –1926): là người Công Giáo Đức, được nhận lãnh 9 dấu vết thương của Chúa, và từ năm 1922 tới 1962, bà không ăn uống gì ngoại trừ Rước Mình Thánh Chúa. Trước khi bà qua đời đã nói: “ Verily, verily, it was the rosaries of the Austrian people.” Tạm dịch là : “Rất rõ ràng, đó là do những tràng chuỗi Mân Côi của dân Áo”.




3.- Mẹ Maria và nước Nga: Tháng 10 năm 1960, Thủ tướng Nga: ông Nikita Khrushchev viếng thăm Liên Hiệp Quốc khoe khoang rằng: họ sẽ tiêu diệt nước Mỹ và thế giới. Và để nhấn mạnh sự khoát lác này, ông đã cởi một chiếc giày và đập mạnh lên bàn trước sự kinh hoàng của hội nghị thế giới. Đây không phải là sự tuyên bố không căn cứ: Các nhà khoa học của Liên xô lúc bấy giờ đã thử nghiệm thành công loại tên lửa có gắn đầu đạn nguyên tử vớí sức tàn phá ghê gớm, và chương trình chế tạo sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 11 năm 1960.




Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã mở và đọc bí mật Fatima thứ ba mà Mẹ Maria đã mặc khải cho nữ tu Lucy. Ngài kêu gọi thế giới cầu nguyện qua việc lần chuỗi Mân Côi. Ngài cũng đã gởi thơ đến các Giám Mục mời gọi hành hương về Fatima vào đêm 12 rạng ngày 13 tháng 10, 1960 cầu nguyện cho nước Nga trở lại và hòa bình thế giới. Vào đêm 12 ấy, khoảng một triệu người hành hương đã cầu nguyện suốt đêm ngoài trời tại Cova da Iria – Fatima. Và cũng vào đêm đó, có ít nhất 300 giáo phận trên toàn thế giới cùng hiệp thông cầu nguyện.




Ngay đêm đó, Khrushchev bất thình lình thay đổi kế hoạch và vội vã bay về Moscou, hủy bỏ tất cả chương trình hội nghị sau đó. Tại sao? Chuyện gì đã xảy ra? Thì ra…… tên lửa mới phát minh của Liên Xô đã có vấn đề. Trong lúc thử nghiệm lần cuối cùng, tên lửa mới sáng chế trước sự hiện diện của Marshall Nedelin, một khối óc tuyệt đẳng của Liên Xô về khoa học nguyên tử và nhiều nhân viên chính phủ, khi đếm đến những số cuối cùng (…, 5, 4, 3, 2, 1), thì không biết vì lý do gì, tên lửa này đã không phóng ra được khỏi giàn phóng. Chờ khoảng 15 đến 20 phút, Nadelin và các nhân viên khác ra khỏi hầm an toàn. Và khi họ vừa ra khỏi thì tên lửa nổ tung giết chết hơn 300 người. Điều này làm cho chương trình nguyên tử của Nga phải đình trệ lại 20 năm, ngăn chặn sự đe dọa tiêu diệt Hoa-kỳ của Khrushchev. Việc này đã xảy ra ngay vào cái đêm mà người Công Giáo trên toàn thế giới quỳ trước Thánh Thể Chúa Giêsu, dưới chân Mẹ Maria Nữ Vương Mân Côi tại Fatima mà cầu nguyện.



B.-Con người và phép lạ của chuỗi Mân Côi:





Mẹ Maria đã và đang ban nhiều ơn phước không thể kể xiết cho từng cá nhân con người trên toàn thế giới, nhất là những người đã chạy đến kêu cầu với Mẹ qua việc lần hạt Mân Côi. Dưới đây xin đơn cử một vài trường hợp tiêu biểu:




1.- Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:




Ngày 13 tháng 5 năm 1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị một người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Ali Agca dùng súng máy tự động ám sát. Nhưng lạ thay, viên đạn xuyên qua bụng mà không tác hại đến bất kỳ một cơ quan quan trọng nào trong cơ thể Ngài, mà chỉ đi ngang qua một bên động mạch chủ ở bụng, và Ngài đã thoát chết. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tin tưởng mãnh liệt đó là phép lạ của Mẹ Maria ban cho Ngài, vì Ngài luôn luôn lần hạt Mân Côi. Ngài nói:  "Một người nổ súng, và một người khác dẫn đường đi của viên đạn”. Để tạ ơn Mẹ Maria, Ngài đã đem viên đạn gắn vào chiếc vương miện bằng vàng, và dâng lên trên đầu bức tượng Mẹ ở Fatima.




2 .- Cụ bà Nguyễn Thị Nhụy (Oregon)




Cụ Bà Nguyễn Thị Nhụy kể rằng: Đứa con trai út của bà đam mê cờ bạc, rượu chè say sưa liên miên. Bà rất buồn khổ vì con. Cậu về Việt Nam lấy vợ và hai vợ chồng có một cháu bé trai rất kháu khỉnh. Bà rất mừng và hy vọng cậu sẽ sống tốt hơn. Nhưng chứng nào tật nấy, mặc dù có vợ con, cậu vẫn say sưa, và phung phí tiền bạc vào những sòng bài. Hai vợ chồng cãi cọ nhau, rồi một ngày kia cậu bỏ nhà ra đi về ở với mẹ. Bà cụ thương con, nên vẫn cưu mang cậu. Ngoài việc khuyên răn cậu, cụ cầu nguyện với Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, xin MẹMaria cho cậu bỏ rượu và cờ bạc để chu toàn bổn phận với gia đình. Sau ba tháng, bỗng nhiên cậu thay đổi nếp sống và trở về với vợ và con (ở Texas). Hiện cậu thanh niên này đang có một cuộc sống tốt đẹp với gia đình.

"Cách cầu nguyện tốt nhất chính là đọc kinh Mân Côi". (Thánh Phanxicô de Sale)







Là những người có đức tin, chúng ta tin tưởng mãnh liệt rằng Chuỗi Mân Côi là vũ khí hữu hiệu để đem lại sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam cũng như tự do, no ấm và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.




Chúng tôi tha thiết kêu gọi tất cả những người Công Giáo trong nước và hải ngoại hãy chạy đến với Mẹ Maria qua tràng chuỗi Mân Côi. Nếu 10% người Việt Công Giáo tham gia chiến dịch cầu nguyện “Chuỗi Mân Côi cho Việt Nam” mỗi tuần ít nhất 20 mầu nhiệm: Vui, Sáng, Thương, và Mừng, chắc chắn Mẹ sẽ ban ơn cho dân tộc Việt Nam chúng ta đạt được ý nguyện.




Quý vị hy sinh tham gia chiến dịch này, quý vị có thể cầu nguyện trong âm thầm, hay nếu được, xin quý vị gởi cho chúng tôi biết tên và địa chỉ của quý vị (Thí dụ: Nguyễn văn A Portland, Oregon USA), cùng những ngày trong tuần mà quý vị chọn để lần hạt Mân Côi.




Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành và ban ơn phước cho quý vị .


Xin gởi về:




Email: chuoimancoichovn@yahoo.com




Bưu điện: Chuỗi Mân Côi cho Việt Nam




P.O. Box 20925




Portland, OR 97294.

Lm. Đoàn Quang, CMC
(xuanha.net)
 




Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Lậy Chúa, Xin Lấy Lòng Nhân Hậu Thương Xót Con



... Vào năm 1827 tại thủ đô Paris của nước Pháp có một thiếu nữ Công Giáo nghèo thật nghèo nhưng vô cùng quảng đại. Cô tên Têrêsa. Têrêsa có thói quen lành thánh: mỗi tháng xin một Thánh Lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục.

Nhưng rồi THIÊN CHÚA thử thách cô gái bằng một chứng bệnh hiểm nghèo khiến cô vô cùng đau đớn. Têrêsa bị mất việc làm và tiêu tán tiền của. Ngày cảm thấy kha khá, Têrêsa ra khỏi nhà với vỏn vẹn 20 xu trong túi.

Cô rảo qua các khu phố thủ đô Paria để tìm việc làm. Khi đi ngang nhà thờ Thánh Eustache, Têrêsa ghé vào cầu nguyện. Bỗng cô sực nhớ là tháng ấy cô chưa xin Thánh Lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Têrêsa thoáng chút do dự. Số tiền 20 xu cũng là lương thực trong ngày. Nhưng Têrêsa không do dự lâu. Cô biết mình phải làm gì. Bất ngờ có một Linh Mục bước vào nhà thờ chuẩn bị dâng Thánh Lễ. Têrêsa liền hỏi Cha có bằng lòng dành Thánh Lễ ngày hôm ấy để cầu cho các Đẳng Linh Hồn không. Cha vui vẻ nhận lời với số tiền dâng cúng 20 xu của Têrêsa.

Thánh Lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn chỉ có vị Linh Mục chủ tế và một giáo dân tham dự.

Lễ xong, Têrêsa ra khỏi nhà thờ tiếp tục đi lang thang tìm việc làm. Cô thật sự lo lắng vì đi mãi mà không có hy vọng gì hết. Bỗng một thanh niên dáng quí tộc tiến đến gần và hỏi:

- Cô tìm việc làm phải không?

Têrêsa nhanh nhẹn đáp:

- Thưa phải!

Thanh niên nói tiếp:

-  Cô hãy đến đường X nơi nhà số Y chắc chắn cô sẽ có việc làm và sẽ được hạnh phúc!

Nói xong, anh bỏ đi ngay không đợi nghe lời Têrêsa rối rít cám ơn.

Khi tìm được căn nhà đúng số đã chỉ, Têrêsa thấy một cô giúp việc từ trong nhà đi ra, nét mặt cau có khó chịu. Têrêsa rụt rè hỏi thăm bà chủ có nhà không. Cô kia đáp lửng-lơ:

- Có lẽ có .. có lẽ không .. nhưng có hệ gì! vì đâu có dính dáng gì đến tôi!

Nói xong, cô gái ngoay-ngoảy bỏ đi.

Têrêsa run rẩy bấm chuông. Một tiếng nói dịu dàng bảo vào. Cô bỗng đối diện với một phụ nữ cao niên quí phái. Bà nhẹ nhàng bảo Têrêsa trình bày cho bà biết cô muốn gì. Têrêsa nói nhanh:

- Thưa bà, sáng nay con hay tin bà cần người giúp việc. Con xin đến nhận chỗ làm này. Người ta bảo đảm với con là bà sẽ tiếp nhận con với lòng nhân hậu!

Bà chủ ngạc nhiên nói với Têrêsa:

- Điều con vừa nói thật là lạ. Sáng nay bà chả cần ai hết. Nhưng cách đây nửa giờ bà vừa đuổi cô giúp việc vì nó chễnh-mãng trong việc làm. Chuyện chưa hề có người biết, ngoại trừ bà và cô giúp việc. Vậy ai đã chỉ đường cho con đến đây?

Têrêsa đơn sơ trả lời:

- Một thanh niên dáng điệu sang trọng, con gặp ngoài đường, bảo con đến đây!

Bà chủ nhà thử tìm cho biết thanh niên ấy là ai, nhưng vô hiệu.

Bỗng Têrêsa nhìn lên và trông thấy tấm ảnh một chàng trai treo trên tường. Cô mừng rỡ kêu lên:

- Thưa bà, bà không cần tìm đâu cho xa. Đây chính là gương mặt người đã nói chuyện với con. Chính anh chỉ đường cho con đến đây!

Vừa nghe xong, bà chủ nhà kêu lên một tiếng thất thanh, như muốn ngã xuống bất tỉnh. Xong, bà bảo Têrêsa tỉ mỉ kể lại cho bà nghe, bắt đầu từ chuyện cô có lòng thương mến các Đẳng Linh Hồn, đến Thánh Lễ sáng hôm ấy, rồi chuyện gặp gỡ chàng thanh niên.

Khi Têrêsa chấm dứt, bà chủ âu yếm ôm hôn cô và nói:

- Con không phải là đầy tớ giúp việc cho bà, nhưng từ giờ phút này, con là con gái bà. Thanh niên con trông thấy chính là quý tử độc nhất của bà. Con bà chết cách đây hai năm và hôm nay chính con đã giải thoát nó ra khỏi Lửa Luyện Hình. Bà chắc chắn như thế. Bà hết lòng ghi ơn con. Giờ đây chúng ta cùng nhau sốt sắng cầu nguyện cho những Linh Hồn còn chịu thanh tẩy trong Lửa Luyện Ngục trước khi được vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu muôn đời.

(Sưu tầm)

Cha Thánh Piô 5 dấu với lòng tôn sùng Đức Mẹ: Lần hạt suốt ngày




"Hãy yêu Đức Mẹ và làm cho Đức Mẹ được yêu. Hãy lần chuỗi Mân Côi và lần luôn luôn và lần càng nhiều càng tốt". (Thánh Padre Pio)




Cha Piô rất sùng kính Đức Mẹ và ngài thường lần chuỗi hàng ngày.

Trong tu viện, một thầy hỏi ngài:

- Cha lần bao nhiêu chuỗi kinh Mân côi mỗi ngày?

- Khoảng 40.

- 40 lần 50 mươi, nghĩa là 2 ngàn kinh mỗi ngày?

- Sao? Chuỗi Mân côi chỉ có 5 chục thôi sao? Một chuỗi Mân côi đầy đủ gồm 15 chục kinh Kính Mừng và 15 kinh Lạy Cha.

Có lần ngài nói với một người con thiêng liêng: "Luôn luôn nắm chặt lấy vũ khí của Đức Mẹ trong tay, nó sẽ giúp con chiến thắng kẻ thù".

- Vũ khí đó là gì?

- Nó trên áo dòng của cha.

- Con đâu có thấy vũ khí nào đâu? Con chỉ thấy xâu chuỗi Mân côi.

- Đó không phải là vũ khí sao?  



Khi được hỏi di sản ngài muốn trối lại cho các con thiêng liêng của ngài là gì, Cha Thánh Piô đã trả lời: "Lần chuỗi Mân Côi!" Ngài cho rằng việc Đức Mẹ hiện ra ở mọi nơi kêu mời người ta đọc kinh Mân Côi là điều chắc chắn khiến ta phải chuyên cần đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày.

Ngài còn nói: "Còn kinh nguyện nào đẹp hơn Kinh Mân Côi, kinh chính Mẹ dạy ta. Hãy luôn lần chuỗi Mân Côi".

Hai ngày trước khi qua đời ngài còn nói: "Hãy yêu Đức Mẹ và làm cho Đức Mẹ được yêu. Hãy lần chuỗi Mân Côi và lần luôn luôn và lần càng nhiều càng tốt".

Một lần Đức Mẹ cũng nói với thánh mữ Mectinđa rằng: "Khi sống con đọc bao nhiêu kinh Kính mừng, khi chết con được bấy nhiêu ơn".

Nhờ chuyên chăm sốt sắng lần chuỗi Mân Côi, Cha Thánh Piô đã kéo được biết bao ơn xuống cho bản thân ngài và cho những ai đến với ngài.

"Nhiều người xin tôi lấy đi Thập Giá của họ, nhưng rất ít người xin tôi cầu nguyện cho họ có sức mạnh để vác Thập Giá ấy".




Lời nhắn nhủ của thánh Piô:

- Cầu nguyện: "Người ta tìm Chúa trong sách vở, nhưng gặp Chúa trong suy gẫm"

"Cầu nguyện là là chìa khóa để mở Trái Tim Chúa".

"Hậu quả của cầu nguyện là bỏ cái "tôi", sau đó Chúa sẽ nói chuyện với ta"

"Chúa là tấm gương phản chiếu, ai biết suy gẫm, tâm trí hướng về Chúa, cũng sẽ nhận ra khuyết điểm của mình".

"Trí óc không tập trung, thì lòng cũng không có tình mến Chúa"

"Tinh thần của Chúa là bình an, của quỷ là bực tức, nổi giận, lo lắng, nhưng ma quỷ như bị buộc giây, ta đứng xa thì không bao giờ bị cắn".

- Khiêm tốn: "Biết mình không đáng, không tốt đẹp, có thể phạm nhiều tội ác…đó là ánh sáng Chúa chiếu vào linh hồn ta, cũng như vào linh hồn các thánh xưa để giúp tránh mọi tư tưởng kiêu ngạo, hư danh, và thêm lòng khiêm tốn".

"Biết làm cho linh hồn nên trống rỗng, Chúa sẽ làm cho nó nên giầu sang"

"Người làm điều ác mà xấu hổ về việc đã làm, thì gần Chúa hơn là người tốt mà không dám làm việc lành".

- Vâng phục: "Không vâng phục thì không có nhân đức, không có nhân đức thì không có tốt lành, không có tốt lành thì không có yêu thương, không có yêu thương thì không có Thiên Chúa".

-Thánh Ý Chúa : "Mong được sống bình an đời đời  là điều chính đáng, thánh thiện, nhưng phải vâng theo ý Chúa . Vâng theo ý Chúa ở đời này còn quí hơn hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng".

"Trong khi tùng phục, cảm thấy có phản loạn trong tâm hồn, thì đó là thử thách Chúa gửi đến, cần lý trí tùng phục, bản tính tự nhiên nổi dậy, mặc nó…"

- Bác ái: "Ai thương xót người nghèo là cho Thiên Chúa vay mượn".

"Chạm đến đức ái thì cũng như đâm vào con ngươi trong mắt Chúa".

- Yêu thương: "Chúa không thể từ chối ban ơn, khi ta thật lòng muốn yêu mến Chúa".

"Chỉ có một hành động yêu thương của con người, chỉ có một hành động đức ái lớn lao trước mặt Thiên Chúa, đến nỗi cả thế giới này không đủ để thưởng công".

- Quỷ cám dỗ và ý muốn: "Nhớ rằng quỉ chỉ có một cửa để vào linh hồn con, đó là ý muốn, không còn cửa nào khác. Không phải là tội, nếu không cố ý muốn phạm".

- Đau khổ: "Nhiều người xin tôi lấy đi Thập Giá của họ, nhưng rất ít người xin tôi cầu nguyện cho họ có sức mạnh để vác Thập Giá ấy".

"Trần gian này là bể khổ, ta phải vác Thánh Giá. Không có hạnh phúc ở trần gian này. Học thức mà không nhắm vào Thiên Chúa Tự hữu thì có ích gì? Hãy gạt đi mọi hầm hố trần gian, hãy khiêm tốn, cầu nguyện, sẽ được bình an dưới đất và hạnh phúc trên trời".

"Xác ta như con lừa, chúng cần roi vọt, nhưng không được quá tay, nếu nó ngã quị thì ai chở ta?"

"Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ".

Sống đạo: "Hãy trở nên người Công Giáo tốt lành, nếu không, cuộc đời ta sẽ không có mục đích".

Lm. Đoàn Quang, CMC
(xuanha.net)
 


Chấp nhận khổ đau


"Cái thang duy nhất dẫn lên Thiên Đàng là Thập Giá, ngoài Thập Giá, không còn lối nào khác dẫn lên trời" (Rosa de Lima)




Có hai người đang bị dằn vặt với nỗi khổ đau của mình. Họ tìm đến với một vị ẩn sĩ để xin ý kiến. Vị ẩn sĩ này giới thiệu họ đến gặp một vị ẩn sĩ khác. Sau khi nghe họ giãi bày tâm sự, ông trả lời: "Tốt hơn các anh hãy tìm đến một vị khác, tôi không có đủ tư cách để trả lời câu hỏi đó, bởi vì cả đời tôi có bao giờ nhận điều xấu từ bàn tay Chúa đâu". Hai người thanh niên chợt hiểu rằng khi con người vui vẻ đón nhận khổ đau, thì khổ đau không còn là vấn đề nữa.



Tin Mừng trong thánh sử Luca (Lc 9,44b-45), khi loan báo cuộc khổ nạn của Ngài, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Ngài hãy đối đầu với khổ đau, nếu khổ đau là thành phần thiết yếu của cuộc sống. Vấn đề không phải là chối bỏ hiện thực của khổ đau hay tìm cách tránh né khổ đau, mà là đối đầu với nó. Chúa Giêsu đã vạch ra cho chúng ta cách thế đối đầu với khổ đau, đó là chấp nhận khổ đau với tình yêu. Ðau khổ mà không có tình yêu thì chỉ là hỏa ngục mà thôi.


Xem chừng tất cả các vấn đề của con người đều được gắn liền với khổ đau. Vì không muốn chấp nhận khổ đau mà con người gây ra bao nhiêu tội ác, vì không muốn hy sinh mà một người mẹ đang tâm giết đứa con trong lòng mình, vì không muốn thấy người thân đau khổ mà người ta giết họ một cách êm dịu, vì không muốn đối đầu với thực tại khổ đau mà người ta tìm quên trong men rượu, ma túy và mọi thứ kích thích khác: hỏa ngục là như thế đó.


Chúa Giêsu đã đón nhận khổ đau, Ngài đã biến khổ đau thành hiến lễ tình yêu, do đó khổ đau đã trở thành nguồn ơn cứu thoát cho nhân loại. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy vác lấy Thập Giá mình mà đi theo Ngài. Mỗi ngày có nỗi khổ riêng của ngày đó, hạnh phúc hay không, bình an hay không, là tùy con người có biết đón nhận khổ đau với tình yêu hay không.


Giữa muôn nghìn khổ đau và thử thách của cuộc sống, xin Chúa cho chúng ta đón nhận tất cả với lòng tin yêu, phó thác và cảm tạ tình yêu Chúa.


 (Đài Chân Lý Á Châu)




Linh mục không phải là thiên thần


Xin mọi người hãy cầu nguyện cho các Linh mục mỗi ngày




Các linh mục phục vụ Dân Chúa, phục vụ Giáo Hội.
Họ chăm lo cho mọi người, cầu nguyện và yêu thương mọi người.
Linh mục là dấu hiệu của tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
Hãy cầu nguyện cho các linh mục, thương yêu các ngài, ủng hộ các ngài.
Giúp các ngài trở nên thánh thiện.



Các linh mục chúng tôi đều yếu mềm và dễ vỡ.
Nếu các bạn không quỳ cầu nguyện cho chúng tôi thì
chúng tôi sẽ sa ngã và gục ngã.
Chúng tôi cần rất nhiều lời cầu nguyện của các bạn.

Fr. Jozo Zovko, OFM - Medjugorje

(Memaria.info)

Satan Giảng Về Tràng Hạt Mân Côi



Cha P. Candido, một linh mục có quyền năng trừ quỉ nổi tiếng ở Roma. Đây là chuyện đã xảy ra khi ngài làm phép trừ quỉ cho Giovanna: Chúng tôi đang lần hạt, thì Giovanna giằng lấy cỗ tràng hạt, vừa bứt xé ra từng khúc, vừa rít lên: “Coi đây, ta làm gì với các ngươi và với việc sùng kính của các mụ già!”.

Lúc đó, cha Candido đeo vào cổ Giovanna một xâu chuỗi lớn, nhưng chị ta không thể chịu nổi, cứ ngoắc đầu và cổ tứ tung, sặc sụa giận dữ.

Cha Candido thách thức: hẳn ngươi sợ việc sùng kính của các bà già chắc?

Satan hét lên: nó thắng tao.

Cha nói tiếp: bởi vì ngươi đã dám xúc phạm đến tràng hạt Mân Côi của Đức Maria, bây giờ ngươi phải ca tụng tràng hạt ấy. Nhân Danh Thiên Chúa, hãy trả lời: “Phép tràng hạt Mân Côi có quyền phép không?”.

Nó trả lời: nó quyền phép trong mức độ người ta đọc nó cách tử tế. Làm sao để đọc nó cách tử tế? Phải biết chiêm ngắm. Chiêm ngắm là thế nào? Chiêm ngắm là thờ phượng. Nhưng, người ta không được thờ Đức Maria? Phải, đúng thế, song Người cũng đáng thờ lắm! Rồi nó cầm lấy một hạt trong xâu chuỗi và nói: mỗi hạt là ánh sáng, và phải đọc cách tử tế, sao cho không một tia sáng nào của ánh sáng đó bị mất đi. Satan đã trở thành một người giảng  bất đắc dĩ và ngược với ý muốn của nó về quyền phép của tràng hạt Mân Côi.

Cầu nguyện có thể thay đổi não trạng của chúng ta. Một đời sống thực sự cầu nguyện sâu xa là một đời sống cải biến không ngừng.

Cầu nguyện là chìa khóa của mọi sự, đó là điều Đức Mẹ làm ở Mễ Du. Quan trọng là phẩm chất của cầu nguyện, như trên đã nói. Chúng ta phải coi việc cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta phải cầu nguyện với đức tin sống động. Cầu nguyện tự đáy lòng, với tất cả con tim.

Cầu nguyện phải trở thành một niềm vui: hiện ra ở Mễ Du, sự có mặt ở đấy của Mẹ chỉ có nghĩa là: để dạy chúng ta cầu nguyện. Trước tiên, Mễ Du là “trường dạy cầu nguyện”, sau đó “trường học sống thánh thiện”. Ở “trường” này, Đức Mẹ dạy ta cách “cầu nguyện với cả trái tim”, tức là với tình yêu mến. (25-2-1989 và nhiều lần khác nữa). “Các con thân mến, không tình yêu, các con không thể làm được gì cho nên cả.” (29-5-1986, số 604). Tình yêu là “động lực” cho tất cả mọi sự. Không tình yêu, chúng ta thực sự không sống. Bởi thế, chúng ta không thể cầu nguyện nếu không có tình yêu. Trái tim là biểu hiệu của tình yêu. Cầu nguyện với cả trái tim có nghĩa là: đặt tình yêu lên hàng đầu khi bạn cầu nguyện. Muốn cầu nguyện với trái tim, ta phải có một quyết định: tôi quyết định dẹp tất cả mọi việc, mọi lo toan, mọi suy nghĩ khác... sang một bên, tôi nhất định tập trung tâm trí vào việc cầu nguyện mà thôi. Tôi quyết định phó thác toàn thân và đời sống tôi cho Thiên Chúa. Như thế mới là cầu nguyện với cả con tim! Như thế, nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ đánh bại quyền lực Satan, sẽ được hòa bình và cứu rỗi cho linh hồn chúng ta:“Các con dư biết Mẹ yêu thương các con và Mẹ tới đây cũng chỉ vì yêu thương, để Mẹ chỉ cho các con thấy con đường bình an và sự cứu rỗi cho linh hồn các con. Mẹ muốn các con nghe lời Mẹ và đừng để Satan quyến rũ các con. Satan rất mạnh mẽ, bởi vậy, Mẹ yêu cầu các con hãy dâng hiến tất cả những lời cầu nguyện cho Mẹ, để cứu những kẻ đang bị chi phối dưới ảnh hưởng của nó. Hãy làm chứng bằng đời sống các con. Hãy hi sinh mạng sống của các con cho nhân loại được cứu rỗi... Do đó, hỡi các con nhỏ, đừng sợ hãi. Nếu các con cầu nguyện, Satan không thể làm hại các con dù chỉ một tơ tóc, vì các con là con Thiên Chúa và Người đang trông nom các con. Cầu nguyện và luôn luôn cầm trong tay tràng hạt Mân Côi như một dấu hiệu cho Satan biết rằng các con thuộc về Mẹ.” (25-2-1988, số 659).

Cầu nguyện phá tan quyền lực của Satan, và nếu chúng ta cầu nguyện, nó không thể làm hại chúng ta. Đó là lý do tại sao, Kitô hữu không sợ hãi trước tương lai, trừ phi họ không cầu nguyện. Và nếu họ không cầu nguyện, thử hỏi họ còn là Kitô hữu nữa không? Nếu chúng ta không cầu nguyện, đương nhiên chúng ta sẽ đâm mù quáng trước nhiều điều, chúng ta không thể phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. Chúng ta đánh mất trọng tâm, mất thăng bằng. Đúng vậy! Cầu nguyện là chiến đấu với các quyền lực tối tăm, với Satan:“Hãy cầu nguyện để chống lại Satan... Hãy khoác lấy áo giáp để chống lại nó... và với chuỗi Mân Côi trong tay, các con hãy chiến thắng nó.” (8-8-1985, số 563)“Áo giáp chống Satan” chính là sức mạnh của lời cầu nguyện của ta. Thế mà phần chúng ta, Đức Mẹ bảo nhiều lần:“Các con không đủ sức chống lại các tấn công của Satan, các con không có khả năng chu toàn các bổn phận của mình, vì các con cầu nguyện quá ít.” (9-6-84, số 388 + 510). Cầu nguyện có một mãnh lực hầu như vô biên vì nó mặc lấy chính quyền lực của Thiên Chúa, nên:“Nhờ ăn chay và cầu nguyện, người ta có thể chặn đứng chiến tranh và thay đổi các tai họa của định luật thiên nhiên.” (21-7-1982)“Trong cầu nguyện, các con sẽ tìm được... phương cách để ra khỏi các nghịch cảnh tưởng chừng như không có lối thoát.” (29-3-1985, số 548). Lời Mẹ nói trên về quyền lực của cầu nguyện và ăn chay để ngăn chận chiến tranh không phải là một phát minh mới của Mẹ đâu. Chúng ta đã nghe thấy biết bao lần thuật lại trong Cựu Ước về điều này. Chỉ cần đọc một tích ở sách Sử biên II, chương 20. 1-24, (x. trích đăng trong Bài đọc Kinh sách, thường niên, tuần 15, thứ 6):Nghe tin một đạo quân nghịch đông đảo đến vây đánh, Vua Giô- sa-phát hoảng sợ. Vua kêu gọi toàn thể người Giuđa ăn chay, và tập họp toàn dân lại kêu cầu cùng Chúa. Chính Vua cũng đứng giữa cộng đoàn lớn tiếng cầu nguyện: “Lạy Yavê Thiên Chúa, Chúa nắm trong tay uy quyền và sức mạnh...Chúa đã ban cho dòng dõi Abraham đất này, và trên đất này đã xây một Thánh điện kính Danh Ngài...Chúng con đứng trước Đền thờ này đây, trước Nhan Ngài...trong cơn cùng khốn, chúng con kêu lên Ngài, để được Ngài lắng nghe và cứu giúp chúng con”.Thần Khí Yavê xuống trên một người trong dân và nói tiên tri rằng Thiên Chúa đã nhậm lời, ông nói:”Các ngươi đừng sợ... vì cuộc chiến này không phải là của các ngươi nhưng là của Thiên Chúa. Trong cuộc chiến này, các ngươi không phải chiến đấu... cứ đứng mà xem Thiên Chúa, Đấng ở với các ngươi, sẽ giải thoát các ngươi như thế nào!”. Nghe vậy Vua và cả toàn dân sấp mình xuống trước mặt Chúa mà thờ lạy. Sáng mai dân xếp thành hàng trận và đi vào sa mạc đối đầu với địch quân. Thấy dân đi như thế, Vua đứng ra và nói: “Toàn dân hãy nghe ta, Đức Yavê là Thiên Chúa chúng ta, cứ tin tưởng vào Ngài, các ngươi sẽ tồn tại, cứ tin lời các tiên tri của Ngài, các ngươi sẽ chiến thắng!”. Vua còn cắt đặt những người mặc phẩm phục thánh, vừa đi trước quân binh vừa ca hát ngợi khen Chúa: “Hãy ngợi khen Chúa, vì muôn ngàn đời Ngài vẫn giữ trọn tình thương.”. Khi họ cất tiếng reo mừng và ca ngợi thì Thiên Chúa gieo rắc những mâu thuẫn đối nghịch vào giữa hàng ngũ quân địch, khiến chúng đâm ra tự sát hại lẫn nhau. Khi tới một nơi cao để có thể nhìn xuống sa mạc được, quân binh Giuđa thấy đám địch quân bây giờ chỉ còn là một bãi tha ma đầy tử thi nằm la liệt trên mặt đất, không một tên nào sống sót. Năm 1991 là năm xảy ra nội chiến tàn bạo khủng khiếp bên Nam Tư (cũ). Ngày 10-12-91, trong khi một nhóm người sốt sắng ăn chay, cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của cha Slavko, thì cô Marija đến thăm và trao cho họ thông điệp này của Đức Mẹ:“Các con thân yêu! Chấm dứt chiến tranh, đối với Mẹ là điều quá dễ dàng, nếu có thêm nhiều người cầu nguyện như các con đang làm bây giờ.” (R. Laurentin, Dern. Nouv. no 11, tr.11).Tức là nếu chiến tranh cứ tiếp diễn, không dập tắt được, đó là vì không đủ người cầu nguyện và cầu nguyện như nhóm các người cầu nguyện ấy đang làm.Cầu nguyện phải là cái gì sống động và hoạt động, để có thể trở thành cầu nguyện trong niềm vui. Không thật là một đời sống thiêng liêng, nếu không có niềm vui:“Bữa nay, Mẹ kêu gọi các con hãy năng động trong cầu nguyện. Cầu nguyện sẽ là nỗi vui: nếu các con bắt đầu cầu nguyện và mở lòng ra, các con sẽ không nhàm chán vì các con sẽ thấy vui thích cầu nguyện.” (20-3-1986, số 594). Nhưng điều cần là chúng ta phải bắt đầu, phải quyết tâm cầu nguyện. Rồi Thiên Chúa sẽ hướng dẫn ta. Nào hãy bắt đầu! Hãy đem cầu nguyện vào đời ta:“Chớ gì cầu nguyện trở nên cuộc sống các con. Hãy tận hiến thời giờ cho Chúa Giêsu và Ngài sẽ ban cho các con tất cả những gì các con tìm kiếm.” (số 646)“Cầu nguyện trở thành cuộc sống”, điều đó có nghĩa là làm sao cho cầu nguyện trở thành hoạt động sẽ đem sự sống thật vào trong cuộc sống các bạn, sẽ làm cho các bạn sống động, thật sự sống động bằng sự sống của chính Thiên Chúa. Biết bao người tín hữu kéo lê cuộc sống nhạt nhẽo, trống rỗng... không hề có chút tiến bộ nào đến gần Thiên Chúa hơn, mặc dù họ đi lễ hằng ngày, chịu khó nghe giảng..., chỉ vì họ cầu nguyện chiếu lệ, đọc cho mau xong rồi để làm những việc họ thích. Đừng như vậy, Mẹ nhắc:“Các con hãy nói: Bây giờ, đối với tôi, không có gì quan trọng bằng cầu nguyện!”Mỗi khi ta hấp tấp đọc kinh, cầu nguyện cho lẹ, mau mau rồi để làm việc này việc nọ, chínhh lúc ấy ta hãy “thắng” (phanh) mình lại, và lấy lời Mẹ dạy trên đây mà nhủ mình: “Không! Giờ này là lúc tôi phải cầu nguyện và cầu nguyện với tất cả trái tim, vì không có việc gì quan trọng cho bằng việc cầu nguyện! Mọi việc khác cứ để đó, cầu nguyện xong rồi hãy tính.”

Lm Phêrô Hoàng Minh Tuấn, DCCT

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Tôn kính Thiên Chúa


Hãy tôn kính Chúa! Hãy quỳ cách khiêm cung. Đừng đứng một cách kiêu ngạo trước Nhan Thánh Chúa. Ai cũng có thể đứng trước mặt Chúa, nhưng để quỳ khiêm cung trước Nhan Chúa thì ít người có thể làm được. Các bạn cần quỳ. Bởi thiếu lòng khiêm nhường nên nhiều người Công Giáo đã rời bỏ Giáo Hội và không đi dự Lễ hay rước Lễ! Đó là một trách nhiệm lớn lao!



Tinh thần hy sinh phải được sống lại. Các linh mục cần mặc tu phục của mình khi ra đường phố để tỏ lòng tôn kính Chúa. Lẽ ra có nhiều linh mục cần phục vụ khi giáo dân cần các ngài, nhưng vì các ngài không mặc tu phục, nên người ta không tìm được các ngài. Vậy xin các linh mục và các tu sĩ hãy trở lại việc mặc tu phục và các giáo dân sẽ có thêm lòng tôn kính các linh mục và tu sĩ hơn.


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Thiên Đàng là của con




Một cô gái bị cám dỗ rất nặng nề về sự tuyệt vọng. Với những tội lỗi của mình, cô nghĩ rằng cô đã có chỗ trong Hỏa ngục đời đời, không còn hy vọng gì được Thiên Chúa yêu thương và hưởng phúc Thiên Đàng nữa. Ngày kia, thánh Philipphê Mesi đến thăm cô. Sau khi nghe cô thổ lộ tâm hồn, thánh nhân nói:



- Thật là tai hại, con gái yêu của ta, khi con tin rằng con đã được dành cho lửa đời đời, Thiên Đàng mới là của con.


Cô gái tội nghiệp nức nở thưa:

- Cha ơi, con không thể tin được điều ấy.

- Đó là vì con khờ dại. Cha sẽ chứng minh cho con thấy. Chúa Giêsu đã chịu chết cho ai?

Cô gái đáp:

- Cho người tội lỗi.

- Đúng lắm, thế bây giờ con nghĩ con là một vị thánh sao?



Cô gái vừa khóc vừa trả lời:

- Không, con là một kẻ đầy tội lỗi.

- Như vậy, chính vì con mà Chúa Giêsu đã chết, và chắc chắn Chúa chết là để cho con được vào Thiên Đàng. Vậy thì Thiên Đàng là của con, bởi con đã gớm ghét tội lỗi, con đừng nghi ngờ chi nữa.

Những lời của thánh Philipphê Mesi bắt đầu thấm vào tâm hồn cô gái. Và từ lúc ấy, lời nói “Thiên Đàng là của con” đã không ngừng an ủi cô và khiến cô không còn mất lòng tin tưởng vào tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa nữa.

“Nếu vì lỗi lầm mà bạn có nhiều lý do để sợ chết bao nhiêu, thì bạn lại càng có hy vọng được sống muôn đời bấy nhiêu nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu, công nghiệp ấy có thể cứu bạn mạnh hơn cả ngàn vạn lần tội lỗi làm cho bạn hư đi. Như thế với lòng tin tưởng, chúng ta hãy chạy đến ngai tòa ân sủng để được hưởng lòng khoan dung. Ngai tòa ấy chính là Thập Giá, nơi Chúa Giêsu ngự như trên một ngai vàng, để ban phát lòng nhân từ cho bất cứ ai chạy đến với Ngài” (Thánh Anphongsô).

(Ngọc Nga sưu tầm)


Rảy nước Thánh cứu các Linh Hồn Luyện Ngục




Các Linh Hồn Luyện Ngục rất khát khao nước Thánh.




Nước Thánh hay nước phép là nước đã được Linh mục làm phép nhân Danh Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống thể xác và linh hồn. Linh mục cầu xin Chúa ban phép lành cho nước để những ai tin tưởng mà dùng được Chúa ban ơn tha tội, được ơn chống lại bệnh hoạn và mưu kế ma quỷ (Lời nguyện khi làm phép nước). Khi giáo dân thành tâm tôn kính làm dấu Thánh Giá nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần thì được ơn Tiểu xá Giáo Hội ban (Tông huấn Ân xá, số 55).



Khi làm dấu Thánh giá với Nước thánh, giục lòng ăn năn tội thì được những ơn ích sau:

1. Được tha các tội mọn (do lòng ăn năn).
2. Được tha một số hình phạt tạm (do ân Tiểu xá).
3. Được sức khỏe phần xác theo Ý Chúa (do hiệu lực Nước thánh).
4. Được ơn chống cám dỗ (do hiệu lực Nước thánh).

Thánh Luca thuật lại dụ ngôn Chúa kể về người giàu và Lagiarô nghèo. Từ dưới Hỏa ngục người nhà giầu ngửa cổ lên van nài tổ phụ Abraham sai Lagiarô nhỏ xuống cho một giọt nước giải khát, nhưng tổ phụ Abraham nói là không được nữa, bởi đôi bên đang ở trong tình trạng khác, không còn giống như khi còn sống (Lc 16,24).

* Lịch sử Giáo hội Rôma cũng kể lại, nhờ rảy Nước thánh do Đức Giáo Hoàng Stephanô 6 làm phép đã giết được cả bầy châu chấu phá hại mùa màng.

* Linh mục Đắc Lộ (Alexander de Rhodes) kể rằng nhờ làm dấu Thánh giá bằng Nước thánh và rẩy Nước thánh mà các giảng viên giáo lý của ngài ở Việt nam đã được rất nhiều ơn lạ. Một lần ngài nhờ 6 giảng viên giáo lý đi thăm một làng có nhiều người bệnh, nhờ Nước thánh, họ đã chữa được 272 bệnh nhân (Charity p. 133).
Nước thánh có thể mưu ích cho người hiện ở đó mà cũng có thể mưu ích cho các linh hồn Luyện ngục. Một giọt Nước thánh nhiều khi có giá trị hơn một kinh dài, bởi nhiều khi đọc kinh dài, người ta khó cầm trí trọn vẹn được. Các linh hồn Luyện ngục khát khao Nước thánh lắm.

* Một người chết được chôn ở nghĩa địa thành Roma, nước Ý, đã chết 17 năm. Ông ta hiện về với Đấng Đáng kính Đaminh Giêsu Maria nài xin rảy Nước thánh cho mình để linh hồn ông ta được mát mẻ.

* Một thầy dòng Carmelô để sọ người trên bàn làm việc của thầy để dễ suy sự chết, một hôm thầy lấy Nước thánh rảy trên sọ ấy, liền nghe tiếng xin:
"Rảy nữa! Rảy Nước thánh nữa!"

* Bà Đáng kính Mình Thánh Chúa thấy một sơ bạn đã qua đời thường hiện về xin rảy Nước thánh trên mộ mình để linh hồn được mát mẻ dưới Luyện ngục.

* Bà đáng kính Lindmayer đôi khi được Chúa nhắc cho rảy Nước thánh cho các người đã chết. Bà có thói quen rảy Nước thánh rồi mới đi ngủ. Một hôm bà vội vàng lên giường, quên rảy Nước thánh như thói quen thì nghe tiếng các linh hồn nài van, bà lập tức chỗi dậy rảy Nước thánh và không thấy tiếng kêu nài như trước (Charity 133).

Nếu các Linh Hồn Luyện ngục xin chúng ta một chút Nước phép để các ngài được mát mẻ, chúng ta đừng tiếc. Khi vào hay ra khỏi cửa nhà thờ đừng quên giơ tay chấm Nước phép làm dấu Thánh Giá, giục lòng ăn năn tội, lãnh ân xá cầu cho các Linh Hồn.

Nhiều giáo dân đạo đức quen làm dấu Thánh Giá bằng Nước phép trước khi ra khỏi nhà và khi trở về, khi rời khỏi phòng, trước khi đi ngủ, khi bị cám dỗ. Cha Mẹ nên dạy con cái năng dùng Nước phép để chúng được ơn  phù hộ hồn xác và cứu giúp các Linh Hồn Luyện ngục.

Lm Mark, CMC

(xuanha.net)


Tràng chuỗi Mân Côi - chiếc điện thoại di động tuyệt hảo

Ngày 13-10-1917, tại Fatima, trong lần hiện ra thứ sáu và cũng là lần cuối cùng, Ðức Mẹ đã nhắn nhủ, Đức Mẹ mời gọi nhân loại qua ba trẻ: “Ta là Nữ Vương Mân Côi”.  Ta muốn xây một nhà thờ kính Ta tại đây, các con hãy lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, chiến tranh sắp chấm dứt, binh lính sẽ được trở về nhà. Qua đó cho ta thấy việc lần chuỗi Mân Côi quả là hết sức quan trọng, để cầu xin sự hoà bình cho thế giới cho gia đình và cho mỗi cá nhân. Vì thế, Mẹ Maria đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về việc suy niệm kinh Mân Côi.

Hiện nay, với sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt về công nghệ thông tin, truyền thông, điển hình như điện thoại cố định, di động, nhất là chiếc điện thoại di động, được thiết kế, trang trí đủ mọi kiểu dáng, thương hiệu, chức năng, với trị giá từ vài trăm ngàn cho tới vài chục triệu đồng, mục đích chính là để liên lạc với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi, giúp chúng ta từ việc thăm hỏi cho đến hỗ trợ các dịch vụ đủ mọi lĩnh vực như: sức khoẻ, tài chính, việc làm, học tập… Đối với không ít người, chiếc điện thoại di động trở thành vật bất ly thân, từ em học sinh tiểu học cho tới các vị tuổi đã thất tuần; từ người tu hành, người có địa vị, cho tới bậc thứ dân.

Tràng chuỗi Mân Côi tuy đơ sơ, rẻ tiền, nhưng ta có thể ví sản phẩm này như chiếc điện thoại di động hoàn hảo nhất, bền nhất; không tốn năng lượng, không phải bỏ ra kinh phí thuê bao dù trả trước hay trả sau; không bao giờ lỗi thời, người già và trẻ em, sống đời tận hiến hay giữa đời thường đều sử dụng được, người sáng tạo ra nó không ai khác là Thiên Chúa Ba Ngôi, người giới thiệu sản phẩm là Mẹ Maria, nhà phân phối chính là Giáo Hội. Sản phẩm tuyệt vời này có chức năng liên lạc, tâm sự, xin trợ giúp về mọi mặt và mọi phương diện rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại, cũng như cuộc sống đời sau; mạng nối kết vượt thời gian, không gian, liên lạc được giữa trời và đất, giữa ta và Đấng Tạo Hoá, giữa ta với các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn nơi luyện ngục, qua tổng đài tuyệt đối hoàn hảo không bao giờ bị mất sóng, tắc nghẽn, gián đoạn, lại kết nối nhanh như chớp, đó là Đức Trinh Nữ Maria, phím nối kết là lời kinh Kính Mừng rất đơn sơ. Ấy thế mà lại rất ít người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ và các đấng mày râu.



Trong lịch sử Giáo Hội, biết bao vị Thánh đã nhờ tràng chuỗi Mân Côi, kết hợp với Lời Chúa, các ngài đã tìm ra cho mình một hướng đi, một con đường nên thánh, một lối sống giúp đời.

Trong cuộc sống đời thường, rất nhiều trường hợp, người ta những muốn đi tìm cho mình cái chết, để mong giải thoát những khó khăn, buồn phiền. Nhưng nhờ tràng chuỗi Mân Côi đã vượt qua tất cả bằng ân sủng và niềm hy vọng.

Nhờ tràng chuỗi Mân Côi, Giáo Hội đã được che chở và thoát khỏi quyền lực sự dữ như sự kiện sảy ra tại vịnh Lepantô ngày 7-10-1571.

Thánh phụ Đaminh và Thánh Phanxicô Assisi đã nhờ tràng chuỗi Mân Côi mà đánh tan bè lạc giáo Albigensian vào những năm 1208-1212.

Tràng chuỗi Mân Côi được gắn liền vào đời sống cầu nguyện của các đức giáo hoàng. Nhờ tràng chuỗi Mân Côi, các ngài đã vượt qua tất cả những khó khăn trong vai trò chủ chăn; vượt thắng những thách đố từ chính bản thân, do tuổi đời, sức khoẻ và cả những chướng ngại từ thế lực của satan. Nhờ ơn Chúa, sự soi dẫn của Lời Chúa, cộng với kinh nghiệm của bản thân, các ngài đã để lại những lời khuyên, lời mời gọi, qua các tông thư về kinh Mân Côi, để giúp cho đàn chiên hiểu và yêu mến tràng chuỗi Mân Côi.

Xin lược sơ một vài lời giáo huấn, lời mời gọi của các Đức Thánh Cha:

* Ðức Clementê XIII: Ta khoan dung ban một ơn đại xá, mỗi năm một lần, cho mỗi người và cho mọi người thật lòng thống hối xưng tội rước lễ, sốt sắng đọc kinh Mân Côi trong giờ cầu nguyện. Để tiêu diệt các bè rối và thăng tiến Giáo Hội.

* Ðức Piô V: Không gì hoàn hảo bằng nhiều tiếng từ khắp nơi trên thế giới cùng dâng lên van xin rất Thánh Đồng Trinh Maria qua sự suy ngắm những mầu nhiệm Chúa Kitô. Từ đó, những ơn lành của lòng từ ái Mẹ không ngừng ban xuống trên Giáo Hội.

* Ðức Grêgôriô XVI: Một niềm vui biết bao khi nhớ lại kinh Mân Côi, lời kinh lợi ích cho Giáo hội Công giáo, cũng như cho giáo dân khi họp nhau cầu nguyện. Để cầu xin ơn che chở nơi Rất Thánh Trinh Nữ.

* Ðức Gioan XIII: Chớ gì kinh Mân Côi là hương thơm, là sự bình an cho gia đình các con; ước chi con cái của các con chạy đến với Mẹ Maria, để được gìn giữ sự trong trắng ngây thơ; ước chi các bạn thanh niên học được nơi Ðức Mẹ sự phấn khởi làm việc thiện và bảo đảm sự thanh khiết của họ. Ước chi người đau khổ hy vọng được niềm an ủi nơi Ðức Nữ Trinh.

* Ðức Phaolô VI: Kinh Mân Côi đạo đức và phổ cập hiện nay như một chuỗi cứu độ treo trên cánh tay Chúa Cứu Thế và Mẹ thánh Người. Từ đó, phát ra mọi ơn lành cho chúng ta và niềm hy vọng đến với chúng ta.

* Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhiều lần nói: “To pray the Rosary is to hand over our burdens to the merciful hearts of Christ and his Mother”. “Cầu nguyện kinh Mân Côi chính là trao lại tất cả những gánh nặng của chúng ta cho trái tim nhân hậu của Chúa Kitô và của Mẹ Ngài”.

Qua những gì đã giới thiệu, người viết mạo muội suy tư những tràng chuỗi Mân Côi, được ví như những chiếc điện thoại di động có đầy đủ chức năng như: liên lạc, nhắn tin (ta liên lạc với Chúa qua Mẹ Maria bằng lời kinh Kính Mừng); ghi hình và quay phim (ta ghi hình ảnh của ta vào Trái Tim Chúa và Trái Tim Mẹ, quay lại những thước phim cuộc đời của Đức Kitô và Mẹ Maria), qua những mầu nhiệm: “VUI, SÁNG, THƯƠNG, MỪNG”. Qua đó, ta cũng quay lại và hoà quyện cuộc đời ta vào những mầu nhiệm đó. Đây chính là quà tặng Thiên Chúa đã trao ban cho ta qua Mẹ Maria, dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội.



"Khi đọc Kinh Mân Côi, các con hãy mời Mẹ cầu nguyện với các con, liên kết với các con, nhờ thế Kinh Mân Côi trở nên võ khí hùng mạnh chống lại satan ma quỷ".




* Năm Mầu Nhiệm Vui

-  Ý nghĩa: Tường thuật niềm vui, hạnh phúc của chính Thiên Chúa và toàn thể nhân loại, khi Đức Kitô nhập thể và nhập thế trong chương trình cứu độ. Mẹ Maria cũng tràn ngập niềm vui và hân hoan sau lời Xin Vâng khiêm hạ khi Sứ Thần truyền tin.

Đối với đời sống của ta: Niềm vui và hạnh phúc khi ta được sinh ra trong thế giới này, trong gia đình, trong lòng Giáo Hội, được hoà nhập với niềm vui và hạnh phúc của cha mẹ và mọi người.

* Năm Mầu Nhiệm Sáng

- Ý nghĩa: Tường thuật giai đoạn Đức Kitô sinh trưởng, lớn lên học tập, kết bạn, làm việc, dạy dỗ, giúp đỡ và trao ban tình yêu cho nhân loại theo Thánh ý Chúa Cha. Mẹ Maria cũng đã giới thiệu Đức Kitô cho mọi người như ở tiệc cưới Cana, lắng nghe Lời Chúa trên bước đường rao giảng của Đức Kitô.

Đối với đời sống của ta: Lớn dần theo năm tháng, ta cũng học tập, làm việc, trong đời sống thánh hiến cũng như đời sống thường, tìm kiếm những mối tương quan trong cuộc sống tình yêu, người thân, bè bạn…

* Năm Mầu Nhiệm Thương  

- Ý nghĩa: Tường thuật cuộc khổ nạn của Đức Kitô, Ngài đã chịu bao đau khổ, khó nghèo như một phàm nhân ngoại trừ tội lỗi. Cuối cùng, chịu chết trên Thập Giá để cứu độ nhân loại. Mẹ Maria cũng đau khổ đồng hành cùng với Đức Kitô trên bước đường tử nạn và kiên cường đứng dước chân Thập Giá Chúa.

- Đối với đời sống của ta: Thử thách, buồn phiền, đau khổ, bệnh hoạn, tuổi già và cái chết luôn song hành với ta trong cuộc sống thường nhật.

* Năm Mầu Nhiệm Mừng

- Ý nghĩa: Tường thuật sự Phục sinh vinh hiển của Đức Kitô. Sau khi vâng phục thánh ý Chúa Cha một cách trọn vẹn: trong đời sống khó nghèo, hy sinh phục vụ, trao ban tình yêu, chịu nhiều đau khổ, cuối cùng đi đến cái chết ê chề trên Thập Giá. Đức Kitô đã phục sinh vinh hiển, đem lại cho nhân loại nguồn ơn cứu rỗi, niềm hy vọng được sống lại. Mẹ Maria cũng đã trải qua những gian truân và thử thách, Mẹ đã được Thiên Chúa ân thưởng hồn xác về Trời và trao ban Triều Thiên Thiên Quốc.

Đối với đời sống của ta: Sau khi từ giã cuộc sống tạm bợ nơi trần gian, ta cũng được Thiên Chúa ân ban vui hưởng hạnh phúc với Chúa và Mẹ Maria trên Thiên Đàng.
Lạy Mẹ Maria! Vì yêu con, Mẹ đã trao tặng cho con qua Giáo Hội, một sản phẩm hỗ trợ con trong đời sống cầu nguyện, đó là tràng chuỗi Mân Côi, qua đó con có thể liên lạc với Chúa và tỏ bày với Ngài tất cả những nhu cầu trong đời sống của con. Nhưng con rất thờ ơ.

Xin Mẹ giúp con yêu quý sản phẩm tuyệt hảo đó và giúp con siêng năng lần chuỗi Mân Côi, cũng như hăng say giới thiệu kinh Mân Côi cho những người anh chị em, nhất là trong thời buổi đau thương này. Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp để Chúa luôn yêu thương và chúc lành cho con và cho mọi người. Amen.



Antôn Lương Văn Liêm


(truyenthongconggiao.org)




Gặp gỡ Thiên Chúa qua bí tích Hoà giải


Hoà giải là gặp gỡ Thiên Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, Ngài luôn hiện diện trong Giáo Hội của Ngài và đặc biệt hơn qua các Bí Tích. Bí Tích Hoà giải cũng như Bí Tích Thánh Thể là Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô đem lại cho chúng ta sự bình yên và giao hoà với Thiên Chúa.

Thiên Chúa Cha tha tội cho chúng ta qua Bí Tích Giải tội còn gọi là Bí Tích Hoà giải. Thật vậy, việc cố ý phạm tội trọng làm cho người tín hữu xa rời cuộc sống tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và qua đó đã tách họ ra khỏi sự Thánh thiện mà họ được mời gọi. Giáo Hội nhận nơi Chúa Kitô quyền được tha tội. Nhân danh Ngài mà tha tội (Mt 16,19 _ Ga 20,23).



Tại sao phải xưng tội?

Bởi vì chúng ta là tội nhân, nghĩa là chúng ta suy nghĩ và hành động một cách nào đó trái với Tin Mừng.

Ai cho mình là người không có tội thì họ là người nói dối hay kẻ mù quáng. Qua Bí Tích Hoà giải Thiên Chúa là Cha tha thứ cho con cái. Bí Tích Hoà giải cũng đồng thời đem lại kết quả là việc Hoà giải giữa anh chị em với nhau.

Xưng tội như thế nào?

Việc xưng tội không phải lúc nào cũng dễ dàng, chúng ta không biết phải xưng gì? Chúng ta cho là không cần thiết phải đến xưng tội với Linh mục.

Việc xưng tội đòi hỏi phải định hướng những tư tưởng, lời nói, việc làm có thể làm chúng ta xa rời Tin Mừng.

Để xưng tội nên, chúng ta phải theo một tiến trình:

1-      Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần giúp mình nhớ tội

2-      Xét mình

3-      Ăn năn tội

4-      Dốc lòng sửa đổi

5-      Xưng tội với Linh mục

6-      Làm việc đền tội

Xưng những tội gì?


Ai muốn được Hoà giải với Thiên Chúa và với Giáo Hội cần phải xưng tội với Linh mục mọi tội trọng chưa xưng mà mình còn nhớ được sau khi xét mình một cách cẩn thận. Dù không bắt buộc xưng các tội nhẹ vẫn được Giáo Hội khuyến khích.



Nếu trong Giáo Hội không có việc tha tội, sẽ không có hy vọng được sống đời đời, và sự giải thoát đời đời. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội ơn lớn lao dường ấy. (Th. Augustinô)




XÉT MÌNH                                                     

  • Đối với Thiên Chúa:


-          Tôi chỉ nhớ đến Thiên Chúa những khi cần đến Ngài thôi sao?

-          Tôi có tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật và ngày Lễ buộc không?

-          Tôi có đọc kinh sáng tối không?

-          Tôi có xúc phạm đến Danh Thánh Chúa, Đức Mẹ và các Thánh không?

-          Tôi có kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ không?

-          Tôi có xấu hổ khi xưng mình là người Công Giáo không?

-          Tôi có chống lại ý định của Thiên Chúa không?

-          Tôi có đòi Ngài phải thi hành ý muốn của tôi không?

  • Đối với tha nhân:


-          Tôi có biết tha thứ, lòng bao dung giúp đỡ tha nhân không?

-          Tôi có phán đoán một cách quá đáng trong tư tưởng và bằng lời nói không?

-          Tôi có nói hành nói xấu người khác không?

-          Tôi có vu cáo, khinh dể trẻ em và những người hèn mọn không?

-          Tôi có ghen ghét nóng nảy đưa đến hậu quả làm mất tính công minh không?

-          Tôi có trung thực và công bằng với mọi người không?

-          Tôi có xúi giục người khác làm điều xấu không?

-          Tôi có ăn cắp của người khác không?

-          Tôi có tôn trọng luân lý đời sống vợ chồng và đời sống gia đình như Tin Mừng dạy không?

-          Tôi có chu toàn bổn phận giáo dục con cái không?

-          Tôi có phá thái, tôi có tạo điều kiện cho việc phá thai không?

-          Tôi có tôn trọng môi trường sống không?

  • Đối với bản thân:


-          Tôi có ăn uống, hút thuốc quá đà không?

-          Tôi có lo lắng quá đáng về sức khoẻ về của cải không?

-          Tôi dùng thời giờ như thế nào? Tôi có lười biếng không? Tôi có ham muốn được người khác phục vụ không?

-          Tôi có mục đích trả thù không? Tôi có nuôi lòng oán hận không?

-          Tôi có yêu thích và vun trồng sự trong sáng tâm hồn trong tư tưởng và trong việc làm không?

-          Tôi có bao dung, khiêm tốn xây dựng bình yên không?

Lời nguyện sám hối:

 Lạy Chúa! Con thật lòng ăn năn thống hối vì con đã xúc phạm đến Chúa. Bởi vì Chúa là Đấng rất tốt lành, là Đấng rất đáng yêu mến. Tội lỗi con đã làm mất lòng Chúa.

Con quyết tâm với sự trợ giúp của ơn Thánh Chúa, từ nay con sẽ không xúc phạm đến Chúa nữa và thật lòng ăn năn sám hối.

Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Xin thương xót con là kẻ tội lỗi.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ mầu nhiệm sự chết và Phục Sinh của Chúa, xin giải thoát con khỏi tội lỗi và ban cho con sự bình an của Chúa để con có thể thực hiện lòng Bác ái đức Công bình và Chân Lý.

Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các Linh Hồn.


Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Rát nóng vô cùng một giọt mồ hôi tiết ra do lửa Luyện Ngục thiêu đốt







Thánh Xichtauilao Kôtca thấy xuất hiện một linh hồn trong Luyện Ngục, bị lửa hết sức nóng bỏng bao phủ và kêu la rất thảm thiết. Lửa nóng dữ dội thấu suốt hình hài chàng đến nỗi thánh nhân không cầm lòng được và xin chàng thử so sánh để biết hoả nhiệt gắt gao như thế nào.



Linh Hồn ấy đáp: “Ngài muốn tôi cho một tỷ dụ ư? Ngài nên biết là lửa ở đời này nồng nực khủng khiếp đến mức nào, lửa đó là một làn gió hiu hiu mát dịu sánh với lửa đang thiêu đốt tôi”. Vừa nói, chàng cho nhỏ xuống tay thánh nhân một giọt mồ hôi tiết ra do lửa chàng đang chịu. Giọt mồ hôi làm ngài đau điếng người và thét lên một tiếng thống thiết làm thức giấc tất cả các bạn tu sĩ đang ngủ. Họ chạy đến phòng Ngài và thấy Ngài ngã xuống bất tỉnh nhân sự, vì không chịu nổi sức nóng của giọt mồ hôi. Các bạn đồng tu vất vả lắm mới làm ngài tỉnh dậy được.

Đến sau, người ta hỏi ngài vì sao kêu la inh ỏi như vậy. Ngài đưa tay chỉ vết thương do giọt mồ hôi gây nên và ngài phải đau nhức suốt đời.

(Sách Tháng các Linh Hồn)


Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Đây là Mẹ con




"Này con, đây là Mẹ con. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình" (Ga 19,27)




Năm 1898, tại vịnh Manille xảy ra một cuộc hải chiến khốc liệt. Giữa lúc giao tranh đầy cam go, một chàng thủy thủ đánh rơi cái áo của mình xuống biển. Chàng vội vàng chạy đến xin vị sĩ quan chỉ huy cho nhảy xuống biển để vớt lên, nhưng chàng đã bị từ chối. Lập tức, cho tàu quay trở lại và từ trên boong, chàng phóng xuống biển, lấy lại cái áo.

Khi cuộc chiến kết thúc, chàng bị truy tố. Tòa án quân sự đã kết tội chàng một cách nặng nề: khổ sai chung thân vì dám đào ngũ, rời bỏ phòng tuyến trong lúc chiến trận đang hồi khốc liệt.

Trước khi đẩy chàng vào ngục tối, viên chánh án hỏi chàng:

- Bị can có muốn biện hộ hay nói lên điều gì không?

Lúc bấy giờ, chàng thủy thủ mới rút ra trong túi áo một vật nhỏ và nói:

- Ðây là tấm hình của mẹ tôi, không một sự gì trên thế gian này có thể làm tôi xa cách.

Nghe lời biện bạch đơn sơ ấy, viên chánh án đứng dậy, dõng dạc tuyên bố:

- Thưa quý vị, đây mới thật là người lính can đảm, một vị anh hùng bởi vì khi người ta dám liều mạng sống để bảo vệ tấm hình của người mẹ, thì người ta cũng có đủ can đảm để chiến đấu bảo vệ quê hương. Vì thế tòa tuyên bố tha bổng cho anh. Kể từ giây phút này, anh được tự do.


* * *


Trong văn chương, âm nhạc, hội họa và điêu khắc, sẽ không bao giờ múc cạn đề tài về người mẹ. Từ trong đáy thẳm sâu của lòng người, ai cũng luôn cất giữ những hình ảnh thân thương trìu mến, những tình cảm âu yếm đậm đà của người mẹ. Trong cuộc sống đức tin, người Kitô cũng được mời gọi nuôi dưỡng trong tâm tư những tình cảm đậm như thế đối với Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, cũng là Mẹ của tất cả những môn đệ Người.

Dưới chân Thập Giá, trước khi gục đầu tắt thở, Chúa Giêsu đã trối Mẹ cho Gioan và trao Gioan lại cho Mẹ: "Ðây là con của Mẹ... Ðây là Mẹ con" (Gio 19,26-27). "Từ lúc ấy Gioan đem Mẹ về nhà mình". Gioan đại diện nhận Mẹ Maria làm Mẹ loài người, để yêu mến và phụng dưỡng.

"Nhân loại mới" được Chúa tái sinh trong máu của Người chính là Giáo Hội, từ nay được nuôi dưỡng bằng tình yêu của một bà Mẹ.

Mẹ là cộng sự viên quảng đại và tôi tớ khiêm nhu của Chúa. Nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy, đức mến, nhờ sự đau khổ Mẹ chịu, Mẹ đã hợp tác với công cuộc của Ðấng Cứu Thế. Vì thế, trên bình diện ân sủng Mẹ thật là Mẹ chúng ta.

Mẹ là của gia bảo mà Chúa để lại cho chúng ta, là ánh sáng soi lòng, là lửa hồng sưởi ấm, là tình thương ấp ủ chúng ta.

Mẹ là Mẹ nhân loại nhưng cũng là Mẹ riêng của mỗi người. Chân phước Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: "Khi ban Ðức Mẹ làm Mẹ trong chiều hướng cá nhân (Gioan), Chúa Giêsu muốn bày tỏ ý chí đặt Mẹ, không những làm Mẹ toàn thể môn đệ, mà còn là Mẹ của từng cá nhân, như họ chính là người con duy nhất để thay thế con của Mẹ". (Observator Romano, 17-5-1983).
Lạy Mẹ Maria, Mẹ thật là Mẹ chúng con.

Xin Mẹ luôn ở bên cạnh để giúp chúng con khỏi vấp ngã, nhưng nếu chúng con vấp ngã, xin Mẹ hãy đỡ nâng chúng con dậy trong vòng tay từ mẫu của Mẹ.

Xin Mẹ giúp chúng con luôn tiếp tục thưa "Xin vâng" với Chúa, và bước đi theo Chúa Giêsu, con yêu dấu của Mẹ, là anh cả của chúng con. Amen.

(Đài Chân Lý Á Châu)


Từ lúc Mẹ nói lời Xin Vâng


[audio http://dl.dropbox.com/u/25665795/TuLucMeNoiLoiXinVang.mp3]

Tải file MP3

Tải file PDF

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Ý nghĩa dấu Thánh Giá

LÀM DẤU THÁNH GIÁ




Hít vào: Làm dấu trên đầu: NHÂN DANH CHÚA CHA giữ hơi lại...

Thở ra: Làm dấu trên tim: VÀ CHÚA CON để yên...

Hít vào: Làm dấu trên mình: VÀ CHÚA THÁNH THẦN giữ hơi lại...

Thở ra: Chấp tay: AMEN.

Làm dấu Thánh Giá là một cách tuyên xưng đức tin rõ ràng, vững mạnh của những người theo Chúa.

Thánh Lễ bắt đầu bằng dấu Thánh Giá, là một trong những dấu hiệu Kitô giáo cổ xưa nhất, và là dấu hiệu tuyệt hảo của người Kitô hữu.

Khi làm dấu Thánh Giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô, bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô đã chết trên Thánh Giá vì chúng ta, chúng ta nói lên lòng ước muốn đón nhận sự phong phú khôn lường của Thánh Giá và ước muốn liên kết đời sống chúng ta với đời sống của Chúa Kitô chết trên Thánh Giá. Vậy, Thánh Giá quả là dấu chỉ sự cứu độ, sự cứu chuộc và sự phục sinh. Dấu Thánh Giá còn nhắc chúng ta về bí tích Thánh Tẩy của mình, bởi chúng ta đã được rửa tội "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".



Dấu Thánh Giá là biểu thức của chính đức tin Kitô giáo, đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa tình yêu được mạc khải bởi đời sống của Chúa Kitô. Do đó người ta hiểu tại sao các Kitô hữu thường làm dấu Thánh Giá và luôn luôn bắt đầu một nghi thức phụng vụ bằng dấu Thánh Giá.

1/ Dấu Thánh Giá đơn:

Khi làm dấu Thánh Giá, bàn tay phải được đưa lên vầng trán và đọc: "Nhân Danh Cha; rồi bàn tay trái được đưa xuống trước ngực và đọc: Và Con; sau đó bàn tay được đưa sang bờ vai bên trái rồi sang bên phải, đang khi đọc: Và Thánh Thần; sau cùng chắp hai bàn tay lại trước ngực và đọc: Amen".

Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng muôn loài muôn vật và Ngài thấy mọi sự đều tốt đẹp. Mà mọi hành động của con người đều phát xuất từ suy nghĩ là đầu óc của chúng ta. Nên chúng ta làm Dấu trên trán là xin Chúa soi sáng cho mọi viêc chúng ta làm được tốt đẹp.

Chúa Con đã đổ hết Máu và Nước mình ra vì chúng ta. Đó là lưỡi đao đâm thâu cạnh sườn Người. Chính vì thế mà chúng ta làm ở ngực là xin cho được lòng yêu mến "Mến Chúa yêu người và ngược lại".

Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Ngài ban cho chúng ta bảy ơn thánh của Ngài. Nên làm hai vai là xin được ơn Mạnh khỏe - làm việc gì cũng được Ngài kết hợp và Thánh hóa.

2/ Dấu Thánh Giá kép:

Người Công giáo Việt Nam khi đọc kinh tối sáng, khi đọc kinh cầu cho thân nhân đã qua đời, thường hay làm dấuhình Thánh giá 3 lần: trên trán, trên môi miệng và trên ngực.
Và trong Thánh Lễ, trước khi nghe lời Chúa trong Phúc âm, chúng ta cũng làm dấu Thánh Giá "kép" trên trán, trên môi miệng và trên ngực.

Dấu Thánh Giá "kép" mang ý nghĩa gì và tại sa làm dấu "kép" này?
1- Vẽ dấu Thánh Giá trên trán, chúng ta muốn nói: Vâng, con nghe hay đọc lời Chúa với sự hiểu biết của trí khôn con.

2- Trên môi miệng, chúng ta cũng muốn biểu lộ: Và con còn muốn qua môi miệng loan truyền Lời Chúa mà con đã nghe, đã đọc.

3- Rồi trên ngực, chúng ta muốn tuyên xưng: Con xin tin và yêu mến Lời Chúa.

Alpha
(The way of Jesus)


Làm Dấu



[audio http://dl.dropbox.com/u/25665795/Lam-Dau_PDT.mp3]

Tải file MP3

Tải file PDF

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Maria - Mẹ Tuyệt Mỹ


Có hai vị thiền sư vừa xuống núi, họ đi vào một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt đã khiến một thiếu nữ xinh đẹp không thể băng qua một ngã tư sình lầy được. Lập tức, một trong hai vị thiền sư đã đến bồng người thiếu nữ trên tay và đưa chị qua đường. Vị sư kia lấy làm khó chịu, nên không mở miệng nói với bạn mình một lời. Mãi một lúc sau, không còn nhịn được nữa, ông ta mới lên tiếng:

- Chúng ta là người tu hành, không được phép gần đàn bà, nhất là những cô gái đẹp, sao anh lại bồng người thiếu nữ ấy trên tay?

Vị sư đã bồng người thiếu nữ mỉm cười đáp:

- Tôi đã bỏ cô ta lại tại chỗ rồi, còn anh, anh cứ mang cô ta theo mãi tới đây!


* * *


Chúa Giêsu đã nói: "Chính tự lòng người mới phát xuất mọi tội lỗi". Cũng có câu: "Lòng đầy miệng mới nói ra".

Chính vị thiền sư kia trong lòng có đầy tà ý, nên ông ta đã lên án nghĩa cử bác ái của bạn đồng môn. Trái lại, vị thiền sư đã bồng thiếu nữ qua vũng lầy, trong tâm chỉ có thiện ý giúp đỡ người qua đường, nên tâm hồn ông nhẹ nhàng, thư thái, hân hoan vì đã làm được một việc nghĩa.

Mẹ Maria, một tấm gương tuyệt vời về lòng thanh khiết. Nơi Mẹ không vương vấn một chút bợn nhơ tội lỗi. Mẹ hoàn toàn trong sạch tinh khiết. Tâm hồn Mẹ tràn đầy phúc đức thánh ân.

Chính vì thế:

Giáo Hội đã dâng Mẹ lời kinh tuyệt đẹp: "Lạy Mẹ Maria, Mẹ diễm lệ tuyệt vời, nơi Mẹ không hề dính bén chút bùn nhơ tội lỗi".

Sách Nhã Ca đã viết: "Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận".

Thánh Gioan trong sách Khải Huyền cũng diễn tả; "Một điềm lạ xuất hiện trên không trung, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai sao sáng".

Ðó là những lời diễn tả vẻ tuyệt mỹ của Mẹ Maria. Nhưng lời nói, bút mực làm sao có thể diễn tả cho đầy đủ mà không khỏi hàm hồ, tối nghĩa và thiếu sót. Vâng không có lời nào xứng hợp để diễn tả vẻ tuyệt mỹ của Mẹ. Chỉ có sự thinh lặng thán phục.

Mẹ tuyệt mỹ, vì Mẹ đã được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ lúc đầu thai trong lòng bà Thánh Anna.

Mẹ tuyệt mỹ, vì Mẹ chẳng hề mắc tội tổ tông, và trong suốt cuộc đời Mẹ, Mẹ cũng không hề vấp ngã, không hề sống dưới sự thống trị của tội lỗi.

Mẹ tuyệt mỹ, vì Mẹ được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, nên Ngài đã giữ gìn Mẹ khỏi mọi tội lỗi để cung lòng Mẹ xứng đáng ngai toà cho Con Thiên Chúa ngự.

Mẹ tuyệt mỹ, vì Mẹ đã được sứ thần Gabriel kính chào là Ðấng "Ðầy Ơn Phúc", nên tâm hồn Mẹ mang trọn vẹn vẻ đẹp của Ơn thánh và nhân đức, đến nỗi thánh Têrêsa đã sánh ví: "Tâm hồn Mẹ như một tòa lâu đài dát bằng những viên ngọc quí, như một thiên đàng nhỏ bé cho Thiên Chúa ngự trị".

Mẹ tuyệt mỹ, vì vẻ đẹp của thân xác là phản ảnh của vẻ đẹp tâm hồn, mà linh hồn Mẹ tràn đầy thánh đức, nên Mẹ diễm lệ tuyệt trần.

Mẹ tuyệt mỹ, vì các xấu xa khuyết điểm chỉ đến với con người sau khi nguyên tổ phạm tội, mà linh hồn Mẹ vô nhiễm nguyên tội, nên Mẹ kiều diễm nhất trong con cái loài người. Thánh nữ Bernadetta đã phải thốt lên: "Mẹ đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu ai đã thấy Mẹ một lần, thì người ta sẵn sàng hy sinh mạng sống để được thấy Mẹ trên thiên đàng mãi mãi".

Maria, như giọt sương lóng lánh dưới tia nắng mặt trời, tâm hồn thanh khiết của Mẹ phản chiếu nguồn sáng vô tận của Thiên Chúa.

"Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn"

Vâng, chính Mẹ là hoa sen thơm ngát, sống giữa trần gian ô trọc, nhưng Mẹ vẫn không vương vấn bùn nhơ tội lỗi.

* * *


Lạy Mẹ tuyệt mỹ, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin Mẹ ban cho chúng con một tâm hồn thanh sạch, để chúng con luôn có được một cái nhìn trong sạch.

Chúa ban cho chúng con một người Mẹ không tỳ vết để chúng con luôn ngước mắt nhìn lên.

Chúa ban cho chúng con một người Mẹ luôn thưa "Xin Vâng"để chúng con tiếp tục chỗi dậy sau những lần vấp ngã.

Chúa ban cho chúng con một người Mẹ mẫu mực tuyệt vời để chúng con luôn bắt chước noi gương.

Lạy Mẹ Maria,

Xin Mẹ hãy chiếu sáng vẻ đẹp của sự thánh thiện và thanh khiết, của tình yêu và ân phúc vào cuộc đời chúng con, bây giờ và mãi mãi. Amen.

(Đài Chân Lý Á Châu)