Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Rừng Mắm

[caption id="" align="aligncenter" width="360" caption=""Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?""][/caption]

Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:


- Cây mắm sao con không nghe nói đến bao giờ?


- Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không được nữa là.


- Vậy trời sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?


Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con". 



Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Suy nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng.


Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới có thể mọc lên.


Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên.


Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác.


Với ý nghĩ ấy, còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong Tình Yêu Quan Phòng của ngài.


Đài Chân Lý Á Châu


Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Kỳ Quan Của Thế Kỷ 19

[caption id="attachment_2828" align="aligncenter" width="318" caption="Ngài là kỳ quan vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 19. Cả nước Pháp đã suy tôn Ngài như một vị Thánh Vinh sơn đệ Phaolô của thế kỷ""][/caption]

Ngày 31 tháng 1, cách đây đúng một thế kỷ, thế giới mất đi một người mà ông Rattazzi, thủ tướng nước Italia, thời bấy giờ nổi tiếng là người chống báng Giáo Hội, đã phải thốt lên: "Ngài là kỳ quan vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 19. Cả nước Pháp đã suy tôn Ngài như một vị Thánh Vinh sơn đệ Phaolô của thế kỷ". Con người đó chính là Thánh Don Bosco. 

Thánh nhân chào đời năm 1815 tại miền Piemonte, thuộc mạn bắc nước Italia. Mẹ Ngài là bà Magarita mong ước cho Ngài được làm linh mục. Nhưng bà đã dặn dò con mình: "Mẹ đã sinh ra trong nghèo khó, mẹ đã sống trong nghèo khó, mẹ cũng muốn chết trong nghèo khó. Nếu con muốn làm linh mục để giàu có, mẹ sẽ không bao giờ bén mảng đến với con". 

Don Bosco đã thực hiện lời khuyên của mẹ. Không những Ngài đã sống nghèo, nhưng chỉ sống với người nghèo, nhất là trẻ em nghèo. Ngài đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thu nhặt những trẻ em lang thang đầu đường xó chợ. 

Nếu mãi đến năm 1848, Karl Marx mới đưa ra tuyên ngôn kêu gọi giới công nhân đứng lên, đoàn kết đấu tranh cho quyền lợi của họ, thì trước đó, Don Bosco cũng đã tranh đấu cho giới công nhân rồi. 

Thời của Thánh nhân, kỹ nghệ mới phát triển, nhiều vấn đề xã hội được đặt ra. Thánh nhân chủ trương không chỉ mang lại cho giới trẻ một nền giáo dục về mặt tinh thần hay tu đức, mà còn giúp cho giới trẻ một nghề nghiệp trong tay. Thánh Don Bosco đã được xem như là cha đẻ của những trường huấn nghệ ngsày nay. 

Phương pháp sư phạm được Thánh nhân đề ra nhắm đến sự đề phòng hơn là trừng phạt. Thay vì chữa trị những sai trái, tốt hơn là đề phòng để những sai trái không xảy ra. Trong tất cả mọi sự, tình thương và sự dịu dàng là cơ sở cho tất cả mọi cư xử của Thánh Don Bosco.

Hiền lành và vui vẻ là hai nhân đức trội vượt trong sự thánh thiện của Thánh Don Bosco. Với sự hiền lành đầy cảm thông, Thánh nhân nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa Giêsu. Cái nhìn đó muốn nói với tội nhân hay bất cứ một tâm hồn xấu xa nào rằng: "Bạn có một giá trị cao cả. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương bạn. Bạn đừng ngã lòng".

Ði đôi với sự hiền lành chính là vui vẻ. Châm ngôn của Thánh Don Bosco chính là: Phụng sự Chúa trong vui tươi. Sự vui vẻ của Thánh Don Bosco là liều thuốc hữu hiệu nhất cho thời đại đầy ohiền muộn và chán nản của chúng ta. Niềm vui của Thánh nhân xuất phát từ một xác tín cơ bản trong Kitô giáo của chúng ta: Thiên Chúa là Tình Yêu. Do đó những người được Thiên Chúa yêu thương không thể nào buồn thảm được.

Sứ điệp của Thánh Don Bosco vẫn luôn hợp thời, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Giữa một xã hội mà tương quan con người được xây dựng trên thù hận, nghi kỵ, bon chen, giành giật, lừa đảo. Thánh Don Bosco nói với chúng ta rằng: Con người vẫn còn đáng thương yêu, vẫn còn đáng tôn trọng và tin tưởng.

Giữa một xã hội mà sự buồn thảm đang ngự trị, Thánh nhân muốn đem lại cho chúng ta nụ cười của lạc quan. Nụ cười lạc quan đó chỉ có thể nở rộ khi con người còn tin tưởng ở Tình Yêu của Thiên Chúa. Giữa những mất mát từng ngày, Thánh Don Bosco mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm lại mọi sự trong Tình thương của Chúa.

Đài Chân Lý Á Châu

Thà chết còn hơn là sống mà làm mất lòng Chúa

[caption id="attachment_2834" align="aligncenter" width="300" caption="“Hỡi các xương khô hãy nghe lời Thiên Chúa! Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, hãy sống động và đến làm chứng cho sự thật”"][/caption]

Năm 1070 ở Cracovie nước Balan, thánh Xíchtanilao, Giám Mục có mua của một nông dân, tên là Phêrô một mảnh đất cho nhà thờ chính toà. Ngài trả tiền đàng hoàng, nhưng không lập khế ước.

Sau ba năm, các người thừa kế Phêrô làm đơn tố cáo Đức Giám Mục đã cướp đoạt đất của họ.

Những người tiên cáo hành động như vậy vì biết rõ Boleslas, vị hung quân quá cay cú thánh nhân đã khiển trách nặng lời ác đức nhà vua.

Nhà vua hoan hỉ làm án buộc Đức Cha phải trả tiền lần nữa.

Ngài được Chúa soi sáng, tuyên bố nếu không được người sống xét xử công minh, ngài sẽ viện người chết làm chứng cho ngài.

Vậy ngài tâu vua đợi cho 3 ngay để Phêrô là người bán đất sẽ xác nhận.

Bạo vương chuẩn y ngay, vì biết Phêrô đã chết từ lâu và chế nhạo Giám Mục ngớ ngẩn.

Thánh Xíchtanilao trở về nhà, và yêu cầu các linh mục cầu nguyện và ăn chay suốt ba ngày để xin Chúa tự tay thụ lý.

Ngày thứ ba, sau khi dâng thánh lễ trọng thể, bận luôn phẩm phục Giám Mục, ngài đến nghĩa địa cùng với các linh mục và dân chúng.

Đến mộ Phêrô, ngài ra lệnh quật mồ và mở quan tài. Người ta chỉ thấy một nắm xương tàn. Bấy giờ thánh Giám Mục quỳ xuống và xin Chúa làm một phép lạ trước dân chúng cho sáng danh Ngài và cho sự thật hiển thắng. Rồi, lấy gậy đụng đến hài cốt và truyền:

“Hỡi các xương khô hãy nghe lời Thiên Chúa! Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, hãy sống động và đến làm chứng cho sự thật”.

  Các hài cốt cựa quậy, tro bụi biến thành thịt; người chết đứng dậy, ra khỏi quan tài và tiến đến Đức Giám Mục.

Ngài dẫn chàng đến nhà thờ trước hết để cám ơn Chúa với dân chúng, rồi đưa đến toà án.

Phiên toà do hung vương chủ toạ với sự hiện diện của đình thần. Người ta báo tin Đức Giám Mục, các giáo sĩ, dân chúng và Phêrô sống lại đến hầu toà.

Vua không tin; nhưng rồi cũng phải tin trước sự thật hiển nhiên khi Đức Cha vào phòng đối diện với vua và tâu:

“Tâu hoàng thượng, tôi dẫn người đã bán đất cho tôi. Xin hoàng thượng hỏi đương sự có bán đất và đã nhận tiền của tôi không? Thiên Chúa sai đương sự đến để làm xấu hổ các người cháu gian dối”.

 Phêrô cao giọng minh chứng đã bán đất ấy cho Đức Giám Mục và ngài đã trả tiền.

Tiếp đó, Phêrô ngỏ lời với 3 người cháu hiện diện là không có quyền gì trên mảnh đất đó và doạ chúng sẽ bị chết dữ tợn nay mai nếu không chấm dứt tham vọng lấy của người khác.

Cả cử toạ đều kinh ngạc, sợ hãi, đứng sững như trời trồng.

Sau đó, Đức Giám Mục hỏi người được sống lại có muốn sống thêm ít năm nữa không. Nhưng đương sự đáp:

“Muốn chết ngay, hơn là sống một cuộc đời khốn khổ và rất nguy hiểm là làm mất lòng Chúa”.

   Chàng xin thánh Giám Mục và dân chúng cầu bầu cho chàng đang còn phải giam cầm trong Luyện Ngục.

Mọi người theo chàng trở lại nghĩa trang. Chàng đến quan tài và nằm xuống. Xương cốt chàng lại tách rời ra, thịt tan rã thành tro bụi, và thiên hạ chỉ còn thấy một bụi đất không hình dạng.

Trích sách tháng các Linh Hồn

30 châm ngôn sống

[caption id="attachment_2821" align="aligncenter" width="360" caption="Lời hay lẽ thiệt mới là khôn ngoan."][/caption]

1. Thương thì đường trường rút vắn.

2. Ghét bỏ cung nỏ kéo hoài.

3. Truyện xấu sốt dẻo, nẻo ngay khó tìm.

4. Nghe muôn, nói một.

5. Bước lên bằng cách đạp người khác xuống, chân sẽ bị hổng.

6. Vun xới cho mình, loại trừ người khác, sẽ rơi vào cô đơn bất hạnh.

7. Bịa chuyện dối gian thì xướng miệng nhưng dơ lòng.

8. Khuôn mặt thì rạng rỡ, mà diện mạo lại u mờ.

9. Lời giả dễ nghe, lời thật khó nhận.

10. Lời hay lẽ thiệt mới là khôn ngoan.

11. Sự thật thì đơn sơ trơ trụi.

12. Dối gian nại trăm ngàn nguyên cớ.

13. Lòng thành tâm thật mới là chân tu.

14. Vội ăn vội nói, thói đời gièm pha.

15. Gian ngoa lắt léo chỉ là dối gian gạt người.

16. Lời qua tiếng lại hơn thua được gì.

17. Thắng chồng thắng vợ, thì thua thắng mình.

18. Cây khô bóc vỏ cho nõn đâm chồi.

19. Trẻ đòi, thiếu tiêu, thanh bòn, già giữ.

20. Truyện xấu không kể, truyện xàm không nghe.

21. Vô can vô cớ, gây vố hại người.

22. Tâm lặng lòng thanh, bình an thư thái.

23. Trút bỏ sầu hận, tâm thần nhẹ tênh.

24. Có có, không không mưu hại cả đời.

25. Nói có thì rõ như ban ngày.

26. Biết mình, xét mình, sửa mình là đầu mối thành nhân.

27. Một câu hại người, bằng mười lưỡi gươm đâm thấu.

28. Nói thẳng nói thật, phật lòng trước đã.

29. Nói bóng nói gió, chó đâm bụi rậm.

30. Nụ cười là liều thuốc chữa bá bệnh tâm sinh lý.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

† Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Phaolô

“Ai tin vào Thầy thì được sống muôn đời” (Ga 3,15)


http://cuucaclinhhon.files.wordpress.com/2011/04/flower2.gif?w=600


Trong niềm tín thác vào Đức Kitô Phục Sinh,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng báo tin:






Cụ Phaolô Nguyễn Văn Tuân (Thanh)


Sinh năm: 1918


Đã an nghỉ trong Chúa lúc 2g 45′  ngày 27 tháng 1 năm 2012


(tức ngày 5/1 năm Nhâm Thìn)


Hưởng thọ: 97 tuổi


Lễ viếng từ 9g  ngày 27 tháng 1 năm 2012


Thánh Lễ an táng được cử hành tại Nhà thờ Giáo xứ Phú Đa


lúc 14g 45' ngày 28 tháng 1 năm 2012


Mai táng cùng ngày tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Chúng em tha thiết mời gọi tất cả các Anh Chị Em, cách riêng là các hội viên Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn cầu nguyện sốt sắng cho người anh cả của Hội. Xin Chúa thương xót tha thứ cho linh hồn Phaolô sớm được diện kiến Tôn Nhan Người.



Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Phaolô.

Người gửi: BBT

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Thông điệp Đức Mẹ ngày 25/1/2012






Thông điệp Mẹ Mễ Du ngày 25/1/2012 qua thị nhân Marija


"Các con yêu dấu,

Với niềm vui, hôm nay nữa Mẹ kêu gọi các con mở lòng mình ra và lắng nghe lời kêu gọi của Mẹ. Một lần nữa, Mẹ mong mỏi mang các con gần hơn tới Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ, nơi đó các con sẽ tìm thấy sự nương náu và bình an. Các con hãy mở lòng mình ra tới sự cầu nguyện cho tới khi nó thành một niềm vui cho các con. Qua việc cầu nguyện, Đấng Tối Cao sẽ cho các con dư tràn ân sủng và các con sẽ trở nên những cánh tay nối dài của Mẹ trong một thế giới bất yên này mà nó đang khát khao cho sự bình an. Các con nhỏ, với đời sống của mình làm nhân chứng đức tin và cầu xin niềm tin đó có thể lớn mạnh mỗi ngày trong tâm hồn mình. Mẹ luôn ở với các con. Cám ơn các con đã đáp lại lời mời gọi của Mẹ".

Message to Marija on January 25, 2012

“Dear Children!

With joy, also today I call you to open your hearts and to listen to my call. Anew, I desire to draw you closer to my Immaculate Heart, where you will find refuge and peace. Open yourselves to prayer, until it becomes a joy for you. Through prayer, the Most High will give you an abundance of grace and you will become my extended hands in this restless world which longs for peace. Little children, with your lives witness faith and pray that faith may grow day by day in your hearts. I am with you. Thank you for having responded to my call".

Kính Mừng MARIA

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Maria

“Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25b)



Trong niềm tin cậy vào Lòng Chúa Thương Xót,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng kính báo:




Chị Maria Nguyễn Thị Thịnh


Sinh ngày: 4/8/1968


Đã an nghỉ trong Chúa lúc 6g  ngày 26 tháng 1 năm 2012


(tức ngày 4/1 năm Nhâm Thìn)


Hưởng dương: 45 tuổi


Lễ viếng từ 13g ngày 26 tháng 1 năm 2012


Thánh Lễ an táng được cử hành tại Nhà thờ Giáo xứ Phú Đa


lúc 14g  ngày 27 tháng 1 năm 2012


Mai táng cùng ngày tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và quý cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Maria.



Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Maria.

Người gửi: BBT

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Sức mạnh của lòng tin

[caption id="attachment_2788" align="aligncenter" width="360" caption="“Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11,24)"][/caption]

Một trong những lý do đầu tiên giải thích cho thất bại trong đời sống cầu nguyện của chúng ta chính là chúng ta cầu xin quá nhiều nhưng lại không bao giờ trông đợi lời đáp trả. Chúng ta không ngừng cầu xin, nhưng lại không hề thật sự trông chờ câu trả lời, cho đến khi cơ bắp tâm hồn chúng ta mềm nhũn vì chúng ta đã không tập luyện sức mạnh nhận lãnh.

Tôi thà cầu nguyện với Thiên Chúa bằng lòng tin thật sự và nhận được lời đáp trả, hơn là gửi vô số những lời cầu xin và không bao giờ nhận lại được gì. Sẽ tốt hơn rất nhiều khi xin Chúa vài điều và nhận được câu trả lời hơn là bị tổn hại đến niềm tin bởi việc làm suy yếu sức mạnh của sự lãnh nhận.

Thật đáng thương cho những người cầu nguyện liên lỉ, kiên nhẫn chờ đợi, rồi than khóc, vì những lời cầu nguyện của họ dường như không được nghe thấy và không được đáp trả, và cuối cùng, đau khổ và thất vọng, họ bỏ cuộc, nghĩ rằng Thiên Chúa không quan tâm, trong khi chính họ không nhận ra và tuân theo quy tắc của đức tin mà Chúa nói rất rõ trong Lời của Ngài.

Vấn đề là ở chỗ chúng ta hành động như thể Thiên Chúa là một Đấng chuyên quyền nhẫn tâm, Đấng mà chúng ta cố vượt qua sự kiên quyết và không sẵn lòng của Ngài bằng những lời cầu nguyện than van liên lỉ, nhưng sự thật Thiên Chúa đang cố gắng vượt qua sự thiếu lòng tin của chúng ta và mong muốn ban cho chúng ta những gì lòng chúng ta khao khát.

Phần việc của chúng ta chính là nhận lấy. Phần việc của Ngài chính là trao ban. Đúng vậy, chúng ta cầu xin, nhưng lại không nhận lấy. “Khi cầu nguyện, hãy tin là mình đã được rồi”. Ngài đã ban và Ngài chờ đợi ban nhận lấy, và bạn hoàn toàn có thể nhận lấy, vì Ngài đã ban cho bạn khả năng làm điều đó.

“Tôi có thể tin, tôi sẽ tin và tôi tin”. Tôi có thể tin bởi vì Chúa ban cho tôi khả năng đó. Ngài không bao giờ đòi hỏi con cái của Ngài điều gì mà chúng không có khả năng. Vì thế, tôi có thể tin nếu tôi tin. Vì thế tôi sẽ tin bởi vì Thiên Chúa mong đợi tôi rèn luyện ý chí tin tưởng của tôi vào Lời Ngài. Và tôi tin, bởi vì giờ đây chính là thời gian của Thiên Chúa, bởi vì tôi cầu nguyện và tôi tin rằng tôi nhận được ngay sau khi lời cầu nguyện của tôi kết thúc, như Kinh Thánh đã nói: “Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11,24).

Vì thế, có những lúc tôi phải ngừng cầu nguyện và bắt đầu tin tưởng. Khi tôi cầu xin, tôi phải tin tưởng ngay chứ không phải tin tưởng trong tương lai. Lòng tin vào tương lai chính là hy vọng chứ không phải là tin tưởng, và như ai đó đã nói rất khôn ngoan: “Niềm tin không phải là hy vọng”. Hy vọng đặt một sự việc vào trong tương lai, trông đợi một thời gian xa, nếu Chúa thấy phù hợp, Ngài sẽ cho câu trả lời; còn lòng tin đặt sự việc vào trong quá khứ và xem như nó đã hoàn thành. Sự việc được hoàn thành đơn giản bởi vì Thiên Chúa đã phán như thế.

Niềm hy vọng hướng đến ngày mai, trong khi lòng tin để lại vấn đề ở ngày hôm qua, xem như sự việc đã xong và sẽ luôn nhìn lại nơi ấy và nói: “Sự việc đã xong, tôi đã hoàn thành giao dịch với Chúa. Tôi tin Ngài sẽ thực hiện lời Ngài và xem như nó đã xong, bởi vì Ngài đã nói thế”. “Lý do khiến chúng ta mạnh dạn trước mặt Thiên Chúa, đó là: Người nhậm lời chúng ta khi chúng ta cầu xin điều gì hợp ý Người. Nếu chúng ta biết rằng Người nhậm mọi lời chúng ta xin, thì chúng ta cũng biết rằng chúng ta có được những gì chúng ta đã xin Người” (1 Ga 5,14-15).

Những gì chúng ta nghĩ không quan trọng, nhưng quan trọng chính là những gì Thiên Chúa nói. Những gì chúng ta cảm thấy không quan trọng, nhưng quan trọng chính là niềm tin chúng ta xác tín điều gì. Dù không nhìn thấy cũng không quan trọng, vì chúng ta bước đi bằng lòng tin.

Có thể bạn có lòng tin, nhưng lòng tin ấy có thích đáng không?

Một vị linh mục cố giải thích thật rõ nguyên tắc của lòng tin, ông chìa ra một chiếc đồng hồ đắt tiền trước một nhóm những bé trai ngồi hàng ghế đầu trong nhà thờ.

“Tony, con có muốn có chiếc đồng hồ này không?” - vị linh mục đưa chiếc đồng hồ ngay trước mặt cậu bé. “Ồ, cha đừng trêu con” - cậu bé trả lời. Vị linh mục lặp lại câu hỏi với cậu bé tiếp theo. Và câu trả lời nhanh nhảu: “Cha đừng gạt con. Hôm này đâu phải ngày Cá Tháng Tư”.

Câu hỏi lại được lặp lại, hết lần này đến lần khác dọc theo dãy ghế và tiếp tục với những câu trả lời hài hước tương tự. Cuối cùng, vị linh mục đưa chiếc đồng hồ đến một bé trai khoảng 5 tuổi ngồi phía ngoài, với đôi mặt sáng rỡ nhìn chằm chằm vào vị linh mục. Đôi chân của cậu bé không chạm tới đất, nhưng cậu bé vẫn ngồi thăng bằng sát mép ghế và sẵn sàng nhảy lên, vị linh mục không có cơ hội nói hết câu: “Cậu trai, con có muốn…”. Bấy nhiêu đó đã đủ, bàn tay mũm mĩm nhanh chóng chộp lấy chiếc đồng hồ. “Chộp lấy” là từ duy nhất có thể diễn tả đúng hành động hăm hở và mạnh bạo của cậu bé với niềm tin tưởng, vào rồi cậu bé bỏ món quà vào túi, nhích người ngồi lại sát vào ghế vòng tay nghiêm trang với vẻ mặt toại nguyện. Đó là món quà cậu mong ước đã lâu.

Sau buổi lễ, nhóm các bé trai vây quanh vị linh mục phân trần: “Làm sao con biết chắc là cha nói thật?” và “đó là chiếc đồng hồ chúng ta luôn muốn có”.

“Tại sao cha không nói với chúng con là cha nói thật?” “Nếu cha nói thật, tại sao cha không đặt vào tay con, hoặc hỏi lại lần nữa, như vậy con biết chắc”.

Mỗi cậu bé đều muốn vị linh mục đặt vào tay chúng, hơn là tự chúng chìa tay ra nhận lấy, trong khi đứa bé nhỏ nhất kia có được lòng tin thích đáng và đã tự nhận lấy món quà được mời tặng. Cậu bé ấy đã đặt đức tin vào trong hành động.

Rất nhiều người không có lòng tin thích đáng. Cách nào đó, họ tin rằng mình được cứu độ và họ tin những lời hứa của Chúa chỉ là bâng quơ không cụ thể cho từng người. Nhưng họ không biết rằng những lời hứa của Thiên Chúa “phù hợp” với từng người một. Họ không biết phải “nhận từ Chúa như thế nào”. Dù luôn cầu xin, nhưng họ không bao giờ nhận được gì, đơn giản bởi vì họ không hiểu được nguyên tắc lòng tin. Nó được giải thích thật dễ hiểu trong Kinh Thánh: “Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý”. Nếu không có được niềm tin như thế, chúng ta không thể nào tận dụng hết đặc quyền vinh dự được làm con Thiên Chúa hoặc hoàn toàn sử dụng quyền thừa kế của mình.

Nghi Ân dịch

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Bàn Chân Năm Ngón

[caption id="attachment_2765" align="aligncenter" width="294" caption="Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa"][/caption]

Một người thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình. Ðiều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người? 

Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng. Tony đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh.

 Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: "Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?". Anh đã trả lời như sau: "Tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi".

Không ai trong chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn. Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.

Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả. Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người. Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.

Đài Chân Lý Á Châu

Chúng ta cần có biết bao bạn hữu và quý nhân bên kia thế giới

[caption id="attachment_2781" align="aligncenter" width="363" caption="“Ôi, lạy Chúa, xin Chúa trả gấp trăm ơn lành những người làm cho chúng con bằng lời cầu nguyện để giải thoát chúng con và góp phần đưa chúng con vào ánh sáng mát dịu trên cõi trời”."][/caption]

Thánh Brigita thấy mở ra trước mắt ngài Luyện Ngục, các đẳng Linh Hồn được lửa thanh luyện trước khi lên Trời.

Thánh nữ nghe một thiên thần hô:

“Phúc thay những kẻ cầu nguyện và làm việc phúc đức để giúp các đẳng Linh Hồn trong Luyện Ngục. Bởi vì sự công lý của Chúa đòi buộc các Linh Hồn ấy phải được thanh luyện bởi lửa hoặc giải thoát nhờ những việc thiện của bà con, bạn hữu”.

Bấy giờ bà nghe từ vực đau khổ vang lên vô số tiếng xin nài: “Ôi, lạy Chúa, xin đừng chấp vô số tội chúng con phạm, một xin Chúa nghĩ đến công nghiệp vô cùng cuộc tử nạn Chúa đã chịu. Xin Chúa soi sáng cho các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ và giáo dân có một tâm tình bác ái chân thật để cứu số phận hẩm hiu của chúng con bằng các lời cầu nguyện, thánh lễ, bố thí và ân xá đại xá. Nếu các đấng muốn, các đấng có thể giảm nhẹ, thâu ngắn các khổ hình khủng khiếp chúng con chịu, và đem chúng con sớm gần Chúa. Cám ơn muôn ngàn lần, cám ơn những người nâng đỡ chúng con trong cơn hoạn nạn!”.

Rồi một thứ ánh sáng rực rỡ một bên, lờ mờ một phía dọi từ trên xuống và soi vào Luyện Ngục, cho hiểu rằng họ được nhờ lời cầu nguyện nâng đỡ; nhưng chưa được hoàn toàn.

Và những tiếng mới ngân lên:

“Ôi, lạy Chúa, xin Chúa trả gấp trăm ơn lành những người làm cho chúng con bằng lời cầu nguyện để giải thoát chúng con và góp phần đưa chúng con vào ánh sáng mát dịu trên cõi trời”.

Vậy những ai cầu nguyện cho những kẻ chết được bảo đảm một phần thưởng rất lớn.

Các Linh Hồn được họ cầu bầu cho lên trời không bao giờ quên một sự giúp đỡ như vậy và sẽ đền đáp gấp một trăm.

Rất mong những người nghe hoặc đọc những truyện hồn về được hết lòng sùng kính các người quá cố như thánh Brigita.

Lời nguyện:

Lạy Chúa, chúng con cần có biết bao bạn hữu và quý nhân bên kia thế giới, chúng con là những kẻ phạm nhiều tội lỗi, hằng chọc cơn phẫn nộ Chúa. Chúng con cần biết bao lời bào chữa của các ngài. Xin Chúa cho chúng con nhiều Trạng sư ở trên trời.

Trích sách tháng các Linh Hồn

Những nghịch lý thời đại

[caption id="attachment_2777" align="aligncenter" width="420" caption="Chúc bạn sống trọn vẹn từng ngày trong cuộc đời"][/caption]

Chúng ta có những toà nhà cao hơn,
nhưng tính cách những người cư ngụ trong đó thì lại nhỏ hơn.

Những con đường cao tốc rộng hơn,
nhưng quan điểm của con người thì lại hẹp hòi hơn.

Chúng ta chi dùng nhiều hơn,
nhưng sở hữu ít hơn.

Mua sắm nhiều hơn,
mà thụ hưởng lại ít hơn.

Chúng ta có những căn hộ to hơn,
nhưng gia đình thì lại nhỏ hơn.

Tiện nghi thì nhiều hơn,
nhưng thời gian lại ít hơn.

Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn,
nhưng lại kém ý thức hơn.

Nhiều kiến thức hơn,
nhưng lại kém suy xét hơn.

Nhiều chuyên gia hơn,
nhưng cũng lắm vấn nạn hơn.

Nhiều thuốc men hơn,
nhưng lại kém sức khoẻ hơn.

Chúng ta uống quá nhiều, hút quá mức,
chi quá lố, lái xe quá nhanh, cười quá ít.

Chúng ta giận quá mau, thức quá muộn,
dậy quá mệt, xem tivi quá nhiều, đọc quá ít.

Chúng ta tăng số của cải,
nhưng lại giảm những giá trị của bản thân.

Chúng ta nói quá nhiều,
yêu quá ít và ghét quá thường xuyên.

Chúng ta chỉ học cách kiếm sống
chứ không phải là xây dựng cuộc sống.

Chúng ta chỉ biết chồng chất thêm mỗi năm vào cuộc đời,
mà chẳng biết bổ sung cuộc đời vào mỗi năm.

Chúng ta đã đi lên mặt trăng và quay trở về,
Nhưng... lại cảm thấy phiền hà khi băng qua đường
để gặp người hàng xóm mới dọn đến.

Chúng ta đã chinh phục không gian bên ngoài là vũ trụ,
chứ không phải là không gian nội tâm.

Chúng ta đã làm những việc to lớn hơn,
chứ không phải là tốt hơn.

Chúng ta làm trong sạch không khí,
nhưng lại gây ô nhiễm tâm hồn của nhau.

Chúng ta đã phân tách được hạt nhân nguyên tử,
chứ không hề động đến óc thành kiến của mình.

Chúng ta viết lách nhiều hơn,
nhưng học hành thì ít hơn.

Chúng ta dự tính nhiều hơn,
nhưng thực hiện thì ít hơn.

Chúng ta chỉ biết vội vã,
mà không biết chờ đợi.

Chúng ta có thu nhập cao hơn,
nhưng đạo đức thì lại thấp hơn.

Chúng ta có nhiều thức ăn hơn,
nhưng số người đói trên thế giới lại nhiều hơn.

Chúng ta có nhiều máy tính hơn để lưu trữ nhiều thông tin hơn,
nhưng chúng ta lại ít liên lạc với nhau hơn.

Chúng ta trở nên thừa về số lượng, nhưng lại quá thiếu về chất.
Lưng dài thêm mà chí thì ngắn đi.

Đây là thời của thức ăn nhanh (fast-food) nhưng tiêu hoá thì chậm;
món ăn nhiều hơn, nhưng dinh dưỡng thì ít hơn.

Lợi nhuận quá cao,
nhưng các mối quan hệ với nhau thì hời hợt vô cùng.

Chúng ta có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi hơn,
nhưng ít thú vui lành mạnh hơn.

Đây là thời thế giới nói nhiều đến hoà bình,
nhưng nội chiến vẫn triền miên.

Đây là thời có tới hai nguồn thu nhập từ cả hai vợ chồng trong gia đình,
nhưng ly dị vẫn tăng thêm...

Đây là thời của những căn nhà sang trọng,
nhưng tổ ấm thì lại tan vỡ.

Đây là thời của những chuyến du hí chớp nhoáng,
của những loại khăn dùng một lần rồi bỏ,
của sự buông trôi đạo đức,
của những chỗ dừng qua đêm dọc đường,
của những cơ thể béo phì và của những loại thuốc kích thích,
để an thần, và để... giết người!

Bạn ơi, mỗi một ngày, mỗi một giờ, mỗi một phút...
chỉ đến với chúng ta một lần và không bao giờ trở lại
Chúc bạn sống trọn vẹn từng ngày trong cuộc đời.

Sưu tầm

Lời cam kết của Thiên Chúa

[caption id="attachment_2769" align="aligncenter" width="420" caption="“Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành; hãy vào mà hưởng niềm vui với Chủ ngươi!”"][/caption]

Tôi hiểu được cảm giác của bạn tha thiết muốn biết, muốn thấy những gì còn bỏ trống về tương lai. Mặc dù những lúc gian nan rất khó để chịu đựng, nhưng chúng là thời gian quý giá để ngẫm nghĩ lại những mục tiêu của bạn, ngẫm lại những công việc bạn muốn làm nhiều hơn, để đánh giá lại nền tảng đức tin của bạn. Đó chính là những vấn đề cá nhân rất quan trọng, và Thiên Chúa hài lòng khi Ngài nhìn thấy bạn tin tưởng vào sự hướng dẫn và chăm sóc của Ngài. Chúa Giêsu biết bạn đang phải khó khăn thế nào, và Ngài luôn trung tín trong việc ban cho bạn sự chỉ dẫn, ân huệ và tất cả những gì bạn cần - bao gồm cả điều quan trọng nhất chính là những câu trả lời bạn ao ước.


Những lời hứa của Thiên Chúa luôn đáng tin cậy trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ mở những cánh cửa để ban cho bạn những cơ hội tuyệt vời để bạn được dư đầy và đạt được những mục tiêu của mình. Bao lâu bạn hành động vì Chúa dựa vào những phương tiện và khả năng Ngài ban cho bạn, Ngài sẽ hành động vì bạn.

Khi bạn trải qua những mối hiểm nguy mới hoặc thử sức với cơ hội mới, bạn phải kiên nhẫn và kiên định. Hãy cho Thiên Chúa thời gian để Ngài có thể cho bạn thấy những gì Ngài muốn bạn làm, và Ngài ban ơn cho bạn thế nào để vượt qua chúng.

Có thể bạn tự hỏi liệu bạn có thể trông chờ những lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện không. Liệu bạn có thể tin vào chúng, dựa vào chúng và biết rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi bạn nhưng Ngài sẽ ban ơn cho bạn và giữ gìn bạn?

Tôi tin rằng bạn hoàn toàn có thể trông chờ những lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. - Có thể sẽ không luôn theo như cách bạn nghĩ, nhưng Thiên Chúa sẽ thực hiện theo sự khôn ngoan và tình yêu của Ngài dành cho bạn. Bạn có thể tin tưởng vào những lời hứa ấy, cậy dựa vào chúng, và biết chắc rằng Ngài sẽ ban ơn và chăm sóc cho bạn.

Hãy nghĩ lại: Hầu hết các bạn đều trải qua hết lần này đến lần khác, trông cậy Thiên Chúa giữ gìn bạn, và Ngài đã luôn như thế. Có thể không phải luôn theo đúng như bạn mong đợi, nhưng khi bạn trông cậy vào Thiên Chúa trong đức tin, Ngài giữ gìn bạn qua rất nhiều, rất nhiều điều.

Điều quan trọng không phải là những gì bạn đang làm, mà là bạn đang làm nó như thế nào và tấm lòng của bạn trước Thiên Chúa ra sao. Ngài không quan tâm bạn đang làm gì. Ngài chỉ quan tâm đến lòng tin tưởng, cậy trông và thái độ phục vụ của bạn đối với Ngài, và sự tôn vinh bạn dâng cho Ngài trước bất cứ điều gì Ngài ban cho bạn và giúp đỡ bạn.

Bạn dâng cho Ngài lòng tin tưởng và niềm xác tín năm này qua năm khác, và tôi biết rằng bạn sẽ tiếp tục sống niềm tin ấy trong tương lai cho dù ở bất cứ nơi nào Thiên Chúa dẫn bạn đến hoặc bất cứ điều gì Ngài muốn bạn làm. Và như thế, bạn tiếp tục nhìn thấy sự chăm sóc của Ngài dành cho bạn và cho những người bạn thương yêu, vì chỉ duy nhất Ngài mới có thể làm.

Những suy nghĩ và những ý định của lòng bạn luôn được Ngài nhìn thấy. Ngài luôn ở bên bạn, chăm sóc bạn và dẫn đường chỉ lối cho bạn. Tình yêu của Ngài dành cho bạn luôn không thay đổi, hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi. Tình yêu của Ngài là yếu tố kiên định, không thay đổi và không thể chuyển dời - bạn có thể cậy dựa vào tình yêu của Ngài bây giờ và mai sau.

Mọi người đều trải qua những lúc suy ngẫm, suy tư, nhìn lại mình và tự hỏi: “Tôi đã làm gì với cuộc sống của mình?” và “Tôi sẽ phải trình bày cuộc sống của tôi thế nào một khi nó kết thúc?” Thiên Chúa không muốn bạn nghĩ rằng bạn đang bị Satan tấn công khi những câu hỏi ấy xuất hiện trong tâm trí bạn. Thiên Chúa đã tạo nên quá trình của cuộc sống, và những lúc suy tư, suy ngẫm lại cuộc sống chính là một phần trong quá trình cuộc sống mà tất cả chúng ta đều phải trải qua.

Mỗi người trải qua quá trình suy tư ấy cách khác nhau, vì mỗi người nhìn nhận cuộc sống và phản ứng lại những trải nghiệm trong cuộc sống cách khác nhau.

Khi bạn trải qua quá trình suy ngẫm, hãy xin Chúa giúp bạn nhìn sự việc theo cách nhìn của Ngài. Ngài sẽ nhắc bạn nhớ tất cả những gì Ngài đã làm trong cuộc sống của bạn và Ngài đã dùng bạn như thế nào để hoàn thành ý định và mục đích của Ngài. Bạn đã theo Ngài, có những hy sinh mỗi ngày để làm vui lòng Ngài, vì thế, bạn hãy vui mừng. Có thể bạn không biết rằng mình đã có những ảnh hưởng tích cực đến rất nhiều người - rất nhiều cuộc sống nhờ bạn mà trở nên tốt hơn, phần thưởng trên trời dành cho bạn là vô cùng lớn lao.

Nếu bạn tự hỏi: “Tôi có thật sự hoàn thành được điều gì không? Cuộc sống của tôi không có gì để trình bày cả, không có việc gì lớn lao cả?” Chỉ cần nhớ rằng những việc thuộc về tinh thần mà bạn đã làm bằng tình yêu ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm hồn của người khác không phải lúc nào cũng được nhìn thấy. Đôi lúc, bạn nhìn thấy hoặc nghe những kết quả, nhưng có lúc lại không.

Thiên Chúa muốn bạn biết chắc chắn rằng tất cả những gì bạn dâng cho Ngài qua những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt đều tác động đến cuộc sống của những người khác bằng tình yêu của Ngài. Một ngày nào đó, Ngài sẽ nói với bạn: “Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành; hãy vào mà hưởng niềm vui với Chủ ngươi!”

Đó là bước đầu tiên - nhìn thấy cuộc sống và những phục vụ của bạn dành cho Chúa thông qua cặp kính 5D của thiên đàng. Vì chỉ bằng cách nhìn thuộc về thiên đàng bạn mới có thể thấy được cuộc sống của bạn, cả ở quá khứ và hiện tại là thật sự như thế nào.

Những thay đổi là tốt, bởi vì chúng giúp bạn đánh giá lại lòng tin của mình. Liệu lòng tin của bạn có được xây dựa trên Thiên Chúa và quyền năng của Ngài có thể gìn giữ, bảo vệ, giúp đỡ, ban phát cho bạn cho dù bạn ở đâu hoặc đang ở cùng ai hay không? Hay nó được xây dựa trên những gì bạn nghĩ sự việc nên xảy ra theo ý mình? Bạn thấy đấy, những thay đổi có thể mang đến một sự suy tư sâu sắc nơi lương tâm và tâm hồn và mang đến sự suy ngẫm cần thiết để củng cố lòng tin của bạn, nhờ thế, bạn có thể hành động dựa với lòng tin theo cách mà bạn lựa chọn.

Những lúc suy ngẫm và đánh giá lại có thể khiến bạn giao động, nhưng hoàn toàn có mục đích. Một khi bạn trải qua thời gian biến đổi và trở về với Thiên Chúa, lòng tin của bạn sẽ được gia tăng thêm.

Những lời hứa của Thiên Chúa không có giới hạn. Ngài sẽ gìn giữ, trợ giúp và bảo vệ bạn cho đến khi Ngài mang bạn về bên Ngài, cho dù hoàn cảnh và điều kiện sống của bạn có thế nào. Vì thế, không phải vì mọi thứ quanh bạn đang thay đổi có nghĩa là tất cả đều biến mất và rằng bạn thất bại. Điều ấy chỉ có nghĩa là bạn cần tìm kiếm Chúa để có được những hoàn cảnh, những điều kiện và những yếu tố mới mang đến sự cân bằng mới cho cuộc sống của bạn, và cùng Ngài tìm ra sự cân bằng mới ấy.

Chúa sẽ luôn giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng trước những yêu cầu của tương lai. Ngài sẽ ban cho bạn những ý tưởng và sự khôn ngoan để biết những gì thích hợp với bạn.

Chúa sẽ làm những gì cần làm và sử dụng mọi phương cách để chăm sóc bạn, và bạn sẽ không bị bỏ rơi. Những kết quả trong quá khứ chính là bằng chứng chứng tỏ rằng Thiên Chúa đầy quyền năng ban cho bạn tất cả mọi giải pháp cần thiết trong tương lai.

Đừng lo lắng về tương lai và cố hình dung xem điều gì có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Hãy cố gắng hết sức để chuẩn bị cho tương lai, và tiếp tục theo Ngài như bạn đã theo Ngài trong suốt nhiều năm qua, và Ngài sẽ dẫn đường, hướng dẫn bạn và đưa bạn đến những nơi đầy niềm vui - những nơi mang đến hoa thơm trái ngọt cho Vương Quốc của Ngài - và ban cho bạn dư đầy những gì bạn cần.

Nghi Ân dịch

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Tấm Gương Sự Thật



Theo câu chuyện cổ tích của người Tây Phương về Cô Bạch Tuyết và bảy chú lùn thì Sự Thật chiếu sáng và nói qua một tấm gương. Khi hoàng hậu, người kế mẫu của Bạch Tuyết nhìn vào tấm gương sự thật ấy để hỏi về mình, bà được trả lời như sau: "Thưa hoàng hậu, hoàng hậu là người đẹp nhất hiện nay". Mà quả thật, so sánh với những người đàn bà đương thời, bà ta là người đẹp nhất.

 Nhưng công chúa Bạch Tuyết mỗi ngày một lớn và trở nên xinh đẹp. Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun: ba màu sắc ấy kết hợp một cách hài hòa để mỗi ngày một gia tăng vẻ đẹp cho cô bé, dù chỉ mới lên 7 tuổi. Ai cũng nhận thấy rằng cô đã vượt xa người kế mẫu về sắc đẹp.

 Một hôm, hoàng hậu kế mẫu hỏi ý kiến của chiếc gương Sự Thật một lần nữa. Lần này, tấm gương đã trả lời: "Thưa hoàng hậu, quả thực hoàng hậu là người xinh đẹp ít ai sánh bằng. Nhưng hiện nay, công chúa Bạch Tuyết đã đẹp hơn hoàng hậu bội phần. Ðây là điều mà không ai chối cãi được, 7 chú lùn đã xác định điều đó". 

Người kế mẫu không muốn chấp nhận Sự Thật ấy. Bà không thể nào chấp nhận một đứa con riêng của chồng được quyền đẹp hơn Bà. Sự ganh ghét đã bắt đầu gặm nhấm tâm hồn bà để rồi bà chỉ còn có mỗi một ý nghĩ trong đầu: đó là loại bỏ người đối thủ tí hon của bà. Bà sai người cho thuốc độc vào một trái táo rồi mang đến cho Bạch Tuyết. Cô bé bị ngộ độc và đã đi vào cõi chết, nhưng vẫn giữ nguyên nét đẹp trên gương mặt. Một hoàng tử đã say mê nhìn khuôn mặt bất động ấy. Chàng đã đặt trên môi Bạch Tuyết một chiếc hôn. Trái táo độc rớt khỏi môi và Bạch Tuyết đã được hồi sinh. Người hoàng hậu kế mẫu nghe điều đó. Sự oán hận và ganh tức đã dồn lên khiêùn cho người đàn bà chết tốt.

Tấm gương Sự Thật của chúng ta chính là Ðức Kitô.

Philatô đã có lần hỏi Chúa Giêsu: Sự Thật là gì? Chúa Giêsu đã không trả lời cho câu hỏi ấy. Nhưng hẳn những người môn đệ đã có lần nghe Chúa Giêsu tuyên bố: "Ta là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống" đều có thể trả lời cho câu hỏi ấy.

Chúa Giêsu không chỉ là Sự Thật một cách trừu tượng, một cách trống rỗng, mà là Sự Thật của con người, đối với con người. Cũng chính Philatô, sau khi đã ra lệnh đánh đòn Chúa Giêsu, đã đưa Người ra trước dân chúng và tuyên bố: "Này là Người". Này là người, này là con người, hay đúng hơn là sự thật về con người. Chúa Giêsu đã để lộ tất cả con người của ngài qua những vết thương trên người. Phải chăng con người chỉ để lộ nhân tính và tất cả những nét cao quý nhất của mình qua những lằn roi, qua những vết thương đau vì yêu thương, vì phục vụ?

Chúa Giêsu là tấm gương Sự Thật của con người. Chỉ qua Ðức Kitô, chúng ta mới có thể nhận diện được con người đích thực của chúng ta. Nhìn vào Ðức Kitô, tội lỗi và những bất toàn của chúng ta sẽ hiện ra, nhưng hình ảnh cao quý được Thiên Chúa in trên mỗi người chúng ta cũng tỏ lộ.

Đài Chân Lý Á Châu 

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Cứ để yên như thế

[caption id="attachment_2755" align="aligncenter" width="400" caption="Cuộc sống cũng sẽ trở nên cằn cỗi, nếu nó không được nuôi dưỡng bằng lương thực Thần Linh."][/caption]

Trong một tác phẩm có tựa đề "Quyển Phúc Âm thứ 5", một tác giả người Italia là ông Mario Pomilio có tưởng tượng ra một mẩu chuyện như sau: Sau thời kỳ bách hại tại Roma, các tín hữu bắt đầu xây cất nhà thờ. Ðâu đâu người ta cũng thấy mọc lên nhà thờ. Tên của Ðức Mẹ và các Thánh được đặt cho các nhà thờ. Nhưng người ta vẫn chưa thấy có nhà thờ nào mang tên của Ngôi Lời. Thấy thế thánh Gioan mới đến báo cáo với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu bèn ra lệnh cho thánh Phêrô khởi công xây cất một nhà thờ dâng kính cho Ngôi Lời.

 Con người đã có một thời được mệnh danh là người xây dựng vĩ đại của Giáo Hội mới đi rảo khắp nơi để thu tập vật tư. Thánh Mathêô đã cung cấp đá. Thánh Marcô mang vôi đến. Thánh Luca tặng những cây trụ lớn. Còn Thánh Gioan thì cúng đá cẩm thạch để làm bàn thờ và vàng để làm nhà tạm..

 Với tất cả những vật liệu cần thiết, Thánh Phêrô hớn hở bắt tay vào việc xây cất. Nhưng thời gian trôi qua, công sức đã tiêu hao quá nhiều mà người thợ xây Phêrô mới chỉ hoàn tất được việc đặt nền móng cho ngôi nhà thờ. Thấm mệt, vị thủ lãnh các tông đồ mới cầu xin Chúa: "Lạy Chúa, xin ban thêm cho con đủ sức để hoàn thành ngôi Nhà Thờ".

 Chúa Giêsu mới trả lời: "Cứ để yên như thế. Ngươi hãy nhớ rằng cứ mỗi người đi ngang qua công trình này đều có thể mang đến một viên gạch, một ít vôi để xây tường và thế hệ này qua thế hệ khác, những cột trụ Ðền Thờ sẽ được dựng lên".

Có hai sự kiện xem ra tương phản nhau: tại Tây Phương, nhiều nhà thờ bị đóng cửa hoặc đem ra bán đấu giá, vì giáo dân không đủ cấp số hoặc không còn người lui tới nhà thờ. Trong khi đó thì tại ViệtNam, nhu cầu sửa chữa hoặc xây nhà thờ mới mỗi ngày một gia tăng.

Có thể có hai quan niệm sống đạo đằng sau hai sự kiện ấy. Nhiều người Tây Phương cho rằng sống đạo là sống Công Bình và Bác Aùi, chứ không nhất thiết phải đến nhà thờ. Trong khi đó thì có người lại trách cứ rằng nhiều người Việt Nam chỉ giữ đạo hình thức, họ thích biểu dương tôn giáo, họ thích rước sách, họ đọc kinh làu làu, họ siêng năng đến nhà thờ, nhưng họ xem thường những đòi hỏi của Công Bình và Bác Ái.

Kỳ thực, giữ đạo trong nhà thờ mà không sống đạo bên ngoài nhà thờ là một thiếu sót, nếu không muốn nói là một thái độ giả hình mà Chúa Giêsu đã lên án gắt gao. Nhưng sống Công Bình và Bác Ái mà không múc lấy sức sống từ việc gặp gỡ Chúa nơi nhà thờ cũng là một thiếu sót. Người Kitô đích thực múc lấy sức sống từ Ðức Kitô và diễn đạt sức sống ấy qua cuộc sống thường ngày. Có nhà thờ để cầu nguyện nhưng cũng có chợ đời để gặp gỡ Chúa. Người Kitô hướng về Trời cao, nhưng vẫn còn bám lấy cõi Ðất. Người Kitô đến nhà thờ, mà để quay trở lại cuộc sống. Và cuộc sống cũng sẽ trở nên cằn cỗi, nếu nó không được nuôi dưỡng bằng lương thực Thần Linh.

"Hãy trở nên những viên đá sống động". Ðó là ơn gọi của người Kitô chúng ta. Hãy trở thành những viên đá sống động không chỉ để xây dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ đá, nhưng là để xây ngôi Ðền Thờ của cuộc sống. Cuộc sống có trở thành Ðền Thờ để gặp gỡ Chúa qua những gặp gỡ với tha nhân, qua những xây dựng Hòa Bình và yêu Thương, thì Ðền Thờ gỗ đá mới sống động.

Đài Chân Lý Á Châu

Phần thân thể nào phạm tội phần thân thể đó phải chịu cực hình trong Luyện Ngục

[caption id="attachment_2751" align="aligncenter" width="420" caption="Lạy Chúa xin thương giúp chúng con luôn luôn."][/caption]

Thánh Brigita đã dự một phiên xét xử một quân nhân qua đời.

Khi chàng trình diện Đấng Thẩm Phán Tối Cao, có Thiên Thần hộ mệnh đứng bên hữu làm luật sư, ma quỷ bên tả tiên cáo.

Ma quỷ tố chàng ba tội: tội thứ nhất, mắt nhìn những chỗ cấm gây nên những ước muốn xấu xa; tội thứ hai, lưỡi nói lời cấm gây nên những ước muốn xấu xa, thề thốt, nguyền rủa; tội thứ ba, ăn cắp ăn trộm, tà dâm.

Thiên thần biện hộ, nhắc lại những việc nhân đức, những lời cầu sốt sắng, các việc bố thí, ăn chay và hãm xác của chàng. Trạng sư biện hộ thêm, đặc biệt: Trong giờ lâm chung, chàng đã sốt sắng cầu cùng Đức Trinh Nữ, Ngài đã ban cho chàng tỏ lòng ăn năn tội cách trọn.

Sau hai lần bầu chữa đó, Đấng Thẩm Phán Tối Cao tuyên án: Khỏi sa hoả ngục, nhưng phải án một Luyện Ngục lâu dài và khắc nghiệt. Hình phạt mắt là thấy những vật ghê tởm, hình phạt lưỡi là phải bị hàng nghìn mũi nhọn đâm thâu và khát nước đến đắng họng, hình phạt các phần thân thể là chìm đắm trong một biển lửa.

Lúc đó, Đức Mẹ nhân từ hiện đến xin Chúa Con giảm khinh.

Chúa Cứu Thế đồng ý nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ. Ngài thêm là để giảm nhẹ nữa, các giáo dân phải cầu nguyện, bố thí và đền tội cho chàng.

***


          Thị kiến thứ hai của nữ thánh Brigita là một thiếu nữ rất quý phái. Nàng quá đau khổ và kêu la thất thanh. Nàng trách mẹ đã quá dung túng nàng được sống xa hoa, lộng lẫy và phù phiếm, đã dẫn nàng đến rạp hát, tiệc tùng, tiếp tân, mặc dầu thỉnh thoảng khuyên nhủ nàng các việc nhân đức và nhiều việc tôn kính hữu ích.

Giữa đau khổ, nàng tuyên xưng lòng tri ân lớn lao đối với Chúa nhân lành đã cho nàng khỏi sa hoả ngục, là nơi nàng phải phạt vì bao tội lỗi đã phạm. Trước khi chết, nàng đã ăn năn hối cải và xưng tội.

Nàng kêu lên: Ừ Tôi đã được cứu khỏi hoả ngục; nhưng phải ném vào những cực hình kinh khủng hơn hết trong Luyện Ngục. Bây giờ, đầu tôi đã thích trang điểm, bị lửa hừng hực thiêu đốt cả bên trong bên ngoài. Vai và cánh tay tôi thích để hở mang đầy xiềng xích cháy đỏ. Chân tôi điểm xuyết để khiêu vũ, bị rắn độc quấn đầy, luôn luôn mổ cắn. Tứ chi tôi lắm lần mang xuyến mang vòng, đeo hoa đeo nhẫn, bị nướng trong lửa hồng nồng nực và nhận chìm trong nước đá lạnh ngắt”.

Thánh Brigita thuật lại những điều đó cho người bà con của người quá cố. Nàng cũng ăn chơi phù phiếm.

Nghe vậy, nàng đổi đời ngay và chỉ tìm hạnh phúc trong lời cầu nguyện, trong chay tịnh và hãm mình để đền tội mình và đền tội thay cho thân nhân.

Lời nguyện:

Lạy Chúa, nghe vậy, chúng con, không phải là loài vô tri, chúng con quyết chết 1000 lần còn hơn sống mà làm mất lòng Chúa, chúng con quyết đổi đời ngay và chỉ tìm hạnh phúc trong lời cầu nguyện, trong chay tịnh và hãm xác. Xin Chúa luôn luôn thương giúp chúng con.

Trích sách tháng các Linh Hồn

Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta

[caption id="attachment_2746" align="aligncenter" width="427" caption="Không ai nên Thánh một mình, không ai lên Thiên Ðàng một mình."][/caption]

Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 và là người sáng lập viện của dòng Nữ Tử thừa sai Bác Aùi chuyên phục vụ người nghèo và hấp hối, đã kể lại ơn gọi phục vụ của Mẹ trong một lá thư viết từ Calcutta như sau:



"Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Ðàng. Nhưng Thánh Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Ðàng. Ngài nói như sau: "Không thể để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Ðàng. Thiên Ðàng không có nơi cùng khổ".

Tôi mới tức giận nói với Ngài như sau: "Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Ðàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào Thiên Ðàng".

Tội nghiệp thánh Phêrô. Kể từ sau giấc mơ ấy, Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã không để cho Ngài được ở yên phút nào. Không biết bao nhiêu người cùng khổ và cô đơn đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của Mẹ và các nữ tu. Thiên Ðàng đã trở thành nơi cư trú của những người cùng khổ.

Giai thoại trên đây của Mẹ Têrêxa Calcutta như muốn nói lên một chân lý: không ai nên Thánh một mình, không ai lên Thiên Ðàng một mình.

Ðức Cha Fulton Sheen, vị diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ, đã có lần phát biểu như sau: "Không ai trong chúng ta có thể vào Thiên Ðàng, nếu ở đó không có ai nói với chúng ta: chính tôi đã giúp đỡ để bạn được vào Thiên Ðàng".

Ai cũng có thể là một trợ giúp để đưa chúng ta vào cửa Thiên Ðàng. Họ có thể là những người cùng khổ mà chúng ta chìa tay để san sẻ, để giúp đỡ. Họ cũng có thể là những người cách này hay cách khác làm cho chúng ta đau khổ. Nhưng ưu tiên hơn cả vẫn là những người chúng ta cố gắng làm cho hạnh phúc. Chính những người đó là kẻ giúp đỡ chúng ta được vào Thiên Ðàng. Nhưng Thiên Ðàng không đợi chờ ở đời sau. Hạnh phúc cũng không chỉ dành lại cho đời sau: Thiên Ðàng và Hạnh Phúc có thể đến với chúng ta ngay từ cõi đời này. Và Thiên Ðàng và Hạnh Phúc ấy là gì nếu không phải là mỗi lần chúng ta cố gắng làm cho người khác được hạnh phúc.

Đài Chân Lý Á Châu

 

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Bình An Cho Các Con

[caption id="attachment_2742" align="aligncenter" width="420" caption=""Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con"."][/caption]

Có lần người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống. Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau: "Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: đó là sự bình an".

 Ðó là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố: trên bia mộ nào, chúng ta cũng luôn ghi lời cầu xin: xin cho họ được an nghỉ nghìn thu. Phải chăng trong cuộc sống hiện tại thế này, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hòa bình và an nghỉ? Trong những phút giây cuối đời, Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta: "Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con".

 Thế giới của chúng ta dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút thái bình thực sự. Hòa bình chỉ là những khoảnh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh và lo sợ.

 Trước Chúa Kitô 600 năm tai Roma, một đền thờ đã được xây lên để kính nhớ thần Janus, vị thần mà người ta đã lấy tên để đặt cho tháng đầu tiên trong năm. Theo ước mong của toàn dân trong đế quốc La Mã, đền thờ này chỉ được mở cửa trong thời bình. Trong vòng 600 năm ấy, dường như các cửa của đền thờ này chỉ được mở trong ba giai đoạn ngắn ngủi. Cánh cửa Hòa Bình đóng mãi đối với con người ở mọi thời đại. Thời đại nào thế giới cũng mong đợi hòa bình, thời đại nào con người cũng mong đợi hòa bình. Khát vọng của Hòa Bình ăn rễ sâu trong lòng người, ngay cả những người suốt đời chỉ gieo rắc chiến tranh và đau thương cho người khác. Chúng ta thích khung cảnh tịch mịch thư thái, chúng ta ngây ngất trước ánh bình minh tươi sáng, chúng ta vui thỏa trước buổi chiều tà êm ả, chúng ta yêu thích những cánh hoa tươi mát v.v… Chúng ta thán phục những con người luôn tỏ ra bình thản trước những hoàn cảnh xáo trộn. Chúng ta đi tìm những tư tưởng bình an, những dòng nhạc êm dịu, những con người hiền lành.

Chúa Giêsu đã nói đến hai chữ bình an không biết bao nhiêu lần. Ngày Ngài sinh hạ, các Thiên Thần loan báo sứ điệp của bình an. Ngài là Vua của những người xây dựng Hòa Bình.

Thánh Phaolô luôn mở đầu và chấm dứt các lá thư của Ngài bằng những lời cầu chúc bình an nồng nhiệt nhất.

Lời nguyện:

Lạy Chúa! Cuộc sống ngày hôm nay thật ồn ào náo nhiệt nhưng từ đây con đã xa tình Ngài vì con đã vui thú trong sự lo âu chứ không phải được vui trong bình an.

Chúa ơi?...! Con cảm tạ tình Ngài từ những giây phút đã qua đó con mới cảm nghiệm được tình Ngài rộng lớn hơn nhường  bao so với trí tưởng tượng hạn hẹp nông nổi của con áp đặt.

Con cảm tạ Chúa. Xin cho con và hết thảy mọi người được sống vui tươi trong bình an của Chúa ở mọi nơi mọi lúc. Amen.

Đài Chân Lý Á Châu

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Xuống đường


[audio http://dl.dropbox.com/u/25665795/ChuyenNguoiDanBa2000Truoc-TrungDong.mp3]


Tải file MP3


Thông thường, hai chữ "Xuống Ðường" gợi lên cho chúng ta hình ảnh của những chống đối, biểu tình, đôi khi mang tính cách bạo động trong đường phố. Nhưng cũng có những trường hợp người ta "xuống đường" là để gặp gỡ, cảm thông với người khác, nhất là những người không nhà không cửa, những người sống bên lề đường, những người bị đẩy ra bên lề xã hội cách này hay cách khác: Ðó là trường hợp "xuống đường" của một số giáo dân thuộc xứ Saint Leu Gilles thuộc phận 16 của thủ đô Paris Pháp quốc.



 Từ 8 năm qua,  một số giáo dân thuộc xứ trên đây đã tụ họp lại để thành lập một hiệp hội có tên là "Giải phóng kẻ bị giam cầm". Thật ra đây không phải là một chương trình xã hội quy tụ các nhà giáo, các cán sự xã hội để săn sóc cho những người đầu đường xó chợ, mà chỉ là một nhóm nhỏ gồm những tín hữu chỉ muốn xuống đường, ra khỏi bốn bức tường nhà thờ, hoặc mái ấm gia đình để đến gặp gỡ, trò chuyện với những người đứng đường như các cô gái điếm, những người nghiện ngập. Mục đích duy nhất của những gặp gỡ này chính là thiết lập tình thân hữu với những người mà ai cũng ghét bỏ.


 Một thanh niên thường xuyên đến gặp gỡ với những cô gái điếm ở đường Saint Denis đã giải thích như sau: "Trước mặt Chúa, chúng ta cũng như những cô gái điếm đứng đường, nhưng chúng ta biết rằng Chúa yêu thương chúng ta bên kia tất cả những hành động đĩ diếm của chúng ta. Các cô gái điếm đánh động lương tâm đang ngủ yên của chúng ta. Họ mời gọi chúng ta hãy tự đặt vào trong cái nhìn của Chúa và đừng bao giờ kết án ai".


Mục đích của những người xuống đường trên đây không hẳn là thuyết phục những người lầm đường lạc lối, ăn năn hối cải và quay về với chính lộ. Tất cả cố gắng của họ chỉ là nói với các cô gái điếm, những người nghiện ngập, những kẻ lang thang đầu đường xó chợ rằng: Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Ðể bày tỏ sứ điệp ấy, những người làm công tác tông đồ này chỉ có mỗi một động tác là lắng nghe, hỏi han với tất cả yêu thương và cảm thông.


 Nếu có một thứ hoán cải, thì chính những người trong xã hội phải là những người đầu tiên hoán cải: hoán cải trong thái độ sống đối với người khác, hoán cải trong cái nhìn đối với người khác. Chúa Giêsu đã từng nói: Các cô gái điếm sẽ vào Nước Chúa trước các ngươi. Phải chăng, khi xuống đường đến với người khác, những người bị bỏ rơi trong xã hội, chính chúng ta không là những người cải hóa cho Tin Mừng?



Đài Chân Lý Á Châu




Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn hài nhi Giuse

"Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời" (Ga 11,25a-26)


Trong niềm tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng báo tin:




Hài nhi Giuse Tạ Hoàng Minh Tài


Sinh ra và mất cùng ngày: 10/1/2012


Nghi thức an táng được cử hành vào hồi 15g ngày 10/1/2012


tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và hết thảy mọi người cầu nguyện cho linh hồn hài nhi Giuse.



Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Giuse.

Người gửi: BBT

Củng cố đức tin

[caption id="attachment_2717" align="aligncenter" width="350"] “Lạy Chúa, đây là khoảng trống tâm hồn con - xin hãy lấp đầy!”[/caption]

Bạn có thể dễ dàng đón nhận bất cứ câu trả lời nào từ Chúa - chỉ cần có niềm tin. Khi bạn xin Chúa một câu trả lời, trông chờ câu trả lời, và đón nhận điều đầu tiên đến trong tâm trí bạn; nếu bạn thật sự tin và cầu xin Chúa, nếu bạn muốn nghe hoặc nhìn thấy, bạn sẽ không thất vọng. Và điều bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy bằng đôi mắt hoặc đôi tai tinh thần, đó chính là Chúa. Hãy trông chờ Chúa trả lời! Nếu bạn thật sự thành khẩn van nài Chúa với cả tâm hồn, Ngài sẽ trả lời.

Đứa bé sơ sinh chính là hình ảnh minh hoạ rõ ràng nhất. Khi bé đòi mẹ, mẹ bé sẽ không khước từ bé. Lắng nghe Chúa chính là nguồn nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta - và bạn cần lắng nghe Chúa! Đôi khi một đứa bé còn có lòng tin hơn bạn, bởi vì khi khóc, bé trông đợi ai đó nghe thấy tiếng của bé. Chúa cho đứa trẻ biết được rằng nếu chúng gọi, bạn sẽ trả lời. Chúng trông đợi câu trả lời và chúng được thoả nguyện! Nếu chúng đòi sữa, chắc chắn bạn không cho chúng rắn hay thứ gì đó khác. Bạn sẽ cho chúng những gì chúng cần. Vì thế, bạn cũng phải trông chờ Chúa sẽ cho bạn những thứ bạn cần.

Bạn đang khóc như một đứa trẻ để mong có được nguồn thức ăn tinh thần bạn cần - để tồn tại. Khi đứa trẻ kêu khóc, bạn ẵm đứa trẻ lên, cho trẻ thấy bạn; khi trẻ còn quá bé, bạn phải mang sữa đến tận miệng bé cho bé bú; khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ tự biết tìm nguồn thức ăn và có thể tự ăn mà không cần người lớn giúp. Càng đón nhận nguồn dinh dưỡng từ Chúa, bạn càng biết rõ phải lấy nguồn dinh dưỡng đó từ đâu, và bạn chỉ cần mở mắt, nhìn và tiếp cận nó. Khi bạn kêu khóc, bạn phải mong chờ Thiên Chúa trả lời.

Khi sữa được đưa đến miệng đứa bé, nó tự động nút. Khi bạn kêu xin Chúa điều gì đó, Ngài đặt nó tận miệng của bạn, nhưng nếu bạn không đón nhận, bạn sẽ không bao giờ có được gì cả. Bạn phải có lòng tin để đón nhận dưỡng chất từ Chúa. Chúa có thể chỉ cho bạn thấy, thậm chí đặt vào trong miệng bạn, nhưng nếu bạn không đón nhận, bạn sẽ chẳng có được gì. Đứa trẻ nút sữa bởi vì Thiên Chúa đã cho chúng phản xạ bản năng ấy. Rất nhiều lúc, chúng phải nút một hồi lâu mới có được sữa. Việc nút ấy chính là hành động của lòng tin. Bạn phải đặt đức tin vào trong hành động!

Đức tin chính là một cách kín múc lấy nguồn sức mạnh từ Chúa. Nó giống như tài khoản ngân hàng: Cha trên trời cho bạn làm chủ một tài khoản nơi thiên đàng - nhưng bạn sẽ không bao giờ có được một xu nào cho đến khi bạn đi đến ngân hàng, ký tên vào tấm ngân phiếu niềm tin và rút tiền. Bạn phải hành động nếu không bạn sẽ không có được gì.

Điều gì đã làm cho nguồn sữa chảy ra khỏi bầu sữa? Nguyên tắc vật lý là bạn phải tạo ra một khoảng không. Khi đứa trẻ nút sữa, chúng tạo ra một khoảng không bên trong miệng của chúng, và chính khoảng không ấy hút sữa. Bạn phải tạo ra một khoảng trống bên trong tâm hồn bạn: “Lạy Chúa, đây là khoảng trống tâm hồn con - xin hãy lấp đầy!”

Qua lời cầu nguyện, bạn tạo ra một khoảng trống - một khoảng trống cần được lấp đầy. Bạn tìm kiếm sự trợ giúp của Thiên Chúa. Bạn tạo ra một khoảng trống, và đó chính là nơi để Thiên Chúa đong đầy. Tất cả những gì bạn cần làm chính là tạo ra một khoảng trống -  khoảng trống tạo cho bạn nguồn sức mạnh.

Thiên Chúa muốn bạn dành cho Ngài một khoảng trống. Và Ngài yêu thích lấp đầy mọi khoảng trống được dành cho Ngài - mọi nơi tâm hồn, tinh thần của bạn mở ra cho Ngài, Thần Khí Ngài sẽ chảy vào và đong đầy.

Thiên Chúa muốn bạn đến với Lời Ngài với lòng tin tưởng. Sẽ thế nào nếu đứa trẻ nút mạnh và thất vọng? “Ôi, chẳng nút được gì cả, đành bỏ cuộc!” Nhưng chẳng bao lâu, chúng lại thấy đói và chúng lại tiếp tục nút.

Khi bạn kín múc nguồn sức mạnh từ Chúa và thật sự khao khát bằng cả tâm hồn, bạn sẽ nhận được. Bạn phải tin tưởng khi bạn tạo ra khoảng trống nơi tâm hồn và đến gần với Chúa. Bạn phải tin rằng điều đầu tiên đến với bạn, điều đầu tiên bạn nhìn thấy chính là từ Chúa.

Những người trung tín là những người giàu lòng tin với đầy những khoảng trống và Thiên Chúa đong đầy những khoảng trống ấy.

Nguồn năng lượng luôn có sẵn. Thông điệp của Chúa luôn có sẵn. Thần Khí Chúa chính là trạm phát sóng, phát sóng mọi lúc. Tất cả những gì bạn làm chính là bật nút lên và dò tần số. Bạn phải tạo một khoảng trống nơi tâm hồn bạn và để Ngài đong đầy.

Thiên Chúa có nguồn quyền năng vô hạn để ban cho bạn, những gì bạn nhận được bị giới hạn là bởi khả năng đón nhận của bạn.

Đức tin chính là bàn tay chìa ra và đón nhận Thần Khí. Đó là phần việc bạn phải làm và nỗ lực đó thuộc về tinh thần của bạn. Hành động nút lấy là phần việc mà đứa trẻ phải cố gắng làm và người mẹ sẽ làm những gì còn lại. Những gì bạn cần có chính là lòng tin như một trẻ nhỏ.

Nghe có vẻ tự nhiên nhưng đó là một phép lạ. Mọi việc đều là một phép lạ. Mọi việc đều siêu nhiên bởi vì tất cả do Thiên Chúa tạo ra.

Câu trả lời luôn có sẵn nếu bạn biết sẵn lòng đón nhận. Bạn phải sẵn lòng nhận lấy những gì Ngài ban và chia sẻ những gì bạn nhận được từ Ngài.

Thiên Ân dịch

Tiếng Chó Sủa

[caption id="attachment_2709" align="aligncenter" width="440" caption="Trăng sáng, con chó sủa. Một lúc sau, nó lại mỏi mệt và thôi sủa mặc dù trăng vẫn cứ sáng"][/caption]

Những người có chức vụ và quyền hành trong bất cứ xã hội nào cũng thường bị chỉ trích và chống đối.

 Có một nhà lãnh đạo quốc gia kia thường bị những người đối lập tấn công và thóa mạ một cách bất công, nhưng lúc nào ông ta cũng tỏ ra bình thản như không có gì xảy ra. Một hôm, có người bạn hỏi lý do tại sao ông có thể tỏ ra bình tĩnh được trước không biết bao nhiêu khiêu khích của người khác, ông đã giải thích như sau:

 "Tôi đã học được bí quyết giữ bình tĩnh ngay từ lúc nhỏ. Chúng tôi sống bên cạnh một nhà láng giềng có nuôi một con chó khó tính. Cứ mỗi lần trăng tròn, con chó lại sủa một cách giận dữ vô căn cứ, có khi cơn sủa của nó kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Tất cả những người xung quanh đều tỏ ra bực bội đối với con vật khó tính ấy, chỉ trừ có người chủ của nó. Ông không bao giờ tỏ ra bực bội, bởi vì ông ta là một người điếc.

 Tất cả bí quyết của tôi nằm ở đó. Trăng sáng, con chó sủa. Một lúc sau, nó lại mỏi mệt và thôi sủa mặc dù trăng vẫn cứ sáng".

 Kiên nhẫn chịu đựng thường bị xem như một thể hiện của tính thụ động, tiêu cực. Có người còn gọi đó là nhân đức của người nghèo. Thế nhưng, trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ chúng ta cần đến nhân đức này hơn bao giờ hết.

Thiên Chúa là đấng kiên nhẫn. Kiên nhẫn vẫn là nét đặc thù trong công trình sáng tạo của Ngài. Chúng ta có biết rằng trái đất của chúng ta có bao nhiêu tuổi chưa? Các nhà địa chất nói với chúng ta rằng trái đất đã được cấu tạo qua từng thời kỳ kéo dài đến cả triệu triệu năm. Ðịa chất học quả thực là môn học của sự kiên nhẫn của Thượng Ðế. Thiên Chúa luôn tỏ ra kiên nhẫn đối với con người. Toàn bộ Cựu Ước là một quyển ký lục về những nhẫn nhục chịu đựng của Thiên Chúa đối với sự yếu đuối, khờ dại cũng như hung bạo của con người. Ngài phải chờ đợi đến cả trăm năm để cho lụt Hồng Thủy trút xuống trên con người. Ngài chờ đợi đến cả mười năm mới trừng phạt vua Saolô.

Tân Ước lại càng cho chúng ta cảm nhận được bằng xương thịt. Tình yêu thương nhẫn nhục, chịu đựng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy chiêm ngắm sự nhẫn nhục của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, đối với kẻ thù của Ngài và nhất là đối với đám đông nghèo khổ, lạc lõng. Nhưng nhất là những đau khổ, bách hại mà chính bản thân mình gánh chịu, Chúa Giêsu chỉ biết giữ thinh lặng, thinh lặng không phải của căm hờn, oán trách mà là của yêu mến, tha thứ cho đến cùng.


Chân Lý Á Châu

Tầm quan trọng của niềm tin

[caption id="attachment_2713" align="aligncenter" width="375" caption="Tất cả đều cần đến lòng tin."][/caption]

Hoàn cảnh và điều kiện sống rất dễ ảnh hưởng đến lòng tin của chúng ta. Có rất nhiều điều không diễn ra theo như chúng ta nghĩ và hiếm khi những phép lạ diễn ra một cách rõ ràng. Chúng ta cũng rất dễ dàng cảm thấy bản thân thiếu lòng tin và cảm thấy không xứng đáng có được phép lạ hoặc lời đáp trả cho lời cầu nguyện khi chúng ta nghĩ đến tội lỗi, lỗi lầm, những thiếu sót hoặc những nhân tố khác khiến chúng ta không dám cầu xin Chúa điều gì đó bằng cả lòng tin.

Giải pháp không phải là cố hiểu tại sao sự việc lại xảy ra hoặc không xảy ra - trừ khi có nguyên nhân cụ thể Thiên Chúa muốn bày tỏ cho chúng ta biết để chúng ta có thể rút kinh nghiệm lần sau - nhưng chúng ta hãy rèn luyện phản ứng của chúng ta trước những sự việc ấy. Mục tiêu của chúng ta chính là đối mặt với tình huống bằng lòng tin, sự tin tưởng, trông cậy Thiên Chúa thực hiện những gì Ngài biết là tốt nhất, và tin rằng Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua cho dù mọi việc chuyển biến thế nào đi nữa.

Có rất nhiều yếu tố có liên quan, nhưng chỉ có một thực tại tuyệt đối duy nhất chính là lòng tin - lòng tin vượt xa hẳn bất cứ “bằng chứng” hoặc sự công nhận rõ ràng nào, lòng tin chúng ta có được để bám chắc và vững mạnh trong suốt những ngày đời của chúng ta ngay cả khi chúng ta “chết vẫn còn tin dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa” (Dt 11,13).

Cũng giống như những Kitô hữu khác qua mọi thời đại, chúng ta phải “tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa” (2 Cr 5,7). Dùng những lời hứa của Chúa để đối phó những điều kiện khó khăn và khắc nghiệt trong cuộc sống chính là một phần trong những thách thức và cũng là thể hiện vai trò chứng tá đức tin của họ. Đó chính là một phần danh dự của họ. Đó chính là một phần trong đời sống đức tin. Và điều ấy cũng tương tự đối với chúng ta.

Chúng ta không phải là những người đầu tiên đối mặt với nghịch cảnh và chúng ta cũng không phải là những người cuối cùng. Đó là lý do tại sao chúng ta quay lại với lời của Gióp: “Dù Ngài có giết tôi, tôi vẫn sẽ tin tưởng nơi Ngài”, chúng ta nên có lòng tin như thế, và không lo lắng về những gì không xảy ra hoặc không diễn tiến theo như chúng ta chờ mong.

Hãy tưởng tượng chúng ta đang ở trong một căn phòng với vô số những cánh cửa, và Thiên Chúa nói với chúng ta rằng chúng ta có được chìa khoá để mở hết tất cả những cánh cửa ấy. Chúng ta thử mở hết cánh cửa này đến cánh cửa khác, và không phải mọi chiếc chìa khoá đều mở được hết tất cả những cánh cửa; một vài cánh cửa không mở được bởi vì một quyền năng và một sức mạnh vĩ đại hơn đang đóng chặt nó - chính là thánh ý Thiên Chúa.

Điều cần làm chính là tạ ơn Chúa về những gì không diễn ra suôn sẻ và tiếp tục tìm kiếm thánh ý Ngài. Tin tưởng rằng Ngài sẽ luôn chăm sóc cho chúng ta và Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên thịnh vượng, Ngài sẽ mang chúng ta đến với thành công - thành công mà Ngài biết chúng ta cần và dựa theo những tiêu chuẩn của Ngài. Nếu chúng ta trông chờ rằng chúng ta có thể đòi hỏi điều gì đó theo ý chúng ta và không phải theo ý Ngài, chúng ta sẽ thất vọng (x. Ga 5,30; 1 Ga 5,14).

Thành công đích thực đến từ lòng tin - sự tin tưởng. Điều này không có nghĩa là mọi việc sẽ diễn ra theo cách bạn nghĩ, nhưng có nghĩa là Thiên Chúa sẽ mang đến thắng lợi lúc cuối cùng.

Hãy nghĩ đến tất cả những Kitô hữu đã chết vì đạo hoặc vì tai nạn hay do bệnh tật, cho dù Chúa đã hứa rằng “riêng phần bạn, tuyệt nhiên không hề hấn” hoặc Ngài sẽ giải thoát ta khỏi mọi hành vi hiểm độc (x. Tv 91,7; 2 Tm 4,18).

Ngay cả vào thời Giáo Hội sơ khai, khi có rất nhiều những phép lạ rõ ràng và những biểu hiện về quyền năng của Thiên Chúa, các Tông đồ vẫn phải đối mặt với sự bách hại. Giacôbê đã bị hành hình từ rất sớm, mặc cho những lời cầu nguyện xin cho ông được thoát và an toàn; rồi Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng (x. Cv 12)… Chiến thắng trong trường hợp như thế chính là ca ngợi Thiên Chúa, và tiếp tục tin tưởng mạnh mẽ vào Ngài cho dù mọi việc dường như trái ngược.

Kế hoạch của Thiên Chúa luôn sinh hoa kết quả vào lúc cuối cùng, và chúng ta sẽ luôn biết ơn về những lúc chúng ta đã bước đi nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được nhìn thấy Chúa. Càng tin tưởng vào Thiên Chúa chúng ta càng có được sự tự tin để xin và đón nhận. Chúng ta muốn trước hết có được những dấu chỉ, nhưng sự việc không xảy ra theo cách như thế. Chúng ta phải tin tưởng và tiếp tục tin tưởng, và rồi chúng ta sẽ nhìn thấy những câu trả lời.

Mọi điều trong cuộc sống hy sinh và phục vụ của chúng ta đều dựa vào lòng tin. Có những bằng chứng về sự chỉ dẫn thiêng liêng của Ngài, chẳng hạn như qua những thụ tạo của Ngài, và chúng ta nhìn thấy những phép lạ và những lời đáp trả cho lời cầu nguyện nhắc nhớ chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng siêu nhiên và đang hành động thay cho chúng ta. Nhưng chúng ta cần đến niềm tin để tin tưởng, để nhận ra và cảm kích những phép lạ ấy. Từ khởi đầu cho đến hoàn thành đều cần đến lòng tin.

Thiên Chúa biết rõ những lúc chán chường của chúng ta, và kế hoạch của Ngài tuyệt vời hơn kế hoạch của chúng ta. Đó chính là lòng tin - tin rằng Thiên Chúa luôn hiện diện, và xác tín rằng điều gì Ngài đã hứa, thì Ngài cũng có đủ quyền năng thực hiện, và Ngài còn sẽ thực hiện (x. Rm 4,21).

Thiên Chúa biết có những lúc chúng ta cảm thấy những lời hứa của Ngài thật mơ hồ - rằng cần quá nhiều điều kiện, hoặc để nhận được câu trả lời thì lời cầu nguyện phải phù hợp với ý định của Ngài. Đó là sự thật - bất cứ lời hứa nào cũng bao gồm những điều kiện. Thật khó cho chúng ta khi chúng ta không biết được hết kết quả. Nhưng khi chúng ta đặt lòng tin của mình vào một kết quả nào đó thay vì tin Thiên Chúa sẽ thực thi ý định tuyệt hảo của Ngài, khi đó chúng ta dễ dàng bị thất vọng.

Mỗi một tình huống đều có những khía cạnh vượt xa sự hiểu biết của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ điều này và đặt lòng tin của chúng ta vào quyền năng của Thiên Chúa rằng Ngài luôn thực hiện những gì Ngài biết là tốt nhất, chứ không phải vào tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta cho là tốt nhất.

Trận chiến đức tin mà chúng ta đang đối mặt không phải là điều gì mới mẻ. Bất cứ Kitô hữu nào ở mọi thời đại đều đối mặt với thực tại này và cần đến sự vâng phục và khiêm tốn trước Thiên Chúa trong đức tin.

Chúa đã hứa rất rõ ràng: “Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó” (Ga 14,14). Hãy tưởng tượng tất cả những người đã dùng lời hứa này để xin điều gì đó nhân danh Thiên Chúa, và rồi mọi việc không diễn ra như họ mong đợi hoặc cầu xin. Đó quả là một tình huống thật khó khăn, và khi chúng ta cố chứng minh lời hứa của Ngài là thật bằng cách nói: “Được rồi, nếu lời hứa của Ngài là thật, vậy hãy cho một hộp vàng xuất hiện trước mặt con”, sự việc không xảy ra và chúng ta phải đối mặt với quyết định vẫn tin tưởng vào Ngài, ngay cả khi những điều mâu thuẫn quá rõ ràng và mọi việc khiến chúng ta không hiểu nổi.

Chúng ta phải tin rằng không phải mọi việc điều xảy ra như chúng ta nghĩ. Mọi Kitô hữu đều đối mặt với những tình huống thất vọng và những lần khủng hoảng niềm tin. Nhưng cho dù có đối mặt với những thất vọng, nếu chúng ta có được mối quan hệ mật thiết với Chúa và có một niềm tin đích thực vào Ngài, chúng ta sẽ lựa chọn niềm tin để chống lại tất cả mọi lý lẽ, và chúng ta sẽ hiểu rằng khi mọi việc không xảy ra theo ý chúng ta chính là Thiên Chúa có một kế hoạch khác tốt hơn; Ngài luôn ở bên chúng ta, và đối với Ngài mọi việc đều có thể.

Xét về lâu dài, những thất vọng thách thức lòng tin của chúng ta sinh ích cho chúng ta nhiều hơn những sự việc diễn tiến theo cách chúng ta muốn. Những thất vọng khiến chúng ta chín chắn hơn, giúp chúng ta xem xét lại lòng tin của mình, và khi chúng ta làm như thế, chính là lúc chúng ta đạt đến điểm mấu chốt: có rất ít những điều thuộc thế giới tinh thần được chứng tỏ trong thế giới vật chất, và rằng quyết định tin hay không tin là do lựa chọn của chúng ta, chứ không phải nhờ vào thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi đó là đức tin, bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy, chúng ta không thể chứng minh. Không thấy mà tin là một mối phúc (x. Ga 20,29).

Chúng ta có thể lựa chọn tin hoặc không tin. Nếu chúng ta chọn tin, chúng ta sẽ ít bị quật ngã bởi “những cơn gió và những đợt sóng”, bởi những hoàn cảnh và điều kiện sống vốn kéo chúng ta ra xa niềm tin, và chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn chứ không phải yếu đuối hơn. Đó chính là chu trình chiến thắng, phát triển và là những lời đáp trả cho lời cầu nguyện, là chu trình của niềm hạnh phúc và lòng cậy trông vào Chúa.

Lòng tin chính là chiến thắng. Không có bằng chứng nào thoả mãn được tâm trí thuộc về xác thịt; không thử thách nào mà Thiên Chúa đặt ra trả lời được một lần cho tất cả mọi câu hỏi. Không một điều gì có thể thay thế được vai trò của lòng tin. Lòng tin chính là cây cầu vô hình bắc ngang giữa những gì chúng ta nhìn thấy và những gì chúng ta không thể nhìn thấy. Lòng tin bắc ngang khoảng trống và đạt được những phép lạ. Ngay cả khi chúng ta chết trong niềm tin mà chưa nhận được trọn vẹn lời hứa, chúng ta cũng đã toàn thắng (x. Rm 8,37) vì chúng ta bước đi nhờ lòng tin chứ không phải do được nhìn thấy, và chúng ta đã làm những gì phải làm và đã hoàn thành nhiệm vụ.

Từ nay trở đi, lòng tin chính là mối liên kết duy nhất giữa chúng ta với thế giới thần linh. Lòng tin không phải dựa vào điều gì đó chúng ta có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận hoặc có thể chứng minh. Có những thứ vượt ra khỏi thế giới vật chất, và có điều gì đó ở bên trong chúng ta tạo nên một sự nối kết cho dù đối với tâm trí tự nhiên nó còn quá mơ hồ.

Đức tin đích thực không bị ảnh hưởng bởi kết quả. Đức tin của chúng ta không được củng cố bởi những sự kiện xảy ra xung quanh, mà được củng cố bằng việc tin tưởng vào Chúa mặc cho những gì đang diễn ra quanh ta. Chúng ta củng cố lòng tin nhờ tin tưởng vào Chúa và tin rằng Ngài sẽ thực hiện lời Ngài đã hứa mặc cho kết quả có ra sao.

Dù mọi việc có tồi tệ và chúng ta vẫn yêu Ngài - đó chính là lòng tin. Bạn đọc những lời Ngài đã hứa và sự việc không diễn ra theo như bạn muốn, nhưng bạn vẫn tiếp tục bước đi cùng Ngài - đó chính là lòng tin. Bạn thất vọng, và rồi lại tiếp tục cố gắng - đó chính là lòng tin. Bạn không bỏ cuộc dù cho sự việc có như thế nào và cho dù điều gì đó xảy ra hoặc không xảy ra - đó chính là lòng tin.

Khi chúng ta hành động như thế, kết quả cuối cùng chính là chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả mọi việc đều thật sự có thể đối với chúng ta, và rằng không hề có thất bại trong cuộc sống vì Chúa. Nhờ bước đi trên con đường của đức tin và không bận tâm về “bằng chứng”, cuối cùng chúng ta sẽ nhận ra rằng những câu hỏi của chúng ta đều được trả lời, tất cả những nhu cầu của chúng ta đều được đáp ứng, và Thiên Chúa giúp chúng ta vượt qua. Nếu một việc gì đó không phải là ý định của Ngài dành cho chúng ta, chúng ta cũng không thật sự muốn nó; tất cả mọi việc cần xảy ra đều xảy ra, chúng ta không bao giờ thất bại, và cuối cùng, kế hoạch của Chúa được hoàn tất.

Tất cả đều cần đến lòng tin.


Nghi Ân dịch

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Tiền Vàng, Hãy Tìm Kiếm Nước Chúa

[caption id="attachment_2702" align="aligncenter" width="420" caption="Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng Thiên Ðàng"][/caption]

Năm 1923, tám nhà kinh doanh thành công nhất của Hoa Kỳ đã gặp gỡ nhau trong một khách sạn tại miền Viễn Tây. Họ trao đổi cho nhau những kinh nghiệm về kinh doanh và hình như muốn khẳng định câu trâm ngôn thường tình của con người ở khắp mọi nơi là: "Có tiền mua tiên cũng được". Thế nhưng 25 năm sau, những gì đã xảy đến cho tám nhà kinh doanh giàu có này?

 Charles Schwab, giám đốc của một trong những công ty sắt lớn nhất tại Mỹ đã chết vì bị phá sản. Trong năm cuối cùng, ông đã sống nhờ vào đồng tiền vay mượn của người khác. Samuel Insull, giám đốc của một công ty chuyên sản xuất các vật dụng cần thiết trong nhà, phải bỏ nước ra đi và chết tha phương không một đồng xu dính túi. Hơưard Hopson, giám đốc của một hãng gas lớn trở thành điên loạn. Arthur Cutten, chuyên xuất nhập cảng lúa mì, cũng chết ở nước ngoài không một đồng xu dính túi. Richard Whitney, giám đốc một phòng hối đoái lớn tại New York, vừa bình phục sau một thời gian dưỡng bệnh trong một nhà thương điên. Albert Pall, một nhân vật cấp cao trong Chính Phủ, vừa ra tù vì dính líu vào một vụ tham nhũng. Người cuối cùng trong danh sách tám nhà kinh doanh thành công nhất của Hoa Kỳ khoảng thập niên 20 cũng tự kết liễu cuộc sống của mình.

 Bức tranh trên đây không hẳn đã là số phận tất yếu của những người giàu có. Có biết bao nhiêu người giàu có đã có một cuộc sống an lành hạnh phúc? Tiền bạc của cải tự nó không phải là một điều xấu. Ai trong chúng ta cũng cần có tiền bạc của cải để sống xứng đáng với nhân phẩm. Sự túng thiếu bần cùng là một sự dữ mà Thiên Chúa không bao giờ muốn cho con cái Ngài phải lâm vào.

Tuy nhiên, tiền bạc của cải vẫn luôn là con dao hai lưỡi. Nếu được sử dụng như một phương tiện, tiền bạc sẽ giúp cho con người sống xứng đáng với phẩm giá của mình hơn. Nếu trái lại,  con người chạy theo tiền của như một cứu cánh trong đời người, nghĩa là con người có thể tôn thờ nó như thần tượng để quên đi tất cả những giá trị khác trong cuộc sống, thì lúc đó, sự phá sản về vật chất cũng như tinh thần là điều tất yếu với con người.

Khi kể lại dụ ngôn của người quản lý biết dùng tiền của để mua chuộc bạn bè, Chúa Giêsu muốn kéo chúng ta trở lại với chân lý nền tảng trong cuộc sống: hãy chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, hãy đầu tư tất cả cho cuộc sống vĩnh cửu. Hãy hướng tất cả mọi sự vào cùng đích của cuộc sống. Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng Thiên Ðàng.


Chân Lý Á Châu

Sức mạnh của lòng cảm kích

[caption id="attachment_2696" align="aligncenter" width="283" caption="Hãy rèn luyện những đức tính bạn muốn có được, cùng với sự trợ giúp của Thiên Chúa, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn có được những đức tính ấy."][/caption]

- Mặc dù Maurine Jones đã lớn tuổi và không còn dáng mảnh mai, nhưng bà luôn ăn bận chỉnh tề trước 8 giờ sáng mỗi ngày, tóc bới tươm tất và trang điểm thật đẹp. Sau khi chồng bà qua đời ở tuổi 70, Maurine chuyển vào sống ở nhà dưỡng lão. Cheri Pape, người luôn bên cạnh giúp đỡ bà, kể lại:

“Sau khi chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ tại tiền sảnh của nhà dưỡng lão, Maurine mỉm cười thật duyên dáng khi bà được thông báo rằng phòng của bà đã sẵn sàng.

“Ôi đáng yêu quá!” - bà nói với giọng háo hức của đứa bé 8 tuổi được tặng cho một chú chó con.

“Bà Jones, bà vẫn chưa nhìn thấy căn phòng… hãy chờ”.

“Việc ấy không quan trọng gì cả!” - bà đáp lại. “Hạnh phúc là điều bạn quyết định trước. Cho dù tôi có thích căn phòng của tôi hay không không tuỳ thuộc vào việc đồ đạc trong phòng được sắp xếp - nhưng chính là cách tôi sắp xếp suy nghĩ của mình. Tôi đã quyết định thích nó. Đó là quyết định tôi đưa ra mỗi buổi sáng khi tôi thức dậy. Tôi có sự lựa chọn. Tôi có thể trải qua một ngày trên giường kể lại những khó khăn tôi trải qua vì một phần cơ thể của tôi không còn hoạt động được, hoặc tôi có thể ra khỏi giường và biết ơn những ai đang làm việc. Mỗi một ngày là một món quà và bao lâu mắt tôi còn mở tôi sẽ tập trung vào ngày mới và tất cả những ký ức hạnh phúc tôi giữ gìn, những gì tôi chỉ có được một lần ở đời này. Tuổi già cũng giống như tài khoản ngân hàng - bạn rút tiền hỏi tài khoản. Vì thế, lời khuyên của tôi dành cho bạn chính là hãy gửi nhiều niềm hạnh phúc vào trong tài khoản ký ức”. - Cheri Pape

***


Chúng ta không chỉ có thể thay đổi thái độ, mà còn có thể thay đổi chúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy nghĩ về tên trộm trên thập giá. Anh ta bị đóng đinh trên thập giá, rất đau đớn. Đó là một tình huống vô cùng khắc nghiệt… Anh ta thay đổi thái độ từ xấu sang tốt giữa hoàn cảnh đau đớn nhất. Bạn có thể thay đổi thái độ, tư duy, tâm hồn của bạn trong bất kỳ tình huống nào.

Tông đồ Phaolô đã nói: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi đã tập quen cả” (Pl 4,11). Và đó là lời của một người bị đánh đập, bị bỏ tủ, bị ném đá, bị đắm tàu và bị đuổi khỏi hết thành phố này đến thành phố khác. Nhưng bạn có thấy không dễ thoả mãn ngay cả trong lúc sung sướng không? Thái độ, chính là điều khác biệt. - Paul Faulkner

***


Tình yêu chính là sức mạnh chữa lành cuộc sống của chúng ta, và tình yêu cũng là sức mạnh chữa lành thế giới này. Lòng biết ơn xuất phát từ tình yêu. Đó chính là một biểu hiện tự nhiên của một tấm lòng biết yêu thương. Vì thế, bất cứ khi nào chúng ta thể hiện lòng biết ơn, lúc ấy chúng ta kết nối bản thân với nguồn sức mạnh chữa lành chúng ta. Nói lời cám ơn và khen ngợi sẽ làm lan toả nguồn năng lượng chữa lành và làm cho cuộc sống và thế giới trở nên tốt hơn.

Ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất, chúng ta vẫn có thể có được thái độ biết ơn. Cho dù bất cứ điều gì đang xảy ra xung quanh, chúng ta cũng có thể lựa chọn phản ứng lại theo cách giúp chúng ta học hỏi và trưởng thành. Khi chúng ta nhìn những khó khăn như cơ hội để trưởng thành, chúng ta có thể biết ơn về những bài học có được từ những trải nghiệm khó khăn. Luôn có một món quà trong mọi trải nghiệm. Thể hiện lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta tìm thấy món quà đó.

Mỗi sáng thức dậy, những lời đầu tiên trên môi tôi chính là “tạ ơn Ngài”. Việc này giúp tôi cảm thấy được kết nối ngay với Chúa và đong đầy tâm hồn tôi bằng tình yêu. Tôi biết ơn vì tôi vẫn còn sống, hít thở và có một ngày để sống một cuộc sống trọn vẹn và dồi dào.

Lòng biết ơn chính là cách chúng ta nói với tất cả mọi hoàn cảnh: “Xin chào! Tôi luôn mong chờ bạn! Cám ơn vì đến để giúp tôi học và trưởng thành”. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và bình an hơn khi chúng ta đối mặt với mỗi một bài học của cuộc sống bằng thái độ này.

Cho dù hoàn cảnh sống của bạn có thế nào, hãy luôn nhìn chúng như những người thầy yêu thương được gửi đến cho bạn để bạn vươn lên vị trí cao nhất và tốt nhất.

Thông qua những người thầy này, bạn học biết tin tưởng và cậy dựa vào uy quyền và tình yêu của Thiên Chúa. Và càng cậy dựa vào Chúa, bạn càng có thể mở ra cánh cửa mang đến cho bạn những quyền lợi và sự dư đầy.

***


Nếu bạn khoá chặt đôi tay và không cho nó hoạt động, sớm muộn gì nó cũng trở nên yếu ớt và vô dụng. Ngừng hành động trong đức tin, đức tin sẽ chết. Ngừng hy vọng, hy vọng sẽ lụi tàn. Sử dụng hoặc sẽ mất; đó chính là thông điệp gửi đến bạn.

Khi nói lời biết ơn với vợ và con cái, thái độ biết ơn của tôi dành cho họ cũng lớn thêm. Khi cố hết sức làm điều gì đó nhằm đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân, thái độ thiện chí của tôi đối với họ cũng lớn thêm. Khi thể hiện tình yêu của tôi dành cho Thiên Chúa thông qua hành động, thái độ yêu thương của tôi dành cho Ngài sẽ tăng lên. Vì thế, hãy rèn luyện những đức tính bạn muốn có được, cùng với sự trợ giúp của Thiên Chúa, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn có được những đức tính ấy. - Paul Faulkner

***


Có 2 cách để sống cuộc sống của bạn. Một là sống như thể không một điều gì là phép lạ. Cách sống khác chính là sống như thể mọi thứ đều là phép lạ. - Albert Einstein


An Nhiên dịch

Những giá trị cuộc sống đích thực

[caption id="attachment_2691" align="aligncenter" width="511" caption="Không có Ngài, con không thể làm gì được (Ga 15,5)"][/caption]

Tốt hơn, ngày hôm nay, bạn nên sống, hành động và suy nghĩ hết sức mình; vì ngày hôm nay là sự chuẩn bị cho ngày mai và tất cả những ngày mai khác tiếp theo sau. - Harriet Martineau

Tôi, chứ không phải những sự kiện, có thể làm tôi cảm thấy hạnh phúc hay không hạnh phúc trong ngày hôm nay. Tôi có thể lựa chọn ngày hôm nay như thế nào. Ngày hôm qua đã qua, ngày mai vẫn chưa đến. Tôi chỉ có một ngày, ngày hôm nay, và tôi sẽ hạnh phúc trong ngày hôm nay. - Groucho Marx

Tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý đến một điều là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Giêsu. - Philiphê 3,13-14

Trong cuộc sống, bạn hãy mau chóng thực hiện những hành động tốt trước khi nó trở nên quá muộn. -Ralph Waldo Emerson

Khi thực hiện việc lựa chọn trong cuộc sống, đừng quên mục đích sống. - Samuel Johnson

Cuộc sống là một bông hoa và tình yêu chính là mật ngọt. - Victor Hugo

Giá trị của cuộc sống không nằm ở độ dài của những tháng ngày, nhưng ở việc chúng ta sống hữu ích mỗi ngày. - Michael de Montaigne

Điều quan trọng không phải là năm tháng ta sống mà là cuộc sống trong năm tháng đời ta. - Abraham Lincoln

Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi thì nó mới sinh được nhiều hạt khác. - Ga 12,24 

Cuộc sống là một cơ hội, hãy tận dụng nó. Cuộc sống là điều tuyệt đẹp, hãy ngợi khen nó. Cuộc sống là niềm hạnh phúc, hãy nếm trải nó. Cuộc sống là một giấc mơ, hãy nhận ra nó. Cuộc sống là một thách thức, hãy đối mặt với nó. Cuộc sống là một nhiệm vụ, hãy hoàn thành nó. Cuộc sống là một trò chơi, hãy thưởng thức nó. Cuộc sống là nỗi buồn, hãy vượt qua nó. Cuộc sống là một bài ca, hãy hát vang nó. Cuộc sống là sự tranh đấu, hãy chấp nhận nó. Cuộc sống là một bi kịch, hãy đương đầu với nó. Cuộc sống là sự phiêu lưu, hãy mạo hiểm với nó. Cuộc sống là vận may, hãy nắm bắt nó. Cuộc sống rất quý giá, đừng huỷ hoại nó. Cuộc sống là sự sống, hãy chiến đấu vì nó. - Mother Teresa

Lạy Chúa, xin đừng để cuộc sống của con có quá nhiều điều tốt khiến con ỷ lại và ngủ quên trong chiến thắng. Xin giúp con đừng quá bị áp lực khiến con trì hoãn thời gian ở với Ngài. Xin giúp con đắm mình trong ánh nắng siêu nhiên của Ngài, nghỉ ngơi trong vòng tay của Ngài, uống lấy lời Ngài và hít thở Thần Khí Ngài. Xin giúp con tìm kiếm Ngài trên hết tất cả mọi sự - trên hết bất cứ điều gì con vui thích. Xin giúp con nhớ lời Ngài đã nói rằng không có Ngài, con không thể làm gì được (Ga 15,5), nhờ thế, con không đặt nhầm những điều ưu tiên, nhưng sẽ đặt Ngài, tình yêu của Ngài và những giá trị của Ngài vào vị trí đúng đắn - vị trí ưu tiên!

Thiên Ân dịch

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Kho tàng ẩn dấu


Chúng ta có biết rằng trong cơ thể của con người chúng ta, những yếu tố nhỏ nhất lại đóng vai trò quan trọng nhất không?

 Lá lách của chúng ta chỉ tiết ra một lượng men rất nhỏ, nhưng rất cần thiết để giúp tiêu hóa chất Protin, chất béo trong thức ăn của chúng ta. Lượng dưỡng khí kết hợp với hồng huyết cầu để làm cho máu thành đỏ chỉ là một số lượng nhỏ. Tuyến não thùy nằm ở trong bộ não của chúng ta chỉ là một tuyến nhỏ nhưng vô cùng cần thiết bởi vì nó tiết ra một kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng của con người. Những âm ba được truyền đến màn nhĩ trong lỗ tai là nhờ ở ba đốt xương nhỏ li ti nằm giữa lỗ tai của chúng ta. Những tế bào hình nón nằm trong võng mô của đôi mắt là những trạm tiếp nhận ánh sáng nhờ đó chúng ta mới thấy được. Mỗi một tế bào trong cơ thể chúng ta chứa đựng những nhiễm thể mà chức năng chính là quyết định về sự di truyền hay phái tính của mỗi bào thai. Tất cả những cơ cấu nhỏ bé và ẩn tàng ấy đóng vai trò xem ra quan trọng nhất trong sự sống và hoạt động của cơ thể con người.

 Lại nữa, những tác nhân gây ra không biết bao nhiêu bệnh tật giết người cũng là những sinh vật nhỏ li ti mà mắt thường không thể nào trông thấy được. Phải chăng những cái nhỏ li ti nhất lại không là những cái chứa đựng nhiều sức mạnh nhất? Và phải chăng những công việc tầm thường vô danh nhất lại không là những công việc có giá trị nhất trong cuộc sống con người?

 Có lẽ không phải do ngẫu nhiên hoặc vì chờ thời mà Con Thiên Chúa làm người, đã sống âm thầm ẩn dật trong 30 năm trước khi công khai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. 30 năm âm thầm ấy cũng có giá trị cứu rỗi như chính cái chết và sự Phục Sinh của Ngài. Với 30 năm âm thầm ấy, Chúa Giêsu muốn nói với con người rằng tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người, từ cái ăn, cái uống, cái ngủ nghỉ, tất cả đều được mặc cho một giá trị cao cả và trường cửu.

Sống một cách trọn vẹn, sống với tất cả niềm tin - tất cả những sinh hoạt tầm thường và nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống âm thầm, có khi độc điệu, buồn chán: đó chính là bí quyết để được hạnh phúc và bình an. Tất cả các vị thánh đều đi qua con đường nên thánh ấy.


Chân Lý Á Châu

Tội gì vạ nấy

[caption id="attachment_2673" align="aligncenter" width="300" caption="“Khốn thay! Khốn thay kẻ nào không làm việc phúc đức khi còn có thời giờ”."][/caption]

Thánh Corprée là Giám Mục ở nướcIceland(Ý Nhĩ Lan). Sau một buổi kinh chiều, ngài còn nán lại để cầu nguyện.

Bỗng hiện ra trước mặt ngài một ma quái, xanh rờn, dữ tợn, ăn bận kỳ cục. Ma mang ở cổ một kiềng lửa, trên vai một miếng áo tơi dơ bẩn, chỉ che được một cánh tay. Không chút sợ hãi, ngài nhìn tận mặt con ma và hỏi hắn là ai. Ma đáp:

-         “Tôi là một linh hồn đã sang kiếp khác”.

-         Hình dáng anh sao lại kỳ quái ghê gớm như thế?

-         Chính tội lỗi tôi đã phạm, nên bị phạt như thế này. Dầu ngài thấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ bi đát, tôi là Malachie, khi sinh thời là vua nước Iceland. Tôi có thể làm biết bao việc phúc đức trong địa vị cao sang của tôi, và tôi đã không làm.

Corprée ngạc nhiên còn hỏi thêm:

-         Tôi tưởng là hoàng thượng đã ăn năn đền tội hoàn toàn mọi tiền khiên cả đời rồi kia mà!

Con ma đáp:

-         Khốn thay! Tôi đã không muốn vâng lời cha giải tội. Tôi đã làm ngài chiều theo những sự bất thường của tôi và còn vô liêm sỉ dâng ngài một chiếc nhẫn vàng theo chủ tâm đó. Và bây giờ vì tội ấy, tôi phải mang một vòng lửa vào cổ; vòng lửa này thiêu đốt tôi thật ác ôn và cầm giữ tôi lại như một phạm nhân. Cha giải tội bất trung ấy không thể giúp tôi; vì ngài còn mang một cái kiềng càng đau đớn càng nóng bỏng hơn nữa.

Đức Giám Mục lại muốn biết ý nghĩa cái áo tơi rách, dơ bẩn con ma đang mang. Ma đáp đó là hình phạt của một việc bác ái làm không nên. “Một người hành khất gần như trần trụi đến xin tôi, tôi chỉ đến hoàng hậu. Nàng không mấy thương người, chỉ bố thí cho một thứ bao, nay tôi mang để chịu xấu hổ”.

Thánh hỏi ma tại sao lại hiện về với ngài và mong đợi ở ngài những gì?Hắn đáp:

-         ­Tôi bị ma quỷ hành hạ. Chúng bắt tôi chịu muôn nghìn khổ hình. Khi bài kinh chiều được xướng lên, chúng run sợ và chạy trốn hết và bỏ tôi lại đây. Chúa cho phép tôi hiện về với ngài để xin cầu nguyện.

Rồi ma thét lên:

“Khốn thay! Khốn thay! Này bọn quỷ đến! Nhưng trước khi lìa ngài, tôi muốn chỉ cho ngài nơi tôi đã dấu 3 kí vàng và trên 300 kí bạc để ngài làm gì thì làm”.

Thánh Corprée đáp: “Không, không, tôi không muốn của cải nào khác của cải trên trời. Điều đó không ngăn trở tôi làm mọi việc để giúp anh theo khả năng”.

Ma  biến đi và lớn tiếng bảo:

“Khốn thay! Khốn thay kẻ nào không làm việc phúc đức khi còn có thời giờ”.

Đức Giám Mục họp các linh mục lại và thuật cho các ngài nghe thị kiến trên đây cùng hỏi ý kiến phải hành động thế nào cho thích ứng, để giải thoát cho đức vua và cha giải tội.

Mọi người quyết định: Đức Cha cầu bầu cho nhà vua, và các linh mục cho cha giải tội, bằng thánh lễ, ăn chay và cầu nguyện sốt sắng dâng lên Chúa để Ngài nguôi cơn phẫn nộ.

Các việc đạo đức này được cử hành đều đặn trong sáu tháng, ông vua hiện về với Đức Giám Mục và cho biết đau khổ được giảm phân nửa; nhưng còn khốn khổ, ở trần gian này không sao hiểu thấu.

Vậy phải tiếp tục cầu nguyện, dâng thánh lễ và hãm xác, đánh tội nữa, cho đến khi Malachie hiện về lần thứ ba, vô cùng hớn hở, vô cùng vinh hiển, vô cùng hạnh phúc. Ông cho biết ông lên Thiên Đàng và không bao giờ quên vị đại ân nhân. Ông bảo Cha giải tội sẽ lên Thiên Đàng sau, nhờ lời cầu nguyện và những sự hãm xác của các linh mục ở nhà thờ chính toà.

Thánh nhân hỏi tại sao, ngài không cùng lên Thiên Đàng một lần với vua. Ông vua đáp là sự cầu bầu của riêng vị giám mục đẹp lòng Chúa hơn cả sự cầu bầu của các linh mục hợp lại. Vậy là Chúa cưng riêng những kẻ yêu Ngài nhiều hơn. Lời nguyện:Lạy Chúa, xin thánh hoá chúng con để chúng con sống xứng đáng giây phút mình đang sống. Amen.

Trích sách tháng các Linh hồn