Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Thông điệp Đức Mẹ ngày 25/11/2011







Thông điệp Mẹ Mễ Du ngày 25/11/2011 qua thị nhân Marija


"Các con yêu dấu,

Hôm nay Mẹ mong muốn cho các con niềm hy vọng và niềm vui. Các con nhỏ của Mẹ, mọi sự chung quanh các con dẫn các con hướng về các sự thế gian nhưng Mẹ mong muốn dẫn dắt các con hướng về một thời gian ân sủng, để rồi qua thời kỳ này tất cả các con có thể gần gũi hơn với Thánh Tử Mẹ, rồi Ngài có thể dẫn các con hướng về tình yêu và cuộc sống vĩnh cửu của Ngài, mà là điều mọi tâm hồn khao khát. Các con nhỏ của Mẹ, hãy cầu nguyện và nguyện ước thời kỳ này là thời gian ân sủng cho linh hồn mình. Cám ơn các con đã đáp lại lời kêu gọi của Mẹ".

Message to Marija on November 25, 2011

“Dear Children!

Today I desire to give you hope and joy. Everything that is around you, little children, leads you towards worldly things but I desire to lead you towards a time of grace, so that through this time you may be all the closer to my Son, that He can lead you towards His love and eternal life, for which every heart yearns. You, little children, pray and may this time for you be one of grace for your soul. Thank you for having responded to my call”.

Kính Mừng MARIA

 

Hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Giuse

“Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25b)


http://cuucaclinhhon.files.wordpress.com/2011/04/flower2.gif?w=600


Trong niềm tín thác vào Đức Kitô Phục Sinh,


Hội Cứu Giúp Các Linh Hồn và gia đình trân trọng kính báo:





Cụ Giuse Tạ Văn Quất


Sinh ngày: 5/2/1918


Đã an nghỉ trong Chúa lúc 16g ngày 25 tháng 11 năm 2011


(tức ngày 1/11 năm Tân Mão)


Hưởng thọ: 93 tuổi


Lễ viếng từ 7g 30' ngày 26 tháng 11 năm 2011


Nghi thức Làm Phép Xác được cử hành tại Nhà thờ Giáo xứ Phú Đa


lúc 7g 30' ngày 27 tháng 11 năm 2011


Mai táng cùng ngày tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Đa.


Kính xin quý Cha, quý nam nữ tu sĩ và quý cộng đoàn cầu nguyện cho linh hồn Giuse.



Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn Giuse.

Người gửi: BBT

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Đấng Cứu Thế Đang Có Mặt

 

Ngày kia, có một đan viện phụ Công giáo tìm đến một vị tu sĩ Ấn Giáo tại chân núi Himalaya. Với tất cả ưu tư phiền muộn, vị đan viện phụ trình bày về tình trạng bi đát của tu viện do ông điều khiển. Trước kia, tu viện này là một trong những trung tâm Công giáo thu hút không biết bao nhiêu khách hành hương. Nhà nguyện lúc nào cũng vang lên tiếng ca hát của các tu sĩ và giáo dân đến từ khắp nơi. Các căn phòng lúc nào cũng có người ở... Nay tu viện gần như trở thành một ngôi chùa trống vắng. Làn sóng những người trẻ tìm đến tu viện hầu như tắt lịm. Nhà nguyện vắng kẻ ra người vào. Một số nhỏ tu sĩ còn lại sống trong uể oải buông thả... Vị viện phụ muốn hỏi nhà tu sĩ Ấn Giáo: đâu là nguyên nhân đã đưa đến tình trạng này? Phải chăng vì một tội lỗi tày đình nào đó mà bàn tay Chúa đã đè nặng trên cộng đoàn?





Sau khi nghe đức viện phụ kể lể, vị tu sĩ Ấn Giáo mới ôn tồn nói: "Cái tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn: đó là tội vô tình". Vị tu sĩ Ấn Giáo mới giải thích như sau: "Ðấng Cứu Thế đã cải trang thành một người giữa chư vị, nhưng chư vị đã vô tình không nhận ra Ngài".Nhận được lời giải thích của vị tu sĩ Ấn Giáo, đức viện phụ mới hối hả trở về tu viện, trong lòng ông không khỏi miên man đặt câu hỏi: "Ai là người được Ðấng Cứu Thế đang mượn hình dáng để trở lại với loài người?". Cả tu viện chỉ có tất cả không đầy mười người. Ðấng Cứu Thế không thể là chính ông, vì ông tự biết mình là một con người tội lỗi yếu hèn. Nhưng ông cũng biết rõ các tu sĩ khác trong tu viện: có người nào toàn vẹn để Ðấng Cứu Thế mượn lấy hình dáng? Thế nhưng, ông vẫn tin theo lời của vị tu sĩ Ấn Giáo để xác quyết rằng Ðấng Cứu Thế đang cải trang thành một người nào đó trong cộng đoàn...

Với niềm xác tín ấy, ông quy tu tất cả các tu sĩ lại và loan báo cho mọi người biết rằng Ðấng Cứu Thế đang cải trang thành một người trong nhà. Ðôi mắt của mỗi người mở to ra và ai cũng bắt đầu dò xét từng người trong nhà. Chỉ có điều chắc chắn là: bởi vì Ðấng Cứu Thế đã cải trang, cho nên, không ai có thể nhận ra Ngài được. Thành ra mỗi người trong nhà đều có thể là Ðấng Cứu Thế... Từ đó, ai ai cũng đối xử với nhau như đối xử với chính Ðấng Cứu Thế. Không mấy chốc, bầu khí yêu thương, huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Sự thánh thiện ấy không mấy chốc được đồn thổi đi khắp nơi. Các tín hữu từ khắp nơi trở lại tu viện để tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều ngưởi trẻ cũng đến gõ cửa Nhà Dòng...

Nếu người người, ai ai cũng nhìn nhau và đối xử với nhau như đối xử với chính Chúa Giêsu, thì có lẽ hận thù, chiến tranh sẽ không bao giờ có lý do để tồn tại trên mặt đất này. Sự vắng bóng của Thiên Chúa trong xã hội, hay đúng hơn sự vô tình của con người để không nhận ra Thiên Chúa trong cuộc sống: đó là đầu mối của mọi thứ bất hòa, chiến tranh, xáo trộn trong xã hội.

Chối bỏ Thiên Chúa cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại của những xã hội xây dựng trên chủ thuyết vô thần là một bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa. Khi con người chối bỏ Thiên Chúa, con người cũng trà đạp con người...

Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa đến độ Ngài đã trở thành con người và tự đồng hóa với con người. Từ nay, con người chỉ có thể nhận ra Ngài trong mỗi người anh em của mình mà thôi. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch: mỗi một con người đều là hình ảnh của Thiên Chúa và chỉ có xuyên qua tình yêu đối với con người, con người mới có thể đến với Thiên

Ngày kia, có một đan viện phụ Công giáo tìm đến một vị tu sĩ Ấn Giáo tại chân núi Himalaya. Với tất cả ưu tư phiền muộn, vị đan viện phụ trình bày về tình trạng bi đát của tu viện do ông điều khiển. Trước kia, tu viện này là một trong những trung tâm Công giáo thu hút không biết bao nhiêu khách hành hương. Nhà nguyện lúc nào cũng vang lên tiếng ca hát của các tu sĩ và giáo dân đến từ khắp nơi. Các căn phòng lúc nào cũng có người ở... Nay tu viện gần như trở thành một ngôi chùa trống vắng. Làn sóng những người trẻ tìm đến tu viện hầu như tắt lịm. Nhà nguyện vắng kẻ ra người vào. Một số nhỏ tu sĩ còn lại sống trong uể oải buông thả... Vị viện phụ muốn hỏi nhà tu sĩ Ấn Giáo: đâu là nguyên nhân đã đưa đến tình trạng này? Phải chăng vì một tội lỗi tày đình nào đó mà bàn tay Chúa đã đè nặng trên cộng đoàn?
Sau khi nghe đức viện phụ kể lể, vị tu sĩ Ấn Giáo mới ôn tồn nói: "Cái tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn: đó là tội vô tình". Vị tu sĩ Ấn Giáo mới giải thích như sau: "Ðấng Cứu Thế đã cải trang thành một người giữa chư vị, nhưng chư vị đã vô tình không nhận ra Ngài".Nhận được lời giải thích của vị tu sĩ Ấn Giáo, đức viện phụ mới hối hả trở về tu viện, trong lòng ông không khỏi miên man đặt câu hỏi: "Ai là người được Ðấng Cứu Thế đang mượn hình dáng để trở lại với loài người?". Cả tu viện chỉ có tất cả không đầy mười người. Ðấng Cứu Thế không thể là chính ông, vì ông tự biết mình là một con người tội lỗi yếu hèn. Nhưng ông cũng biết rõ các tu sĩ khác trong tu viện: có người nào toàn vẹn để Ðấng Cứu Thế mượn lấy hình dáng? Thế nhưng, ông vẫn tin theo lời của vị tu sĩ Ấn Giáo để xác quyết rằng Ðấng Cứu Thế đang cải trang thành một người nào đó trong cộng đoàn...


người và tự đồng hóa với con người. Từ nay, con người chỉ có thể nhận ra Ngài trong mỗi người

Chúa...

Tác giả Veritas


Thế nào là tình yêu chân chính?


 Tình yêu thật sự là thế nào?

Đó chính là luôn mong muốn điều tốt nhất cho tha nhân.

Đó chính là đặt những lợi ích của tha nhân lên trên lợi ích riêng của bản thân.

Đó chính là cảm thấy hạnh phúc khi ai đó đạt được những thành công hoặc những gì họ mong muốn.

Kinh Thánh dạy rằng tình yêu không bao giờ “nuôi hận thù”, nhưng tình yêu thì “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,5.7). “Tình yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8).

Bạn có thể yêu như thế không? Không, không ai trong chúng ta có thể tự làm được. Nhưng nếu bạn cầu xin Thiên Chúa, Ngài sẽ ban cho bạn tình yêu đó - thứ tình yêu luôn tìm kiếm điều tốt lành cho tha nhân, lo nghĩ cho tha nhân hơn cả chính bản thân mình, hay ngay cả khi chính bản thân bị tổn thương.

Và thật là một điều tuyệt vời khi bạn có được tình yêu đó. Cho dù không ai nhận ra tình yêu của bạn dành cho họ, nhưng Thiên Chúa biết và Ngài sẽ dành cho bạn phần thưởng nơi Thiên Đàng.

Tình yêu vừa là sự hy sinh, vừa là niềm vui.

Để tình yêu được bền vững và chân thật, nó phải được xây dựng trên nền tảng của sự chịu đựng hơn là chỉ dựa trên nền tảng của những thoả mãn về xác thịt. Nó phải thể hiện một nỗi khao khát được bảo vệ, được giúp đỡ và được làm người khác hạnh phúc, nó phải thể hiện tình yêu của Thiên Chúa, tinh thần hy sinh quên mình, tình yêu ấy hiện diện ở những ai biết đặt hạnh phúc của tha nhân lên trên hạnh phúc của chính mình. Đó là tình yêu duy nhất và bền vững lâu dài!

Đó là tình yêu, tình yêu thật sự, tình yêu chân chính - đó chính là sự sẵn lòng hy sinh bản thân của người chồng cho người vợ của mình, sự bằng lòng hy sinh mạng sống của người vợ cho người chồng của mình. Đó là tình yêu siêu nhiên, tình yêu thiêng liêng, tình yêu của Thiên Chúa, cao cả hơn tình yêu nhân loại!

***


  Tình yêu cần có thời gian. Nó chính là cả một quá trình của sự cho đi và đón nhận, của tiếng cười và nước mắt.

Tình yêu không hứa hẹn bất kỳ ước muốn nào lúc ban đầu, nhưng sự mãn nguyện sẽ đến lúc sau cùng.

Tình yêu là tin tưởng vào ai đó, vào một việc gì đó; tình yêu sẵn lòng tranh đấu, làm việc, chịu đựng và sẵn lòng mang lại niềm vui.

Tình yêu là làm tất cả những gì có thể để giúp người khác thực hiện mọi giấc mơ của họ.

Tình yêu chính là luôn thoả mãn mọi nhu cầu của người khác. Tình yêu chính là sự ân cần, quan tâm, luôn sẵn lòng đối với những gì ai đó nói ra hoặc không thể nói ra.

Tình yêu không bao giờ từ chối bất cứ ai. Yêu chính là mang đến nguồn động viên đầu tiên và đưa ra lời chỉ trích sau cùng.

Tình yêu chính là mang đến sự trưởng thành, niềm hạnh phúc và sự mãn nguyện cho nhau.

(Dựa theo bài viết của Barb Upham)


 Tác giả: Nghi Ân


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Cát bụi của các vì sao


Theo quy luật tự nhiên, tất cả những gì có khởi đầu rồi sẽ có kết thúc. Cuộc vui nào cũng tàn. Nỗi buồn nào rồi cũng qua. Sau những giọt nước mắt sẽ là nụ cười... Riêng chỉ có sự sống là không mất đi mà chỉ đổi thay.

Khi mây đen kéo đến, ta đoán biết trời sắp mưa. Khi tiễn biệt một người thân mới qua đời, ta nghĩ gì về thân phận mong manh của con người. Tháng các linh hồn, ra nghĩa trang nhìn phần mộ của những người vừa nằm xuống, nhìn lại những quá khứ của họ, chẳng lẽ không phảng phất trong đầu một chút suy tư về ý nghĩa cuộc sống, về cõi đời sau? Trông người lại nghĩ đến ta. Chắc chắn sẽ có một ngày ta nhắm mắt lìa đời, sẽ chung số phận như họ. Ta băn khoăn tự hỏi : “Cuộc sống con người chỉ có thế thôi sao? Ta sinh ra để làm gì rồi mất hút đi như một hạt cát vô danh vậy sao?” Nếu không tin con người có linh hồn, không tin có đời sau, cho rằng chết là hết, thì cuộc sống thật vô vị, vô nghĩa và bế tắc. Chỉ khi nào đặt trọn niềm tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, và đắm chìm vào đại dương yêu thương của Ngài, ta mới tìm được câu trả lời thích đáng cho vấn nạn muôn thủơ : “Con người sinh ra để làm gì? Chết rồi đi đâu?” Chính vì thế mà mỗi chiều thứ năm tại nhà thờ Chí Hoà số người đến cầu nguyện và tham dự thánh lễ kính Lòng Thương Xót Chúa càng ngày càng đông. Họ đến để trút mọi lo âu phiền muộn cho Chúa, để dìm mình vào đại dương bao la của Lòng Thương Xót Chúa, để đón nhận ơn tha thứ và bình an. Họ quảng đại đóng góp cho những chuyến công tác bác ái của cộng đoàn đến những vùng sâu vùng xa. Rồi họ ra về thấy lòng thanh thản nhẹ nhàng…

Một năm có mười hai tháng, Hội Thánh dành riêng tháng mười một để tuởng nhớ và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, anh chị em, và những người đã qua đời. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng trăn trở : “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” Có lẽ bây giờ xác thân về với cát bụi rồi, ông đã tìm được câu trả lời cho mình. Khi mới sinh ra, chúng ta chỉ là cát bụi, một hạt cát vô danh. Chúa đã thổi sinh khí vào hạt cát đó, để cho hạt cát có sự sống. Hạt cát được trở thành “cát bụi của các vì sao” vì đã được chuộc lấy bằng giá máu của Đức Giêsu. Và sự sống đó mãi mãi không mất đi vào hư vô nữa mà chỉ đổi thay.

Tuy nhiên sự đổi thay đó phải bắt đầu ngay trong cuộc sống trần gian này như thánh Phaolô nhắn nhủ :“Anh em hãy cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy Chúa Kitô”. Đổi thay là ngay từ bây giờ ta phải sẵn sàng bước theo Đức Giêsu trên con đường phục vụ yêu thương. Chợt nhớ đến bài ca phục vụ mà người Lãng Tử hay hát trong ngày tĩnh tâm của Đội Quân Áo Xanh mỗi chúa nhật đầu tháng : “Phục Vụ là cho không. Phục Vụ là quên mình. Phục Vụ không đòi đền đáp. Phục Vụ ơn nghĩa không chờ...”Chỉ khi biết quên mình phục vụ như vậy, chúng ta mới sẵn sàng với sự đổi thay, sẵn sàng với sự chết. Lạ thay! Vẫn biết thế, nhưng có những người sống mà tưởng như mình không bao giờ chết. Họ lo tích cóp hết thứ này đến thứ khác, và họ không bao giờ nghĩ đến cái chết, hoặc không muốn nhắc đến cái chết. Chợt khi đối diện với thần chết qua những chứng bệnh nan y, họ chạy đôn chạy đáo tìm thầy chạy thuốc để mong người ta cứu họ thoát khỏi cái chết. Tới lúc đó thì “người giầu cũng khóc”. Và càng nhiều tiền lắm của thì lại càng sợ chết, sợ phải xa lìa của cải, rời bỏ địa vị danh vọng mà họ đang có, đang hưởng thụ. Chỉ những ai biết sống phó thác nơi lòng thương xót Chúa, biết từ bỏ mỗi ngày bằng cách quên mình phục vụ, sẻ chia, biết rằng mọi sự đều là hư vô, mới không sợ chết. Họ biết rằng khi bước qua ngưỡng cửa của cái chết là bước vào sự sống, như lời thánh Phanxicô trong Kinh Hoà Bình : “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Họ xác tín rằng sau đêm tối, sau lớp đất chôn vùi xác thân, là một bình minh rực rỡ. Họ bình thản đón chờ cái chết, chờ sự đổi thay.

Thường những người trẻ ít khi nghĩ đến cái chết, chỉ khi cuộc đời xế bóng, người ta mới nhìn lại quá khứ, kiểm nghiệm lại những gì họ đã trải qua, những gì đang có và những gì đã mất. Đến lúc đó, người ta nghiệm thấy những thú vui, của cải vật chất ở trần gian này chỉ là phù du và chóng qua như gió thoảng mây bay. Chính Chúa cũng nói “Người giầu có khó vào Nước Trời biết bao!” vì của cải nó cồng kềnh giống như bức tường lửa chặn chúng ta không đến được với Chúa, không lại gần tha nhân. Cuối cuộc đời, chúng ta chỉ mang theo được những gì mình đã cho đi, đã chia sẻ, và phải bỏ lại tất cả những gì suốt cả đời mình bo bo nắm giữ. Chính vì thế, ngay từ đời này, mỗi ngày ta phải tập cắt đứt chặt bỏ những thứ đó, những thứ mà chúng ta không mang theo được, không giúp ích cho sự sống vĩnh cửu, sự sống đời sau. Chỉ những gì chúng ta cho đi mới còn lại và theo ta. Cho đi không chỉ tiền của vật chất, cho đi còn bằng lời cầu nguyện, hy sinh phục vụ, sự tha thứ, sự cảm thông…

Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận biết mình là những hạt bụi, nhưng là những “hạt bụi của các vì sao” vì luôn được Chúa âu yếm xót thương để chúng con sống xứng đáng là những người con ngoan của Chúa. Amen


Đức Trí
                                                   

Muốn Gặp Chúa


Trong kho tàng văn chương Ấn Giáo, có câu chuyện sau đây:

Một đệ tử đến thưa vị linh sư của mình:

- Thưa thầy, con muốn gặp Chúa.

Vị linh sư chỉ đáp trả bằng một cái mỉm cười thinh lặng.

Ngày hôm sau người môn sinh trở lại và bày tỏ cùng một ước muốn. Vị linh sư cũng chỉ mỉm cười và tiếp tục giữ thinh lặng.

Rồi một ngày đẹp trời, ông dẫn người đệ tử đến giòng sông. Thầy trò cùng dầm xuống nước. Chờ cho người đệ tử cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong giòng nước mát. Bất thần vị linh sư túm lấy cổ anh dìm xuống nước một hồi lâu. Người thanh niên cố gắng vùng vẫy để ngóc đầu lên khỏi mặt nước.

Bấy giờ vị linh sư mới hỏi anh:

- Khi bị dìm xuống nước như thế, con cảm thấy cần điều gì nhất?

Không chút suy nghĩ, người đệ tử đáp ngay:

- Thưa, con cần không khí để thở.

Lúc bấy giờ vị linh sư mơí giải thích:

- Con có cảm thấy ước ao được gặp Chúa như vậy không? Nếu con khao khát Chúa như vậy con sẽ gặp được Ngài tức khắc. Ngược lại, nếu con không có ước muốn ấy, thì cho dù có vận dụng hết cả tài năng và sức lực con cũng sẽ chẳng bao giờ gặp được Ngài.

*


* *


Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta đã làm nhiều việc lành, đã xa lánh điều xấu, hay siêng năng cầu nguyện. Chúng ta thánh thiện cũng không phải vì chúng ta đã sống tử tế với mọi người, đã can đảm hy sinh, khổ công rèn luyện ý chí, bận tâm phục vụ... cũng không phải vì bất cứ điều gì cả.

Sự thánh thiện của chúng ta chính là Thiên Chúa. Nhờ thông hiệp vào sự sống của Ngài mà chúng ta mới có thể tránh điều xấu, làm được điều lành.

Một tâm hồn luôn luôn rộng mở là một tâm hồn có khả năng đón nhận Thiên Chúa và sự sống của Ngài.

Mở rộng lòng cho Thiên Chúa là không ngừng khao khát Ngài. Như một người bị dìm dưới nước khao khát không khí để thở, lòng khao khát Thiên Chúa là bước khởi đầu dẫn ta đến gặp Ngài.

Lòng khao khát ấy cũng phải là động lực không khi nào ngừng thúc đẩy ta tiến lại gần Ngài.

Lòng khao khát ấy càng trở nên mãnh liệt và thúc đẩy ta ráo riết hơn mỗi khi tưởng chừng như ta đã rất gần Chúa, tưởng chừng như ta đã nắm bắt được Ngài.

Lòng khao khát mãnh liệt ấy là sức mạnh phi tường, là khả năng vô biên có thể thu hút và đón nhận sức sống sung mãn khôn lường của Thiên Chúa vào tâm hồn và cuộc đời chúng ta. Khi ấy ta có thể nói được như Thánh Phaolô rằng: "Sự sống của tôi chính là Chúa Kitô".

Nguồn: catholic.org

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến


 “Sống không giận, không hờn, không oán trách


Sống mỉm cười với thử thách chông gai


Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai


Sống chan hòa  với người chung sống


Sống là động nhưng luôn luôn bất động


Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương


Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường


Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”


 Diễn giả đã trình bày một cách dí dỏm cho khán giả cái nhìn của một nhà tâm lý và một người xác tín theo Chúa Kitô, về thái độ bình thản và  tâm hồn tĩnh lặng cần có, để giữ tâm bất biến giữa cuộc sống đầy thăng trầm và biến đổi.


Bất cứ ai trong chúng ta cũng cần có sự thanh tịnh trong tâm hồn và khao khát một cuộc sống có phẩm chất, có chiều sâu và sức mạnh siêu nhiên để có thể vững vàng trước cuộc sống đầy những sóng gió khó lường. Bằng thái độ khiêm tốn, tỉnh thức và lắng nghe, mỗi biến cố xảy ra chung quanh luôn là những bài học rất có ý nghĩa và đắt giá, luôn làm giàu cho bản thân và làm tăng phẩm chất cuộc đời của mỗi người chúng ta. Con người ngày nay quá bận rộn nên thiếu nhạy cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, trước những cử chỉ dễ thương biểu hiện lòng thân ái của tha nhân, trước những điều bình dị của cuộc sống.

1.    Để có con tim nhạy cảm, đón nhận những bài học vô giá và sống động của cuộc đời, con người cần luyện tập cho mình:

 a.    Luôn có cái nhìn hy vọng: là khởi đầu cho một xu hướng hành động tích cực. Chúng ta cần có lòng tin rằng “Tôi có thể có được những phẩm chất tốt như người khác”, “Tôi có thể có trái tim vững vàng trong cuộc đời đầy thăng trầm này”,..

b.    “Tâm bình – thế giới bình”: Con người phản ánh thế giới mà họ đang sống. Chúng ta cần luyện tập những phút giây tĩnh lặng, để đối diện với bản thân mình, thu dọn những rác rưởi trong tâm hồn qua những giờ phút xét mình… Tâm phải trong để không bị nhuộm màu bởi những ham muốn, thành kiến yêu – ghét,...

c.    Tĩnh lặng để lắng nghe: Con người sống trong xã hội ngày nay đang có nguy cơ đánh mất chính mình vì tiếng ồn từ bên trong và bên ngoài. Chúng ta cần tĩnh lặng để nghe tiếng nói từ nội tâm, để suy tư, để biết hành động một cách thích hợp. Tĩnh lặng là một hình thức nhẫn nại biết chờ đợi, để có thể nhận ra đâu là những giá trị chúng ta cần tìm kiếm và có cái nhìn khách quan trước những sự việc đang diễn ra. Tĩnh lặng còn giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn, nhận thức thực chất và giới hạn của mình. Tĩnh lặng sẽ giúp chúng ta chìm sâu, thanh luyện, lắng lòng để có thể gặp được bản thân, và qua đó, chúng ta có thể gặp được tha nhân một cách tinh ròng, khách quan hơn.

d.    Cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

2.    Để cuộc sống có chất lượng hơn, con người cần:

 a.    Biết: Tìm để biết, để hiểu  những gì đang diễn ra trong nội tâm, những gì đang chi phối ý nghĩa và trái tim mình, đang làm cho chúng ta đau khổ hay hạnh phúc... Tìm biết mình là khởi đầu cho tiến trình đi đến tự do. Biết hay ý thức là khởi điểm của sự đổi thay. Ý thức để có thể tự giải thoát mình ra khỏi những vướng bận không đáng, không cần thiết. Ý thức vừa là nguyên nhân của đau khổ, vừa là nguyên nhân của sự sửa mình. Con người  được tự do hay không là tuỳ ở tiến trình và mức độ ý thức trong mỗi người.

b.    Làm chủ cảm xúc: giúp chúng ta tránh tình trạng bám víu, lệ thuộc người khác. Nếu không làm chủ được cảm xúc, người ta sẽ trở nên yếu đuối, xao động đưa đến sống trong mối lo âu, sợ sệt…Chúng ta sẽ bình an và hưởng trọn vẹn những gì đang có, nếu chúng ta không phải lo sợ chúng sẽ mất đi, hay lo tìm cách giữ cho riêng mình.

c.    Tập nhìn thấy cái may trong cái rủi: đây là cái nhìn mang lại sự bình tĩnh và lạc quan cho con người trước những biến đổi của cuộc sống. Cái nhìn này còn chứng tỏ niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

3.    Sự tự do nội tâm:

a.    Hậu quả của việc bám víu:

-  Bám víu là trạng thái cảm xúc được tạo nên do sự yên trí rằng thiếu người này, vật nọ thì chúng ta không thể hạnh phúc.

- Khi bám víu hoặc ham muốn đến độ thái quá, sẽ làm cho chúng ta trở nên u muội, và mất đi sự nhạy bén của tâm hồn.

-  Bám víu là trói buộc mình và trói buộc người khác.

- Bám víu là nguyên nhân phát sinh tranh đua, ganh ghét, khổ đau, có khi tủi nhục nếu bị ruồng bỏ hay từ khước, và còn làm cho tâm hồn mình bị mờ đục.

- Bám víu đem lại sự sụp đổ, khi những điều mình chờ mong, tưởng nghĩ hay yêu thích không còn, hay không xảy ra theo như mình nghĩ.

- Sự bám víu làm cho chúng ta trở nên như những người hành khất, van xin chút tình cảm hay sự nâng đỡ của người khác.

-  Người bám víu có thể làm cho chúng ta trở nên đui, điếc không những đối với đối tượng bám víu mà còn với bản thân và những gì trong thế giới bên ngoài nữa.

- Bám víu là tự huỷ diệt khả năng làm chủ đời mình.

b.   Loại bỏ bám víu:

Chúng ta sẽ bình an và hưởng trọn vẹn những gì đang có, nếu chúng ta không phải lo sợ đối tượng yêu thích của mình sẽ mất đi, hay lo tìm cách giữ cho riêng mình. Không bám víu, lệ thuộc là không phải khổ sở vì những gì không xảy đến như lòng và trí mình nghĩ. Loại bỏ sự bám víu là “nói không” với những gì ràng buộc cuộc sống mình.Nói không cũng có nghĩa là biết giữ gìn sức khoẻ tinh thần và thể chất, giữ được giá trị của mình. Bao lâu còn bám víu, con người còn bị cản trở khỏi sự giải thoát chính mình.

Muốn giải thoát, ngoài việc cắt bỏ sợi dây ràng buộc tâm trí và sự dính bén với những gì mà chúng ta đang đeo bám

c.    Thái độ tự do:

Tự do là khi mình không còn muốn làm người đặc biệt đối với bất cứ ai, hay không muốn ai là người đặc biệt đối với mình.

Chúng ta còn phải tỉnh thức, đừng để mình bị “mê” bởi những lời tán thưởng, bởi sự hoan hô, bởi những chiến công, thành đạt, uy quyền,..

Chúng ta khổ, buồn đau hay để cuộc đời teo héo vì đã để mình bị ràng buộc bởi những sự ham muốn,  rồi bon chen để tìm cách chiếm hữu, và sau đó lo sợ bị mất đi...

d.   Giải thoát “nô lệ”:

- Thừa nhận mình đang bị nô lệ.

- Tiến trình giải thoát:

+ Ý thức

+ Trực diện vấn đề

+ Không quan trọng hoá

+ Cắt đứt sự bám víu

+ Sống vô tư như trẻ con

“Giữ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” là một đề tài thuộc về quan điểm, nhận thức và đấu tranh nội tâm. Sự chín chắn của con người không phụ thuộc vào độ tuổi, mà dựa vào mức độ hiểu biết. Ngày nay người ta chú trọng nhiều đến sức mạnh nội tại để có thể đương đầu trước sóng gió của cuộc đời, hơn là khái niệm sức mạnh cơ bắp, tiền bạc, quyền lực như trước đây. Nhận thức về bản thân là khởi điểm của sự thay đổi, đưa con người thoát khỏi ảnh hưởng của các cảm xúc tiêu cực. Giải thoát tâm hồn khỏi tình trạng nô lệ để có sự tự do nội tại đích thực, là một cuộc hành trình dài, cần nhiều thời gian và sự cương quyết. Đây là cuộc chiến đấu gay gắt và dai dẵng, mà sức lực hữu hạn của con người luôn bị mài mòn. Do đó, người ta không thể ỷ vào sức mình để giành phần thắng lợi, mà cần phải có lòng tín thác và cậy trông vào sự trợ giúp của Thiên Chúa – Đấng yêu thương và luôn chăm lo cho mỗi người chúng ta.

Hạt Cát ghi nhận

Ra khỏi bóng tối


Lạy Đức Chúa, xin chữa lành con để con được chữa lành, xin cứu thoát con để con được cứu thoát, vì vinh dự của con chính là Ngài! (Gr 17:14).

Những đêm không ngủ. Ăn uống không ngon. Soi gương thấy khuôn mặt ủ dột. Những điều này xác định tôi suốt một năm trầm cảm. Một số người đã gọi là “Đêm tối của Linh hồn”. Còn tôi gọi đó là “Điều gần nhất với Sự chết Sống động” (The Closest Thing to a Living Death).

Một số ngày tôi nằm cuộn mình trên giường, không muốn nhúc nhích. Những ngày khác tôi có vẻ bất lực, không muốn làm đồ ăn cho con trai tôi. Căn nhà vắng lạnh, thiếu tiếng cười. Cuộc sống và đồ ăn đều vô vị.

Hoàng hôn là lúc tôi thích nhất trong ngày, nhưng cả năm qua tôi không còn hứng thú. Tôi không còn tận hưởng sắc cam và sắc vàng của hoàng hôn ở Kansas. Hoàng hôn buông xuống nghĩa là màn đêm đang đến, tôi sợ nỗi cô đơn. Người khác ngủ, còn tôi cứ loanh quanh ở góc phòng. Tôi có điên không? Bác sĩ nói tôi bị trầm cảm lâm sàng. Hóa chất thất thường. Không ai biết nó tăng hay giảm.

Thói quen của tôi không còn. Âm nhạc cũng vô nghĩa. Chiếc dương cầm nằm trơ trọi ở góc phòng khách, những phím ngà như mỉa mai tôi. Trong nhà không còn vang lên những khúc nhạc. Tôi đọc báo chỉ thấy trĩu buồn. Không có gì khiến tôi quan tâm, và thôi ghét cảm giác vô vị. Tôi thương đứa con trai bé bỏng. Tôi không thể chơi với nó hoặc đọc sách báo với nó. Những cây viết của tôi đều màu xám.

Tôi cố gắng cầu nguyện, nhưng Thiên Chúa im lặng. Bạn bè đến thăm, nhưng ai cũng “bó tay” với tôi. Người ta cầu nguyện cho tôi, nhưng không gì thay đổi. Mỗi ngày như kéo dài 35 giờ, đêm thì vô tận. Tháng này qua tháng nọ vẫn không có gì biến chuyển. Tôi xin Chúa cho tôi chết!

Rồi có một hôm tôi ngồi trên ghế, hy vọng sự sáng tạo sẽ lấp đầy những gì đã mất. Tôi muốn viết trở lại, viết những đoạn văn đầy ý nghĩa, sống đúng bản chất của tôi. Tôi nhắm mắt và xin Chúa giúp tôi: “Lạy Chúa, con không thể làm gì được. Con không biết phải làm gì”.

Ánh sáng mời gọi tôi vào phòng khách. Tôi ra khỏi chính mình và gặp Chúa đang đứng bên cây Giáng sinh. Gương mặt Ngài không thể nhìn rõ, cơ thể Ngài mờ đục. Tôi cố nhìn vẫn không thấy rõ, tôi chợt hiểu Ngài là Thiên Chúa. Nhưng phấn khởi hơn là Ngài cầm một chiếc hộp lớn bằng vàng đưa cho tôi. Tâm trí tôi nâng tôi lên khi tôi tập trung vào miếng giấy màu trắng gắn vào chiếc nơ lấp lánh có ghi: “Sức khỏe”.

Rồi tôi trở lại ghế ngồi, rất tỉnh táo. Sợ nên thở mạnh, Tôi nhắm mắt và chờ đợi. Một sự hiện hữu phía sau tôi – Chúa Giêsu. Đôi tay thợ mộc yêu kiều của Ngài đặt lên đầu tôi, sức mạnh chạm vào trí óc tôi. Sự ấm áp lan tỏa từ đầu tới chân tôi. Các khớp thần kinh tổn thương được phục hồi. Chuyển động chết trở nân sống động, len vào tư tưởng và ý muốn của tôi. Tôi cảm thấy như có phép lạ trong từng mô của cơ thể, làm cho tôi khỏe mạnh cả tinh thần lẫn thể lý.

Tôi ngồi yên vài giờ, cứ lặp lại câu “Tạ ơn Chúa” bằng mọi ngôn ngữ mà tôi biết. Bóng tối đã rút lui, chỗ tôi đầy ánh sáng của sự sảng khoái. Tôi muốn sống và lại muốn làm người mẹ tốt. Tôi sờ vào chiếc quần jeans và cảm thấy từ thớ vải theo đường chéo. Bụng tôi cồn cào. Nước mắt bị dồn nén tiết ra độc tố của sự chỉ trích. Không còn vô vị nữa, tôi cảm nhận được Lòng Thương Xót bao la của Chúa. Tôi khởi động máy vi tính và bắt đầu viết: “Chúa đã chữa lành tôi. Amen”.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: A Book of Miracles)

Thời gian sẽ chữa lành tất cả



Nỗi đau và sự tức giận bạn đang trải qua lúc này, sẽ mờ dần theo thời gian, nhưng nó sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn rất nhiều nếu bạn cầu xin sự trợ giúp của Chúa.




Có thể vẫn sẽ mất thời gian dài hơn bạn trông đợi, nhưng sự chữa lành chậm rãi, thường là sự chữa lành tốt nhất.

Cùng với sự giúp đỡ của Chúa, bạn phải làm phần của bạn. Đừng cố bám lấy quá khứ. Đừng khước từ sự chữa lành. Hãy bỏ đi những tức giận và cay đắng. Hãy bỏ tất cả.

Rất khó, nhưng bạn phải chấp nhận những gì đã xảy ra và tha thứ. Chỉ khi đó, bạn mới có thể khép lại cánh cửa quá khứ, tìm thấy sự thanh thản khỏi những ký ức đau thương, và tiếp tục cuộc sống.

Có những lúc khi cuộc sống của bạn như sụp đổ hoàn toàn, khi những gì vô cùng quý giá đối với bạn bị lấy đi, bạn sẽ tự hỏi liệu Chúa có đang yêu bạn và chăm sóc cho bạn không?

Câu trả lời thật rất đơn giản - Ngài vẫn! Hơn bất cứ lúc nào hết, Ngài yêu bạn rất nhiều! Lúc này đây, cuộc sống của bạn trống rỗng, nhưng Ngài muốn và mong chờ đong đầy nó bằng tình yêu của Ngài. Hãy tiến lên - bước qua và khép lại cánh cửa quá khứ. Không có cách nào để kết thúc tất cả những đau khổ ngoài cách bước qua nó.

Sẽ có những lúc bạn cảm thấy thật tối tăm, sợ hãi, cảm thấy như mình không thể bước đi tiếp được - hãy nhớ rằng bạn không đơn độc - người đang viết những dòng này hiểu rõ và cũng trải qua như thế - chúng ta sẽ nắm chặt tay Chúa, cho dù sức chúng ta không còn để nắm lấy tay Ngài, Ngài vẫn siết chặt tay ta - và cùng nhau, chúng ta và Chúa sẽ bước qua và cùng khép lại cánh cửa quá khứ.

Bạn thân mến! Đừng cảm thấy quá sợ hãi và cưỡng lại những bất an ùa đến bạn, đó là điều tự nhiên khi bước qua con đường đau khổ; trái lại, hãy hít thở thật sâu, bình tĩnh, đối mặt và phân tích sợ hãi của mình, và cầu nguyện để bình an vượt lên trên hết và đẩy lùi mọi bóng tối bất an đang chiếm lấy tâm hồn bạn.

Sau khi đã cầu nguyện xin bình an của Chúa, bạn có thể “chơi trò đếm ơn lành” - bắt đầu từ điều gì đó đơn giản ngay xung quanh bạn, và tự nhiên bạn sẽ tìm thấy những điều khác để tạ ơn và ngợi khen Chúa. Tạ ơn và ngợi khen Chúa sẽ giúp bạn hướng những suy nghĩ của mình ra khỏi những vấn đề của bản thân để nhìn lên Chúa, và rồi tình yêu Ngài sẽ đến với bạn.

Có thể bạn và tôi sẽ phải lặp đi lặp lại việc làm này rất nhiều lần. Nhưng ở bên kia cánh cửa, Chúa Giêsu đang có rất nhiều tình yêu và những điều tốt đẹp khác dành cho bạn.

Nỗi đau mất mát sẽ vẫn còn, nhưng bạn và tôi sẽ nhìn nó với cái nhìn bình an hơn, và nhìn thấy nhiều hơn những điều tốt đẹp, và mạnh dạn tận hưởng những điều tốt đẹp dù nỗi đau vẫn ở bên.

Chúng ta sẽ nhìn thấy… Chúa giúp chúng ta vượt qua bằng những cách vô cùng kinh ngạc.

Chúng ta sẽ nhìn thấy… cách Ngài làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp.

Chúng ta sẽ nhìn thấy… lòng nhân từ của Ngài hiện diện ở những nơi hạnh phúc và cả những nơi đau khổ.

Ngài biết rõ tất cả hoàn cảnh của chúng ta, mỗi một sợi tóc trên đầu chúng ta, và mọi lo lắng nơi tâm hồn chúng ta.

Ngài đã nhìn thấy… đang nhìn thấy, và sẽ luôn nhìn thấy.

Và chỉ như thế thôi, cũng đủ để tôi nhắm mắt lại và mỉm cười trong giây lát.

Ta biết các kế hoạch Ta làm cho các ngươi - kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để các ngươi có một tương lai và một niềm hy vọng” (Gr 29,11).

Thiên Ân


Chết vinh còn hơn sống nhục

    Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam



Từ ngày tổ tông loài người thoả hiệp với ma qủy quay lưng lại với Thiên Chúa, ma qủy thường dùng chiêu thức này để kiếm thêm đồng minh chống lại Thiên Chúa. Trong vườn địa đàng nó đã nói cùng Adam – Eva: “cứ ăn đi ngươi sẽ bằng Thiên Chúa”. Ông bà đã ăn. Ông bà đã bắt tay cùng sa tan để chống lại Thiên Chúa. Con cháu Adam từ đời này đến đời nọ vẫn còn vô số người vì sự an nhàn bản thân, vì mong tìm kiếm lợi lộc, tìm hư danh trần thế, họ vẫn bằng lòng quay lưng lại với Thiên Chúa để làm tôi cho ma qủy, để tận hưởng khoái lạc mau qua trần gian.

Và cũng từ ngày Con Thiên Chúa từ chối thoả hiệp với sa tan, các môn đệ của Chúa trải qua bao thời đại vẫn còn đó những tấm gương quả cảm, anh dũng can trường từ chối thoả hiệp với sa tan. Họ thà nghèo đói để được bình an tâm hồn hơn là kiếm tiền bằng việc phi nhân thất đức mà lòng chẳng chút bình an. Họ chấp nhận vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời vua chúa trần gian, cho dù phải tù đầy, gian truân khốn khó. Họ chấp nhận đánh mất mùa xuân hạn hẹp trần gian để đổi lấy mùa xuân bất diệt thiên đàng.

Hôm nay chúng ta mừng kính 117 thánh tử đạo Việt Nam, là con số tượng trưng cho hơn 130 ngàn vị tiền nhân đã chết trong các đợt cấm đạo tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Họ đã chết không phải vì chống lại triều đình. Họ đã chết không phải vì lỗi công bình bác ái với tha nhân. Họ đã chết vì không chịu thoả hiệp với thế gian. Giữa sự sống và sự chết chỉ cách nhau một lằn ranh. Lằn ranh đó chính là cây thập giá. Bước qua thì được thoát khỏi cực hình trần gian. Bước qua thì được trở về với vợ con, với xóm làng, với chức tước vua ban và bổng lột trần gian, nhưng các thánh tử đạo Việt Nam đã không vì thế mà chối Chúa, bỏ đạo. Không thể vì ham sống sợ chết mà phải chà đạp lên thập giá là bỏ cơ hội sống đời đời để đổi lấy cuộc sống lây lất tạm thời trần gian. Các ngài thà chịu đòn roi, thà chịu án tử hình để trung kiên theo Chúa, để lãnh phúc triều thiên vinh quang bất diệt trên quê trời còn hơn là làm tôi mọi cho ma qủy. Như trường hợp ông đội Bường đã thẳng thắn trả lời với quan quân: "Bên đạo chúng tôi ai chết trẻ là đi đường tắt, ai chết già là đi đường trường. Song đàng nào cũng tới quê thật là nước thiên đàng vậy". Thế nên, thánh nhân đã khuyên nhủ các đồng đạo rằng: “Chúng ta hãy vui lòng chịu mọi sự khốn khó để giữ nghĩa cùng Chúa cho đến khi nào thánh ý Chúa định thể khác. Nếu quan có hành hạ thì hãy can đảm chịu đựng. Hễ xác chết rồi thì hồn chúng ta bay thẳng về trời, không sợ gì roi đòn. Chịu sự khó như vậy là vác thánh giá theo Chúa Giêsu. Nếu có đau đớn quá thì hãy xin Ðức Mẹ phù trợ cho được bền lòng đến cùng".

Đọc lại tiểu sử các thánh tử đạo Việt nam chúng ta thấy có vô số lời dụ dỗ thật ngọt ngào. Tại Hà Tĩnh, các quan cho gọi những người đứng đầu các họ đạo Công Giáo đến và vẽ hình chữ thập xuống đất rồi bảo họ: "Chúng tôi chẳng muốn bắt ép quí vị điều gì trái nghịch với đạo. Chúng tôi biết đây không phải là thánh giá mà quí vị tôn thờ. Vậy hãy bước qua để chúng tôi có thể trình lại với vua là chúng tôi đã thi hành lệnh, nếu không chúng tôi mắc lỗi trước mặt vua". Riêng tại Nghệ An, ông quan tỉnh đã nói với người công giáo : "Các ông thật dại dột để mình phải khổ sở. Làm sao chống lại được với lệnh vua? Ðạo ở trong lòng chứ đâu có ở bên ngoài. Tạm chối đi, rồi hai ba tháng sau theo trở lại. Hãy xem thánh Phêrô đã chối đạo ba lần mà vẫn còn được cất nhắc lên cao".

Song le, có nhiều phản ứng khác nhau.Có kẻ giả vờ bước qua để sống an nhàn. Có kẻ đã thản nhiên bước qua vì gia đình và dòng họ còn cần đến mình. Nhưng vẫn còn đó nhiều người không chịu bước qua dù chỉ là giả vờ, dù chỉ là tạm thời bỏ đạo rồi khi sóng gió đi qua lại quay lại với Thiên Chúa. Họ đã vui lòng đón nhận mọi khốn khó để nói lên lòng trung thành với đức tin vào Chúa.

Riêng cha anrê Dũng lạc, dù rằng quan quân mở lối thoát bằng việc cho giáo dân đem tiền chuộc Ngài nhưng ngài vẫn cương quyết chối từ. Các giáo dân đã tới trại giam khuyên nhủ cha rằng: "Thưa cha, cha chịu chết thì một mình cha lên thiên đàng, mà nếu cha còn ở lại thì bổn đạo chúng con được nhờ, vậy xin cha nghĩ lại". Nhưng cha Lạc đã cấm họ đem tiền chuộc, cha nói: "Tôi bị bắt lần này là lần thứ ba, thì đó đúng là thánh ý Chúa định cho tôi như vậy, anh chị em đừng mất tiền chuộc tôi làm gì. Tôi cũng như Thánh Phêrô, khi phải bắt lần trước được giáo dân cầu nguyện cho và được về, lần thứ hai giáo dân cũng lo liệu cho được thoát khỏi, nhưng ý Chúa đã định cho tôi phải chết vì Người như thánh Phêrô, thì xin anh em đừng chuộc tôi nữa".

Là con cháu các thánh tử dạo Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì có các vị tiền nhân đã quả cảm để sống niềm tin, nhưng liệu rằng chúng ta hôm nay còn mấy ai dám khước từ những thoả hiệp trần gian để trung kiên với đức tin của cha ông để lại? Vẫn còn đó những con người vì chút bổng lộc trần gian đã bỏ đạo, đã chống đối đạo. Vẫn còn đó những con người vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của con cái đã chẳng giữ đạo hay theo đạo một cách hời hợt. Có cũng như không. Vẫn còn đó những con người vì tiền mà bán mình, bán con để kiếm đồng đola bất chính. Họ thà rằng lỗi luật Chúa còn hơn là bỏ lỡ cơ hội lấy tiền, lấy bạc. Họ thà rằng mắt mặt với bà con xóm làng còn hơn là mất túi ba gang mà “quạ đen ban tặng”. Vẫn còn đó những con người bỏ Chúa chứ không bỏ tiền, bỏ Chúa chứ không bỏ tình, bỏ giáo hội chứ không bỏ danh vọng trần gian.

Lạy các thánh TDVN là cha ông của chúng con, xưa các ngài đã dùng máu đào để bảo vệ đức tin xin gìn giữ chúng con luôn trung kiên theo Chúa, dám khước từ danh lợi thú trần gian để nên chứng nhân cho Nước Trời trong cuộc sống hôm nay.

 Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Tín thác vào Thiên Chúa


Tuần báo Công Giáo Dân Tộc số ra ngày 15/10/1995 ở Mục Trong Tuần, có ghi một sự kiện như sau: Trong 4 năm thực hiện pháp lệnh tối cao của công dân được Hội Ðồng nhà nước ban hành ngày 7/5/1991, riêng tại Thành phố Sàigòn có 36 đơn vị chức năng đã nhận được 11.635 đơn từ, trong đó có tới 81,5% đơn từ tố cáo khiếu nại về nhà cửa, đất đai. Theo số liệu chưa đầy đủ, đơn từ tố cáo khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết là 6.520 đơn. Bài báo đưa ra đề nghị: "Ðể có thể giải quyết rốt ráo những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của mọi người dân khi quyền lợi chính đáng của mình bị xâm phạm, quyết định cuối cùng của Ủy ban nhân dân các cấp chưa đủ thuyết phục, cần có một tòa án xét xử công minh".

"Cần có một tòa án xét xử công minh", lời kêu gọi trên đây không biết có nhắm đến những trường hợp quan trọng hơn, trong đó không chỉ có cái nhà mảnh đất, mà chính sự sống còn của biết bao người bị trù dập mà chẳng hề được đem ra xét xử hay không? Cần có một tòa án xét xử công minh, thiết tưởng đó là tiếng kêu cầu bình thường của người dân mỗi khi quyền lợi của họ bị vi phạm. Quả thật, công lý vẫn tiếp tục kêu la cho tới khi nào được thực thi. Nhưng đối với biết bao nạn nhân, nhiều khi người ta chỉ còn biết kêu Trời, mà Trời thì có thấu chăng? Nhiều khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì những tiếng kêu cầu của chúng ta: Thiên Chúa dường như vẫn câm lặng trước những bất công mà những kẻ vô tội trên khắp thế giới đang phải gánh chịu.



Chúa Giêsu thấu hiểu được tâm trạng ấy của chúng ta, cho nên trong Tin Mừng thánh sử Luca (Lc 18,1-8), Ngài kêu gọi chúng ta hãy tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa. Lý luận của Ngài trong dụ ngôn về một quan tòa bất công thật đơn giản: nếu quan tòa bất lương đến độ không kính sợ Thiên Chúa cũng chẳng kính nể người ta, mà còn phải chịu thua trước lời van vỉ của một bà góa, thì huống chi Thiên Chúa, Ðấng trọn hảo và yêu thương con người. Chúng ta tưởng Thiên Chúa câm lặng và vô cảm trước nỗi khổ đau và lời kêu cầu của con người; thật ra, công lý của Thiên Chúa không phải là công lý của loài người, lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa không phải là lẽ khôn ngoan mà chúng ta có thể thẩm định được theo tiêu chuẩn của loài người. Tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của loài người. Quyền năng và tác động của Ngài vượt trên mọi tính toán, cân lường, suy tưởng và chờ đợi của chúng ta.

Ðó là ý tưởng chúng ta cần nhận ra trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu mà con người không thể hiểu thấu được, do đó, không có tâm tình và thái độ nào phải đạo hơn là phó thác cho Thiên Chúa. Phó thác như Chúa Giêsu đã sống chính là biết đón nhận ý muốn của Thiên Chúa, ngay cả và nhất là khi phải trải qua nghịch cảnh, thất bại, khổ đau; phó thác như Chúa Giêsu đã sống chính là luôn tin rằng từ những mất mát, đổ vỡ và ngay cả từ tội lỗi và sự chết, Thiên Chúa vẫn luôn có thể rút ra những điều tốt đẹp cho con người.

Nguyện xin Chúa đừng để chúng ta phải rơi vào thất vọng.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết chạy đến với Chúa trong mọi hoàn cảnh: dù hạnh phúc hay đau khổ. Chúng con luôn có một thái độ tín thác và kiên nhẫn. Xin soi sáng cho chúng con, để chúng con luôn xác tín rằng Chúa luôn lắng nghe và làm những điều tốt nhất cho chúng con. Xin cho chúng con luôn vui vẻ đón nhận tất cả từ Chúa trong bình an và tin tưởng phó thác. Amen.

(Đài Chân Lý Á Châu)


Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

MẬT MÃ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA


Thời gian và không gian thường được con người sử dụng như là điểm mốc để ấn định cho một biến cố quan trọng nào đó xảy ra trên cuộc đời này.

Xưa kia, khi chưa sử dụng lịch để tính thời gian, người ta thường tính theo niên hiệu triều đại vua chúa hay quan quyền. Ví dụ, khi hỏi Chúa Giêsu chịu khổ hình và chết vào thời điểm nào. Chúng ta không thể trả lời vào ngày mấy, thứ mấy, năm mấy. Nói tắt một lời, chúng ta không thể đưa ra một con số cụ thể nào đó. Nhưng chắc chắn mọi người đều trả lời rằng: “thời tổng trấn Philatô”.

Nhưng khi đã sử dụng lịch. Người ta thường đưa ra những “con số” để xác định thời gian cho một biến cố quan trọng nào đó đã xảy ra. Ví dụ, khi nói tới con số “4.7.1776”, hẳn nhiên sẽ có nhiều người nghĩ rằng, đó là ngày bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được công bố.

Ở một trường hợp khác, cũng tại xứ sở “Cờ Hoa” này. Nhắc tới con số “11.9.2001” hay viết theo lối ngày tháng tại Mỹ “9.11”. Vâng, người ta không thể không nhớ tới vụ mười chín tên không tặc, cướp bốn chiếc máy bay, trong đó có hai chiếc đâm vào tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương mại thế giới tại Manhatta – NewYork. Hậu quả như thế nào mọi người đều đã rõ.

Nếu con số “9.11” trở thành con số ám ảnh toàn nước Mỹ. Thì có một con số khác đem đến niềm vui và hạnh phúc cho thế gian. Nó có liên quan đến vận mệnh con người trên trái đất này. Đó chính là con số “3.16”.

Có thật vậy không? Trước khi trả lời chi tiết cho câu hỏi này, chúng ta  hãy trở về quá khứ của nhiều ngàn năm xa trước đó. Hay đúng hơn, hãy trở về cái ngày được gọi là ngày “tạo thiên lập địa”. Ngày mà với niềm tin, chúng ta tin rằng “Từ ban đầu Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1). Thiên Chúa còn “làm ra con người theo hình ảnh (Thiên Chúa) và để cho con người làm bá chủ trên mặt đất” (St 1,26).

Buồn thay! con người đã phạm tội bất tuân. Chính tội lỗi đã phá hủy chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nó đã hủy diệt tất cả những gì là tình yêu thương mà Thiên Chúa đã dành cho con người. Nó đã làm cho con người sợ hãi để rồi trốn chạy Thiên Chúa. Nó đã đặt sự chết thống trị con người. “Là bụi đất, (con người) sẽ trở về với bụi đất” (St 3,…19).

Và điều đau buồn hơn hết, chính vì tội lỗi đã phạm, nên con người phải lìa xa Thiên Chúa. Mất đi hồng phúc làm con Thiên Chúa.

Có người sẽ hỏi, thế có gì liên quan đến con số “3.16”? Vâng, chẳng liên quan gì đến con số đó, nếu nó đứng riêng lẻ một mình. Nhưng nếu con số “3.16” được kèm thêm hai chữ. Chỉ hai chữ thôi, nó sẽ cho chúng ta thấy “Tình Yêu Thiên Chúa” đối với con người như thế nào! Đó là hai chữ “đoạn và câu”. Vâng, chúng ta hãy thêm chữ “đoạn” trước số 3, và chữ “câu” trước số 16.

Đoạn 3 câu 16 trong Tin Mừng thánh Gioan đã ghi lại lời “Con Trời” nói với con người rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).

Trong ba năm thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng, “Con Trời” là Đức Giêsu, qua những lời giảng dạy, Ngài đã nhấn mạnh với con người rằng “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17).

Với bài dụ ngôn “người con hoang đàng” (Lc 15, 11-32), qua nhân vật người cha, Đức Giêsu đã cho con người thấy rõ nét về một Thiên Chúa Cha nhân hậu và bao dung. Một Thiên Chúa luôn “chạnh lòng thương xót” trước những hối nhân trở về.

Cũng với bài dụ ngôn, Đức Giêsu đã gửi đến một thông điệp rằng, con người không thể đón nhận lòng nhân hậu và sự bao dung của Thiên Chúa nếu không “tin” vào sự tha thứ, không đứng lên và đi về với Thiên Chúa, như người con hoang đàng đã “tin” rằng người cha sẽ tha thứ và anh ta đã “đứng lên, đi về cùng cha”.

Vâng, có thể gọi “3.16” là con số mật mã. Mật-mã-tình-yêu-Thiên- Chúa. Vui thay! Mật mã đó đã được “giải mã” qua lời công bố của Đức Giêsu, rằng “Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,18).

Một chút tâm tình

“Mật mã Tình Yêu Thiên Chúa” không chỉ mang đến ơn cứu độ cho thế gian nhưng nó còn mặc khải cho thế gian thấy tình yêu đó chỉ có thể được kiện toàn trong “Ba Ngôi Thiên Chúa”.

Đây không phải là một niềm tin vu vơ, mơ hồ. Niềm tin này đã được chính Con Trời là Đức Giêsu mặc khải trong đêm Ngài trò chuyện với Nicôđêmô.

Trong đêm đó, Đức Giêsu đã nói rằng “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5). Và rằng “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17).

Qua hai lời tuyên bố trên của Đức Giêsu, không thể phủ nhận, mầu nhiệm về  “Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” đã được sáng tỏ.

Đây là mầu nhiệm đức tin. Vâng, tông đồ Phaolô đã tin. Vì thế, không ngạc nhiên khi thánh nhân luôn “cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2Cor13,13).

Tin vào “Ân sủng của Chúa Giêsu Kitô. Tình thương của Thiên Chúa. Và ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần”. Vâng, đó chính là tin vào “Ba Ngôi Thiên Chúa”.

Một phút suy tư

Thật phải đạo, khi hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo xác tín lại niềm tin này qua việc cử hành “Lễ Chúa Ba Ngôi”.

Lễ Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vâng, có thể gọi đây là ngày “Lễ Tình Yêu” và nó gợi cho chúng ta nghĩ đến một gia đình.

Hãy để tâm hồn mình trở về trong thinh lặng. Và hãy đọc lại “mật mã Tình Yêu Thiên Chúa”. Vâng, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).

Chúng ta hãy thử tưởng tượng…

Gia đình sẽ ra sao! nếu chúng ta không “yêu thương đến nỗi” sẵn sàng hy sinh mọi thú vui riêng tư của mình!!!

Người bạn đời sẽ ra sao! nếu chúng ta không “yêu thương đến nỗi” sẵn sàng dẹp bỏ tính ích kỷ, cái tôi của mình!!!

Và còn rất nhiều, rất nhiều đối tượng để chúng ta phải “yêu thương họ đến nỗi”…

Làm sao để có thể “yêu thương mọi người đến nỗi”!?

Hãy nghe lời Đức Giêsu đã nói: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian” (Ga 3, 17).

Hãy nhớ, có một lần tại Đền Thờ, Đức Giêsu đã tuyên bố trước người phụ nữ bị cho là phạm tội ngoại tình, rằng “tôi không lên án chị đâu”.

Không lên án sẽ dẫn tới sự tha thứ. Có tha thứ thì chẳng có gì có thể ngăn cản chúng ta “yêu thương mọi người đến nỗi”.

Khi chúng ta có thể “Yêu thương mọi người đến nỗi”. Vâng, đó chính là lúc chúng ta nối dài bàn tay yêu thương của Chúa Giêsu bằng chính bàn tay của chúng ta.

Làm được như thế - Vâng, chúng ta hãy tự hào, dĩ nhiên là tự hào trong Chúa, mà giơ bàn tay lên trán và đọc “ Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”.

Petrus.tran

Giải mã tình yêu

Giải mã tình yêu - Giải phóng tình yêu


khỏi những ngộ nhận thường xuyên



“Tình yêu là một mãnh của vô biên rơi xuống mặt đất”


“Càng khám phá tình yêu, bạn sẽ hụt hẫng nhận ra rằng mình chưa


bao giờ yêu và được yêu thực sự.”


1. Yêu là gì?

Cách đây không lâu, có một anh chàng bị mắc phải một chứng bệnh quái ác, làm cho anh ta mất đi đôi chân, rồi đôi tay, rồi cả đôi mắt, vào độ tuổi sung sức nhất, và anh chỉ còn một tuần để sống. Một hôm chợt nghe thấy cô vợ trẻ của mình thút thít khóc bên cạnh. Anh liền hỏi: “Sao em khóc vậy? Đúng là anh không còn đôi chân để dạo chơi với em vào dịp cuối tuần, không còn đôi tay để ôm ấp em, và cũng chẳng còn đối mắt để nhìn ngắm em… Nhưng anh vẫn còn có một quả tim để yêu em.”  Một quả tim để yêu! Phải chăng đó là quà tặng quý giá nhất mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người?

Các bạn thường nghe nói đến tình yêu như một điều gì đó không thể định nghĩa, là một cái gì thật mơ hồ, vô cớ như  Xuân Diệu tâm sự:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!


Có nghĩa gì đâu một buổi chiều


Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt


Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...”


… Phải chăng chính vì cái khái niệm mơ hồ đó làm cho tình yêu trở nên hấp dẫn, và là nguồn cảm hứng cho không biết bao tác phẩm thơ văn, nhạc kịch, điện ảnh?  Đồng thời  tình yêu cũng trở thành một đề tài mà ai cũng có thể bàn cãi và đưa ra ý kiến của  riêng mình, để rồi từ đó có thể hiểu tình yêu  như thế nào cũng được chăng? Phải chăng đó là lý do, để ngày nay người ta, đặc biệt giới trẻ có thể yêu cuồng sống vội, sống thử theo ý thích và ngông tưởng của mình hay không?

Thật ra có rất nhiều định nghĩa về tình yêu. Vì người ta không hẳn có cùng một cái nhìn về cùng một thực tại và cùng một quan điểm về tình yêu. Nhưng có phải vì thế mà tình yêu có thể là thế này hay thế kia không?

Các bạn đã từng xem sách danh ngôn về tình yêu chứ? Các bạn có nhận ra rằng từ tình yêu được đề cập đến trong những danh ngôn khác nhau đến dường nào, thậm chí đối nghịch?

Người ta thường lầm lẫn tình yêu với những gì được thể hiện ra bên ngoài và được gọi là tình yêu.

Thật ra tình yêu vẫn chỉ là tình yêu. Và chỉ là như thế mà thôi!

Cái nhìn của ta về một thực tại cụ thể còn hạn chế (chuyện năm ông đi xem voi) huống gì là một thực tại trừu tượng như tình yêu.

Tình yêu không thể chứng minh nhưng lại có thể cảm nhận” (Pascal)

Người ta thường lầm lẫn giữa tình yêu và những biểu hiện của nó.

Tình yêu không thể không diễn tả qua những biểu hiện. Nhưng những biểu hiện của tình yêu lại không nhất thiết là tình yêu.

Giả dụ bây giờ tôi hỏi các bạn hiện thời các bạn có đang yêu và đang được yêu không ? Có lẽ các bạn sẽ không ngần ngại đáp: Có chứ! Và nếu tôi hỏi tiếp: Các bạn hãy chứng minh cho tôi điều đó. Có lẽ các bạn sẽ nêu ra một loạt những biểu hiện… Nhưng nếu tôi hỏi: Làm sao bạn biết những biểu hiện đó nói lên bạn  đang yêu và được yêu? Có lẽ ít nhiều các bạn sẽ khựng lại.

Chính vì thế mới có sự lầm lẫn về tình yêu. Ví dụ một cái hôn có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cái hôn có thể là biểu hiện của tình bạn, sự thông cảm chia sẻ, sự đam mê thích thú, tình yêu  trao ban, sự thân mật, dấu chỉ của sự thuộc về nhau, nhưng cũng có thể là một sự chỉ điểm như cái hôn của Giuđa chẳng hạn. Cũng như quà tặng, nó có thể là dấu hiệu của tình yêu, của sự trao ban, lòng biết ơn, nhưng cũng có thể là một sự thưởng thức cảm giác, việc lấy lòng hay tệ hơn nữa là sự hối lộ, dụ dỗ...

Tôi chỉ e rằng một khi thành thật mổ xẻ cái gọi là tình yêu của mình dành cho ai đó, hay  của một ai đó dành cho mình, chưa chắc ai trong chúng ta đang hiện diện tại đây, có thể khẳng định rằng mình đã thực sự yêu và được yêu thực sự, cho dù quý vị có thể nói với tôi rằng quí vị đã từng kinh qua bao nhiều mối tình, đã từng chinh phục không biết bao nhiêu cô gái hay chàng trai, đã từng nếm được hương vị ngọt ngào của tình yêu, và thậm chí đang sống hạnh phúc trong tình yêu…

Riêng bản thân, càng đi sâu giải mã tình yêu, tôi càng chua xót nhận ra một sự thật phũ phàng là hình như người ta chưa bao giờ trao ban và đón nhận tình yêu thực sự. Có một điều gì đó giống như thể là tình yêu, nhưng lại hoàn toàn không phải là tình yêu.

Cho dù quan niệm về tình yêu có khác nhau đi chăng nữa, người ta cũng phải nhìn nhận tình yêu trái nghĩa với ích kỷ, với lợi dụng.

Nếu như ích kỷ và lợi dụng đều qui hướng mọi sự về bản thân (egoism) thì tình yêu lại hướng đến tha nhân (altruism).

Nhưng để kiểm nghiệm điều đó thì hoàn toàn không dễ chút nào, vì ta không thể chỉ dựa vào biểu hiện của nó. Vì cho đi vẫn có thể là biểu hiện của vị kỷ nếu có hậu ý vụ lợi. Và ngược lại, đón nhận cũng có thể là biểu hiện tình yêu nếu như điều đó nhằm mang lại sự hài lòng cho người mình yêu, nói lên sự quí trọng điều mà người mình yêu muốn trao tặng mình.

2. Giải mã “I love you”

Có lẽ câu nói này các bạn thường xuyên nghe thấy trên phim ảnh.  Một lời tỏ tình mà những người đang yêu thích được nghe, và thường nói với nhau đặc biệt khi chưa lấy nhau và nhất là trước khi lấy nhau. Tại sao người ta dễ nói “I love you” đến thế? Bạn  đã từng nói điều đó với ai chưa? Nếu đã từng nói ít ra là một lần, bạn hãy thử nhớ lại xem, bạn nói với ai, ở đâu, vào lúc nào, trong tình trạng nào và do đâu? Hãy thật với lòng mình, khi bạn  nói “I love you”, bạn  có đang ý thức về chủ từ (I) (Anh/em) và túc từ you/em/anh là ai, là gì hay không ? Bạn  có đang ý thức về khái niệm của động từ/love không, hay lúc nói điều đó, bạn đang ở trong tình trạng lâng lâng, say nồng cảm giác, mắt nhắm mắt mở, hay cả hai đều nhắm, ý thức đóng kín, lý trí đi vắng, chỉ có cảm giác tràn ngập mà thôi? Tôi có thể dám gần như chắc chắn quả quyết với bạn là những ai đã từng nói điều đó ít ra trong thời gian đang “yêu” hầu như không ý thức gì về điều mình đang nói, hoặc về động từ, hoặc về chủ từ, hoặc về túc từ, hoặc về cả ba.

Đó chỉ là cái cảm giác yêu trong một phút chốc hứng khởi, lâng lâng, mộng tưởng, chứ không phải là tình yêu trong thực tế của đời sống.  Đúng ra đó là một cách nói mơ hồ nếu không muốn nói là hàm hồ.  Những người suy nghĩ chín chắn ít dám nói điều đó, dù nói điều đó lại là một cái lợi, đặc biệt đối với phái nam, vì phái nữ thường rất nhạy cảm với lời tỏ tình, nhất là khi họ có ít nhiều tình cảm với người đó. Rất nhiều tay sở khanh biết tận dụng câu nói đó để dụ dỗ phái nữ.

Lẽ ra câu nói “I love You” phải được phát biểu như sau: Tôi yêu cảm giác mà anh/em mang lại cho tôi, cái cảm giác yêu và được yêu. Hay tôi mê điều mà tôi cảm thấy ngay lúc này đang diễn ra trong thân xác tôi, trong con người của tôi mà anh/em mang đến cho tôi. Hay rất mê, rất thích cái này, cái nọ nơi nơi anh/em vì nó mang lại cho tôi một khoái cảm nào đó về thể xác hay về tinh thần. Nhưng có đời nào ai lại nói như thế cho dù có nhận thức được như thế. Coi chừng việc tránh né mang lại cho tình yêu một định nghĩa nào đó, bằng cách cho rằng tình yêu là một cái gì đó  không thể định nghĩa, chỉ là cái cớ để xề xòa với tiếng lương tâm của mình nhằm trấn an lương tâm, lừa bịp lương tâm mình nhằm dụ dỗ, lừa bịp ai đó.

Giải mã câu nói “I love you” là một việc làm không thể thiếu đối với những ai muốn yêu và được yêu thật sự. Vì rất có khả năng quan niệm của hai người không  giống nhau và đôi khi còn trái ngược. Vì từ “love” (yêu) mà người ấy nói với bạn trong suy nghĩ của họ không hẳn đồng nghĩa mà đôi khi còn trái ngược với từ yêu mà bạn nghĩ. Mẫu đối thoại nhỏ sau đây giữa hai người tạm gọi là yêu nhau sẽ cho các ban thấy rõ điều này:

Anh:  Nếu em yêu anh, em hãy để anh yêu em.

Chị:  Nếu anh “yêu” em, thì đừng “yêu” em nữa!

Trong cùng một câu, nhưng từ “yêu” trong câu trước lại hoàn toàn đối lập đối với từ “yêu” trong câu sau.

Chính vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi trước khi đi đến quyết định cuối cùng phải thật sự hỏi mình và hỏi nhau yêu là gì, và chúng ta có yêu nhau đích thật không ? Và cần phải có đủ thời gian và sáng suốt để kiểm chứng điều đó qua cách thức xử sự với nhau trong quan hệ giữa hai người, vì thông thường người con gái dể bị choáng ngợp trước lời tỏ tình này của người con trai. Sẽ thật nguy hiểm nếu người con gái thuộc típ lụy tình cảm và phải lòng chàng trai, trong khi chàng trai lại là một gã hào hoa chuyên tán gái. Con trai thì gần như hiếm khi cần người yêu của mình nói với mình điều đó mà đúng hơn cần thấy người yêu của mình chấp nhận tình yêu của mình (bật đèn xanh) trừ khi có sự hồ nghi, không rõ ràng.

3. Thế nào là tình yêu đích thực?

Một câu hỏi vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với các bạn, những người hoặc đã từng có ít nhiều trải nghiệm về tình yêu, hoặc đang tập tễnh bước vào tình yêu, hoặc đang yêu và có thể dự định tiến xa hơn, bước vào đời sống hôn nhân mà mỗi người phải tự đặt ra cho mình và cho người mà định chọn làm bạn đời.

Ta thường nghe nói “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, tình hết đẹp khi vẹn câu thề”. Phải chăng tình yêu đích thực là một chuyện tình dở dang?

Hầu hết thơ văn lãng mạn trữ tình đều lấy cái tình dang dở làm nguồn cảm hứng. Nhưng thật ra cái tình yêu dang dở đó là cái gì?

Nếu bình tâm, ta sẽ nhận ra cái tình dở dang nói đến ở đây không phải là tình yêu đích thật mà chỉ là thứ tình tính tang, tình lãng mạn, gắn liền với cảm xúc, có tính cách nhất thời, mộng tưởng.

Tôi chỉ yêu cái con người của em/anh lúc này đây, lúc mà tôi cảm thấy nó như thế, hay tôi yêu cái hình ảnh mà tôi tự nghĩ ra, mơ ước về em/anh,  chứ không nhất thiết là con người của em/anh như chính em/anh là.

Cái đẹp ở đây là cái đẹp của khoái cảm, do hai người chưa hiện nguyên hình mà còn lung linh huyền ảo như được che khuất bởi một tấm màn. Cái đẹp ở đây được tạo nên bởi bóng tối của màn đêm, không hẳn do trời tối hay do bóng tối mà do con mắt lý trí của mình đóng kín hay mù quáng. Bởi thế người ta mới bảo khi đèn tắt thì mọi phụ nữ đều là hoa hậu, hay ít ra cho dù xấu xí cũng nên đẹp phần nào.  Như thế ta hiểu nó đẹp là vì con mắt lý trí của ta nhắm nghiền.

Và khi nói thế, người ta muốn nói rằng hôn nhân là mồ chôn của tình yêu.

Thật ra không phải hôn nhân đào mồ chôn tình yêu, mà là người ta chưa bao giờ thực sự yêu đúng nghĩa trọn vẹn trước hôn nhân. Và chính hôn nhân sẽ đào mồ chôn một tình yêu non kém, thiếu tháng, ảo tưởng để sản sinh một tình yêu đích thực nếu có. Hôn nhân là thước đo tình yêu, là lửa thử vàng-là tình yêu. Chính hôn nhân sẽ xác định cho ta thấy tình yêu trước đó là vàng thật hay vàng giả. Vì chỉ khi thực sự sống chung với nhau trong đời sống hôn nhân, lúc ấy xung đột mới xảy ra, và việc tiếp tục sống với nhau dù có những xung đột mới là biểu hiện của tình yêu đích thật. Như thế phải nói rằng xung đột không phải là biểu hiện của việc không có tình yêu, mà đúng hơn là để thử tình yêu, là cơ hội để tình yêu đích thực được biểu lộ.

Hơn nữa, khi lập gia đình, dần dà hai người sẽ không còn hút nhau như trước vì chẳng còn tấm màn che nào giữa hai người tạo nên sự hấp dẫn, không còn sự đeo đuổi săn đón như trước nữa, và cũng chẳng còn phải nén mình che giấu những khiếm khuyết, cũng chẳng còn háo hức mong chờ gặp gỡ. Cả hai giờ đây hiện nguyên hình với những điều hay điều dở, nhưng thường là điều dở mà trước đây người ta che giấu và ngụy trang. Sự hấp dẫn trước đây là do ít nhiều còn che đậy, còn bí hiểm để khám phá. Còn giờ đây mọi sự đã được phơi bày một cách trần trụi, hoặc do những cơn đói chưa được thỏa mãn hoàn toàn.  Sự no thỏa thường đưa đến cảm giác chán chường.

Thật vậy, chỉ trong đời sống hôn nhân tình yêu mới được kiểm chứng thực sự, vì trong sự chung sống thực sự người ta mới có cơ hội và điều kiện thể hiện toàn vẹn con người của mình. Khi ta biết rõ về con người sống chung với mình là như thế  đó mà ta vẫn tiếp tục yêu thì đó mới là tình yêu đích thực.

Vì thế mọi mơ tưởng về các mối tình trong quá khứ thật ra chỉ là một thứ tình yêu ảo tưởng, chứ  không phải là tình yêu đích thật. Vì đó là ta yêu cái hình ảnh mà ta tự tạo nên nơi người ấy, chứ không phải yêu bản thân con người ấy. Hay ta yêu cái ảo giác về con người ấy, yêu cái cảm giác thích thú mà người ấy mang lại cho mình trong một thời điểm nào đó.

Tình yêu đích thật là yêu bản thân con người ấy với những gì bạn đã biết về quá khứ, hiện tại và ngay cả với những gì bạn chưa biết thuộc về tương lai, nghĩa là chấp nhận người ấy như chính họ là trong bản thể của họ chứ không phải theo bạn tưởng tượng, nhận thấy hay suy đoán.

Tình yêu đích thực không được diễn tả bằng : “Tôi yêu bạn vì...” (tình yêu vụ lợi) hay “Tôi yêu bạn nếu...” (tình yêu có điều kiện) mà là “Tôi yêu bạn vì chính bạn” hay “Tôi yêu bạn dù...” (tình yêu vô điều kiện, tình yêu vị tha, tình yêu hiến dâng).

Không có tình yêu nào lớn hơn trao ban chính mạng sống mình vì người mình yêu (Đức Giêsu theo Phúc âm của Thánh Gioan).

Nhưng ta phải hiểu ở đây, trao ban mạng sống mình vì người mình yêu, vì họ dễ thương, vì họ đáng yêu, vì họ cuốn hút ta, hay vì lòng mình đang cao hứng yêu vì cũng có khối chàng đang yêu có thể liều mình cứu người mình yêu. Trao ban mạng sống cho người mình yêu, khi họ chẳng còn đáng yêu, mà thậm chí đáng ghét, khi họ chẳng mang lại cho mình một cảm giác dễ chịu thích thú nào mà chỉ là buồn giận, khi họ xử tệ với mình, thậm chí hất hủi, phản bội mình…

Tình yêu đích thực không có thể biến đổi hay biến mất, bởi vì tình yêu đích thật được xây dựng trên sự vị tha, chứ không phải dựa trên sự  gắn bó và ham muốn.” (Dalai-Lama).

Yêu là cho đi chính mình” (Thérèse de Lisieux).

Việc cảm thấy trách nhiệm càng nhiều cho thấy tình yêu thực sự càng lớn”(Đức Gioan Phaolô II)

Tình yêu đích thực là một chọn lựa có trách nhiệm, là một quyết định chủ động, sáng suốt chứ không phải chỉ là tình trạng phải lòng bị động.

Tình yêu lãng mạn ít nhiều mang mầu sắc ích kỷ luôn muốn chiếm lấy, giành lấy, sở hữu, và có thể dẫn đến những hành động mù quáng, trả thù tình, hạ sát tình địch, tự tử và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm tiêu hao năng lực thể xác và tinh thần, làm cho chủ thể luôn ở trong tình trạng lệ thuộc. Trong khi tình yêu dâng hiến là sự trao ban, là nhắm đến hạnh phúc của người mình yêu, giúp cho người ấy được lớn lên, luôn tôn trọng chọn lựa của người ấy, ngay cả chọn lựa chia tay với mìnhTình yêu đích thực là tình yêu mà trong đó cả hai người cùng nhìn về một hướng (St-Exupery), cùng chia sẻ một lý tưởng sống cao đẹp làm nên ý nghĩa của cuộc đời mình, và giúp nhau đạt đến cùng đích của đời sống. Trong khi tình yêu lãng mạn là tình yêu khép kín, mà trong đó hai người chỉ nhìn nhau, tìm kiếm sự thỏa thích nơi nhau, chiếm hữu hay hưởng thụ lẫn nhau cho đến khi hụt hẫng nhận ra bản thân mình và đối tượng không phải là thần thánh, mà chỉ là những hữu thế tương đối, đầy giới hạn không thể thỏa mãn khao khát tuyệt đối của nhau.

Tình yêu đích thực mang đến cho người mình yêu sự tự do, làm cho người ấy được lớn lên và chắp cánh bay cao trong khi tình yêu vị kỷ giam cầm người mình yêu, biến người ấy thành kẻ nô lệ.

Tình yêu đích thực thể hiện qua việc cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại, trao ban chính mình một cách không tính toán. Trong khi tình yêu vị kỷ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình, có cho đi cũng chỉ là để được nhận lại, và có khi để nhận lại nhiều hơn.

Tình yêu đích thực thể hiện qua việc đón nhận, chấp nhận người mình yêu như chính họ là, với sự tôn trọng, khoan dung tha thứ, cảm thông sâu xa. Trong khi tình yêu vị kỷ lại muốn biến người mình yêu chìu theo ý muốn và sở thích của mình, áp đặt trên người ấy ý muốn độc đoán ích kỷ của mình.

Tình yêu đích thực luôn hiện hữu nhưng tiếc rằng nó không phải là điều bạn thường nghe, thường thấy trong cuộc sống hằng ngày hay trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng là điều rất âm thầm lặng lẽ, thậm chí bị quên lãng, vùi dập.

Tình yêu đích thực không tự nhiên và hấp dẫn như một món ăn khoái khẩu. Nó không hẳn đồng nghĩa với sự thích thú đam mê. Nghĩa là đối tượng mà bạn yêu không hẳn hợp với sở thích, ý muốn của bạn, không hẳn mang lại khoái cảm, hay làm cho bạn vui lòng.

Những gì mà bạn và tôi thường nghe nói đến, được nuôi dưỡng một cách vô thức thường xuất phát từ thi ca, tiểu thuyết, phim ảnh cổ xúy cho một tình yêu  lãng mạn, nặng cảm giác và xác thịt.

Tình yêu  đích thực vẫn mang tính lãng mạn, cảm giác và xác thịt nhưng không phải chỉ là thế mà đúng hơn là sự trao ban, chấp nhận, không thể tách rời với trách nhiệm, với sự quên mình, hy sinh. Tình yêu này sâu sắc hơn, thực hơn và mãnh liệt hơn nhiều.

Nếu như sự mãnh liệt của tình yêu lãng mạn phát xuất từ sự cuốn hút đam mê của hai con người được tạo nên nhờ những khoái cảm, mà hai người tạo ra cho nhau đến độ cảm thấy như không thể thiếu nhau như ta vẫn thường nghe nói “ anh/em không thể sống thiếu em/anh” (người ta yêu nhau vì người ta cần nhau, vì lệ thuộc, vì nô lệ), thì sự mãnh liệt của tình yêu  dâng hiến nằm ở sự bỏ mình, sẵn sàng hy sinh, thậm chí ngay cả mạng sống mình cho người khác. “Không phải vì cần nhau, không thể thiếu nhau mà người ta yêu nhau nhưng chính vì yêu nhau mà người ta cần nhau”.

Trong tình yêu lãng mạn người ta vẫn có thể chết vì người mình yêu như trường hợp mối tình Romeo Juliette, nhưng người ta chết vì mất người yêu, vì không thể sống thiếu người yêu, hay thất vọng vì bị phụ tình. Trong trường hợp đó, người ta không có chọn lựa, không tự do thực sự nhưng bị đam mê lôi kéo, người ta không thực sự ý thức về điều mình làm. Còn trong tình yêu dâng hiến, người ta chọn lựa một cách hoàn toàn ý thức, chết để cho người mình yêu được sống.

Tóm lại tình yêu đích thực có những nét đặc trưng sau:

- Cùng nhau nhìn về một hướng.

- Đón nhận trách nhiệm về người mình yêu.

- Cho đi chính mình một cách vô điều kiện.

- Chấp nhận người yêu như chính họ là.

- Cảm thông, tha thứ luôn mãi.

- Phục vụ âm thầm, quên cả bản thân.

- Hy sinh mọi sự, ngay cả mạng sống.

- Mang lại hạnh phúc cho người mình yêu.

- Chắp cánh cho người mình yêu.

Thơ: Tìm một định nghĩa cho tình yêu

Yêu phải chăng là đôi lần gặp gỡ,

Rồi một ngày một tháng phải chăn trở?

Không!

Phải đời đời mới đủ yêu đương,

Để diễn tả ngôn ngữ của tình thương.

Yêu phải chăng là những lúc mặn mà

Rồi chia tay nhau mỗi người một ngả.

Không!

Yêu là bên nhau mãi mãi,

Là cùng nhau đấu tranh cho lẽ phải.

Yêu là phải chăng nhìn nhau thỏa thích

Là xôn xao khi con tim kích thích?

Không!

Yêu là cùng nhau hướng về cùng đích,

Là trọn cuộc đời cử hành bí tích.

Yêu phải chăng là tay trong tay ta siết,

Giã từ nhau trong ngẩn ngơ nuối tiếc?

Không!

Yêu là tim ta mới biết,

Dù thời gian không gian có câm điếc.

Gật đầu thôi cũng đủ để hiểu nhau,

Mỉm cười thôi cũng đủ ấm lòng nhau.

(Thơ sáng tác  năm 1986 - Trương Đình Giai)

4. Đâu là những ngộ nhận thường xuyên về tình yêu?

-  Tình yêu phải chăng chỉ là sự phải lòng, một thứ tình cảm lãng mạn, hay quan hệ tình dục thuần túy?

- Tình yêu phải chăng là chuyện tìm kiếm cảm xúc, hưởng thụ cảm giác, là một nổi đam mê, mê một thứ gì đó nơi người mình yêu?

- Tình yêu phải chăng là sự chiếm hữu, chiếm đoạt, tiêu hủy lẫn nhau?

- Tình yêu phải chăng chỉ là bản năng tự nhiên, là vốn trời cho, có sẵn để xài hay đúng hơn là một nghệ thuật phải học và trau dồi suốt cả đời?

- Tình yêu phải chăng là sự mù quáng về chính mình và về người yêu của mình hay không?

-  Tình yêu phải chăng là một sự trao đổi sòng phẳng và cân xứng?

- Tình yêu có thể giải quyết mọi sự trong đời sống hôn nhân gia đình hay không?

-  Tình yêu có thể biến đổi kẻ khác không?

- Tình yêu trong đời sống hôn nhân phải chăng chỉ là tiếp nối của tình yêu trong thời gian tìm hiểu? Tình yêu của các bạn có thực sự tự do hay đang bị điều kiện hóa bởi xã hội, và nô lệ cho bản năng và những đam mê của chính mình?

-  Hôn nhân phải chăng là một phép màu của tình yêu và hạnh phúc đón nhận từ người bạn đời của mình?

Thông thường tuổi trẻ do sinh lực tràn đầy nhựa sống sung mãn như bông hoa mới nở nhạy cảm trước sự mơn trớn của ánh sáng, không khí, tình yêu nơi họ có khuynh hướng bộc phát, tự nhiên, cảm tính, rạo rực, nhất là bị ảnh hưởng bởi sách báo, phim ảnh cổ xúy một thứ tình yêu cuồng vội, lãng mạn, nặng tính xác thịt qua những nhân vật được diễn suất một cách hấp dẫn tài tình bởi những diển viên mà họ hâm mộ đến mức đồng hóa. Tình yêu bị giảm thiểu, giản lượt, đồng hóa với một thứ tình cảm lãng mạn, và/ hay quan hệ thuần túy tình dục, xác thịt đến mức độ biến nó thành định nghĩa qui điển của tình yêu, qui chiếu cho mọi cách ứng xử của họ trong những quan hệ tình yêu và từ đó dẫn đến một thứ ngô nhận vô cùng nguy hiểm thậm chí chết người: sống như thế đó mới thức sự là yêu, là  sống thực với tình yêu. Chính vì thế không  lấy gì làm lạ, khi có biết bao thanh thiếu niên rơi vào con điều lầm lạc, sa đọa, ngỏ cụt thất vọng vì bị vỡ mộng và thậm chí tìm đến cái chết. Sự ảnh hướng này nguy hiểm ở chổ là không phải lúc nào nó cũng chấm dứt với tuổi trẻ, nhưng vẫn tiếp tục tác động âm ĩ ngay cả khi họ đạt đến tuổi trưởng thành, lúc họ chọn bạn đời và thậm chí cả sau khi đã lập gia đình.

Một ngộ nhận khác là lẫn lộn giữa sự phải lòng (theo nghĩa đam mê, hấp lực, thụ động) với tình yêu (như một chọn lựa bao hàm tự do và trách nhiệm của chủ thể).Tình yêu bình thường khởi đi từ sự phải lòng nhưng sự phải lòng thôi chưa đủ để được gọi là tình yêu. Và cũng đừng lẫn lộn giữa tình yêu và tình cảm. Tình yêu bao gồm cả tình cảm, nhưng tình cảm không bao hàm tình yêu. “Sự thu hút là cốt lõi của tình yêu và theo một nghĩa nào đó thực sự là tình yêu. Nhưng tình yêu không chỉ là sự thu hút” (JPII). Hoặc “thay vì mong  mỏi điều tốt cho người yêu thì lại là mong mỏi người yêu như thể một điều tốt”. Điều này cũng tác động nguy hiểm không kém đến việc chọn bạn đời, và đến đời sống hôn nhân của họ sau này. Khi chọn bạn đời mà chỉ dựa trên sự phải lòng thì nguy cơ đổ vỡ sẽ xảy đến khi họ nhận ra sự phải lòng biến mất mà thay vào đó là sự mất lòng, hụt hẫng vì đối tượng giờ đây hiện rõ nguyên hình, không  còn mặt nạ nào cả, không  còn sự hấp dẫn lôi cuốn bí ẩn như thuở ban đầu, khi giữa họ còn ít nhiều khoảng cách màn chắn. Các bạn từng nghe, đọc và chứng kiến biết bao cuộc tình sét đánh, say đắm lúc đầu nhưng lại mau chóng kết thúc, chưa nói đến những hệ lụy sau đó trên trường tình ái của biết nhiêu minh tinh, diễn viên, ca sĩ…

Một ngộ nhận khác là nghĩ rằng tình yêu là hưởng thụ cảm giác, là giảm thiểu tình yêu thành một nổi đam mê, mê một thứ gì đó nơi người mình yêu, tìm kiếm cảm xúc nơi người mình yêu.

Rất thường yêu một ai đó là yêu cái cảm giác mà người ấy mang lại cho mình chứ không phải yêu chính con người đó. Như thế yêu một người nào đó cũng chẳng khác nào yêu thích một đóa hoa, ta nuôi dưỡng nó, chăm sóc cho nó không phải vì chính nó và vì chính mình, để thụ hưởng cảm giác dễ chịu nó mang lại cho ta qua thị giác và khứu giác. Và nó chỉ có giá trị bao lâu nó còn có khả năng mang lại cho ta cảm giác dễ chịu đó mà thôi. Nhưng khi nó trở nên tàn úa, hết sắc, hết hương, chưa nói đến chuyện hôi thối, ta không chút thương tiếc ném nó vào sọt rác. Nghĩa là yêu cái cảm giác khi yêu hay cái cảm giác được yêu. Và khi cái cảm giác ấy biến mất, thì cũng là lúc tình yêu cũng tan biến luôn. Bởi kinh nghiệm cho ta thấy cảm giác không có thực nghĩa là lúc thế này lúc thế khác và không thể kéo dài lâu. Cho nên tình yêu theo cảm giác sẽ chết rất mau, khi cảm giác không còn hay thay đổi.

Cảm xúc là đòn bẩy nhưng cũng là cạm bẩy của tình yêu. Chính cảm xúc là điều làm cho bạn thưởng thức được sự ngọt ngào của tình yêu, thì cũng với cảm xúc bạn sẽ nếm mùi đắng cay của tình yêu. Cảm xúc là kẻ thù nguy hiểm nhất hủy hoại tình yêu. Kích thích cảm xúc để thỏa mãn nó sẽ là cái cớ để làm cho nó lên ngôi. Và từ khi nó lên ngôi, bạn sẽ trở thành nô lệ đáng thương của nó. Nó sẽ cho phép mình có quyền quyết định hạnh phúc và bất hạnh của bạn dựa vào việc có thể đáp ứng được thỏa mãn của nó hay không. Và khi không đạt được thỏa mãn mà nó yêu cầu, nó sẽ tạo ra nơi bạn một sự hụt hẫng, tương ứng với cái cảm giác thỏa mãn mà nó tạo nên cho bạn trước đây. Chạy theo việc tìm kiếm thỏa mãn cảm xúc dẫn đến một sự hủy hoại tâm hồn và thể xác. Vì nó sẽ làm cho bạn rơi vào một tình trạng không bao giờ thực sự được thỏa mãn mà cứ rơi vào một chuỗi bức xúc, thỏa mãn và hụt hẫng không ngừng.

Một ngộ nhận nữa là nghĩ tình yêu là một sự chiếm hữu, chiếm đoạt, tiêu hủy lẫn nhau, biến kẻ khác thành nô lệ thay vì  là sự hiến dâng cho nhau và tùng phục, phục vụ lẫn nhau, và làm cho nhau được lớn lên và triển nở.

Trong quan hệ yêu đương, thường ai cũng tìm cách chinh phục người khác, theo nghĩa chiếm đoạt, chiếm hữu, giành về cho mình, làm của riêng mình, là cướp khỏi tay kẻ khác. Chính vì thế khi muốn chinh phục đối tượng theo nghĩa đó, người ta dùng đủ thứ chiêu, nam theo kiểu của nam, nữ theo kiểu của nữ. Ví dụ nam xuất chiêu bằng sự galăng, chìu chuộng, nịnh hót, trồng cây si, mua sắm quà cáp đắt giá, trổ tài thi thố…Nữ thì liếc mắt đưa tình, lẳng lơ, ăn mặc trang điểm hấp dẫn, lôi cuốn thơm tho, thân xác mời gọi, thậm chí dễ dàng chìu chuộng những đòi hỏi xác thịt của bạn  tình.. Và một khi chiếm được rồi, một khi người kia đã là của mình, là sở hữu của mình, mình không  cần làm gì để chinh phục nữa mà chỉ biến người ấy thành một tên nô lệ về thể xác tinh thần hay tình cảm, sử dụng theo ý muốn ích kỷ của bản thân, “xài” cho thỏa, cho đã, đến mức hủy diệt người khác, chứ không  nghĩ đến việc hiến dâng cho nhau, tùng phục và phục vụ lẫn nhau. Tình yêu như thế chẳng khác nào bỏ tiền mua một chiếc bánh kem thật ngon để “ngốn” cho đến hết thì thôi. Ngoài ra tình yêu dành được do sự chinh phục sẽ chết, khi người ta không  nhận được sự chinh phục nữa.

Một ngộ nhận khác là nghĩ và xử sự với người yêu của mình như thể khách thể chứ không phải là chủ thể. Nghĩa là xem người yêu mình như một vật sỡ hữu mà mình có thể sử dụng, lạm dụng một cách tùy tiện, một đối tượng mà mình có thể tác động theo ý mình, sai khiến, biến thành một thứ công cụ, hay tệ hơn một thứ nô lệ phục vụ cho sở thích, ý muốn của mình, trong khi lẽ ra phải coi bạn đời của mình là chủ thể có đầy đủ nhân vị, bình đẳng, đáng được tôn trọng, đối xử ít ra như một đối tác.

Bạn có muốn ai đó đối xử với bạn như thế không sao bạn lại có thể đối xử với người khác như thế. Và chuyện gì sẽ xảy ra khi người yêu, hay bạn đời của bạn nhận ra điều đó?

Một ngộ nhận khác nữa là nghĩ rằng tình yêu là một bản năng tự nhiên, là vốn trời cho, là một cái gì có sẵn để xài chứ không phải là một nghệ thuật phải học và trau dồi suốt đời. Chính vì nghĩ tình yêu là cái gì đó có sẵn để xài, các người ta chỉ biết xài xã láng, xài cho đã, chứ không  nghĩ đến chuyện tiết kiệm, đầu tư, vun đắp. Bạn  thử nghĩ xem, có kho tàng nào xài hoài mà không hết, không cạn. Và đến lúc xài hết, nó cạn, nó hết, thì cũng là lúc tình yêu đã chết. Nó có thể chết rất nhanh nhưng cũng có thể kéo dài được khá lâu tùy theo mức độ các bạn xài một cách tiết kiệm hay xài xã láng, nhưng thường cũng không quá vài năm và rồi cũng tắt ngúm.

Một ngộ nhận nữa là bạn ảo tưởng về chính mình và về người bạn đời của mình. Bạn lầm tưởng về chính mình, về ý thích, ý muốn, mong đợi của mình vì bạn chưa thật sự biết mình, chưa thực sự khám phá đầy đủ về chính mình. Điều nghịch lý là những gì mà hồi đầu mình nghĩ là mình thích vì nó hút mình, nhưng khi đụng chạm với cuộc sống thực tế bạn mới nhận ra đó lại là những điều làm cho mình khó chịu, bực mình…Ngay chính với con người của mình, mà bạn còn lầm tưởng thì huống hồ là ai khác. Bạn lầm tưởng vì bạn nhìn người ấy với một cái nhìn chủ quan, định kiến. thành kiến, lập trình sẵn, đóng khung chứ không phải nhìn người ấy như là chính họ là, vì bạn áp dụng lên mọi cách thể hiện, cử chỉ lời nói, hành động của người ấy với cái hệ thống quan niệm, phán đoán, đánh giá của mình, theo kiểu suy bụng ta ra bụng người. Mọi lời nói, cử chỉ, hành động của người ấy được diễn giải theo cách nhìn, hệ thống của mình, mà không nhất thiết tương đồng với cách nhìn và hệ thống của người ấy. Đó chính là một trong những ngộ nhận gây ra hiểu lầm, bất hòa trong đời sống lứa đôi.

Một ngộ nhận nữa là nghĩ điều làm cho ta bị thu hút nơi người ấy cũng sẽ là điều mình ưa thích sau này. Nhưng trong thực tế cuộc sống sẽ cho thấy điều ngược lại. Vì sự tương phản vốn hút nhau trong thời làm quen, nhưng lại đẩy nhau trong đời sống thực. Ví dụ tính cách người phung phí cảm thấy bị hút bởi tính cách tiết kiệm, nhưng khi sống chung thực sự, người phung phí cảm thấy thật khó chịu khi sống với người tiết kiệm, hoặc một người trẻ con ấu trĩ cảm thấy bị thu hút bởi một người trưởng thành chín chắn. Nhưng khi sống chung thực sự, họ lại cảm thấy rất khó chịu.

Một ngộ nhận nữa là nghĩ rằng tình yêu là một sự trao đổi sòng phẳng và cân xứng.

Bạn thường nghĩ rằng mình cho bao nhiêu sẽ nhận lại được bấy nhiêu, mình xử đẹp, sẽ được xử đẹp trở lại. Nhưng trên thực tế lại không xảy ra như vậy. Thông thường, mức độ yêu, và trưởng thành trong tình yêu giữa hai người  không bao giờ cân xứng cả. Trong hai người, thể nào cũng có một người có tình yêu lớn hơn, hay trưởng thành hơn trong tình yêu so với người kia. Nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận rất rõ điều này:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.

Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”

Bạn sẽ hụt hẫng dài dài nếu bạn mong chờ người bạn đời của bạn yêu bạn như bạn yêu người ấy. Càng tốt, càng hoàn hảo, bạn lại dễ bị hụt hẫng. Vì là người tốt lành, hoàn hảo, bạn sẽ thường có khuynh hướng nghĩ ai cũng tốt lành, hoàn hảo như bạn. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tạo hóa oái ăm thường lại để bạn gặp phải một người chẳng ra sao. Phải chăng là quy luật bù trừ. Con người vốn hoàn hảo nơi bạn lại càng khó chấp nhận sự bất toàn nơi người khác, trừ ra bạn là thánh nhân. Chính vì đối với bạn, tốt lành và hoàn hảo là quy luật, là chuyện tự nhiên, nên bạn không thể tin, hay khó có thể chấp nhận sự bất toàn hay đúng hơn sự xấu lại có thể tồn tại nơi kẻ khác. Và bạn chỉ những mong đợi sự tốt lành, tử tế nơi người yêu của mình. Nhưng thực tế, người ấy không được như vậy. Và như thế, bạn sẽ khổ sở triền miên, sẽ hụt hẫng dài dài.

Không hẳn bạn xử đẹp với người bạn đời của mình, bạn sẽ được xử đẹp trở lại, có khi sẽ ngược lại. Vì người ta không bao giờ cũng nghĩ và sống hợp lẽ phải đâu. Nếu người sống như thế, thì thế gian này đã là thiên đường từ lâu rồi. Người ấy không đối xử với bạn theo cách bạn nghĩ, mà là theo cách người ấy nghĩ, theo như người ấy là.

Vì thế, nếu bạn là một người quá tốt lành, gần như hoàn hảo, tốt hơn hết là bạn đừng bận tâm đến chuyện yêu đương, hay nếu có bạn phải nghĩ rằng yêu không hẳn là cho và nhận, mà trước tiên là sự chấp nhận đối tượng như chính họ là, là chấp nhận có thể cho mà không nhất thiết phải được nhận lại.

Một ngộ nhận khác là thần thánh hóa tình yêu, nghĩ rằng tình yêu là tất cả, có thể giải quyết mọi sự,  trong đời sống hôn nhân gia đình. Ngộ nhận này thường xảy ra với những người có khuynh hướng lý tưởng hóa hay mơ mộng.

Không  thể phủ nhận vai trò chính yếu của tình yêu trong đời sống hôn nhân gia đình nhưng nó không phải là tất cả vì con người vô cùng phức tạp, muôn màu muôn vẻ. Nơi một số người  tình yêu chiếm chỗ nhất, nhưng nơi một số người  khác tình yêu lại chiếm chỗ thứ yếu không quan trọng. Nhất là trong cuộc sống hiện nay, con người có rất nhiều thứ bận tâm đến độ có những người  trong con tim họ gần như không có chỗ cho tình yêu. Hoặc có người  thần thánh hóa tình yêu, có người  lại phàm tục hóa tình yêu. Vì thế, trong cuộc sống thực tế lứa đôi, một mặt ta phải làm sao vun trồng  nuôi dưỡng cho tình yêu được lớn lên, vươn lên thành cây cao, nhưng mặt khác ta phải quan tâm đến những nhu cầu, đòi hỏi của  người  bạn đời nhiều khi rất tầm thường và đôi khi xem ra vô lý đối với chính mình, nhưng lại ít nhiều quan trọng đối với người  ấy, và có tác động ngược lại với tình yêu.

Một ngộ nhận thường xuyên là bạn nghĩ rằng bạn có thể biến đổi người bạn đời theo ý muốn và mong đợi, dự phóng của bạn. Bạn thử nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra khi cả hai cũng theo đuổi những ý muốn, những mong mỏi những dự phóng của riêng mình về người yêu nếu không là sự hụt hẫng cho cả hai. Bạn cho mình là ai khi bạn cho mình quyền biến đổi người bạn đời của mình, và không cho người ấy được quyền làm vậy. Và cho dù bạn có được cái quyền đó, bạn nghĩ bạn có thể biến đổi người bạn đời của mình được không? Kinh nghiệm bạn dạy cho bạn điều gì? Bạn thử nghĩ bạn có thể biến đổi được chính mình không? Chỉ cần một chút thật với lương tâm bạn đủ nhận ra đã bao nhiêu lần bạn tự đề nghị cho bản thân mình điều này, điều nọ, để thay đổi từ chuyện nhỏ nhất, từ những thói quen ứng xử thường ngày…, nhưng bạn đã thực hiện được hay chưa vậy? Hay bạn vẫn đang kéo lê thê từ năm này sang năm khác nguyên con người cũ rích của bạn? Ấy là chưa nói đến quan niệm, tính cách, những gì ăn sâu bám rể vào tâm hồn, con người của bạn. Nếu bạn chưa từng có thể biến đổi con người của mình, sao bạn lại có thể nghĩ đến chuyện biến đổi một ai khác chứ? Chưa nói là bạn đang mâu thuẫn với chính mình, vì ngay cả điều bạn ước muốn và mong đợi hôm nay sẽ không hẳn tồn tại trong tương lai. Và có thể xảy ra là đến khi người bạn đời của mình biến đổi như bạn mong muốn thì bạn lại mong muốn điều khác mất rồi… Chưa nói là vì quen nhìn bạn đời của mình với cặp mắt kiếng thành kiến, cho dù người ấy có thay đổi bạn vẫn chẳng nhận ra. Thật ra tình yêu có khả năng biến đổi. Nhưng vấn đề là tình yêu nào kia? Và tình yêu thật nó sẽ biến đổi chính bạn trước hết, để rồi từ đó bạn mới có khả năng nhận ra sự biến đổi nơi người khác và làm cho nó lan sang người khác.

Một ngộ nhận khác là nghĩ rằng tình yêu trong đời sống hôn nhân chỉ là tiếp nối của tình yêu trong thời gian tìm hiểu. Trong thời gian tìm hiểu thường người ta không nhận ra những khác biệt của nhau, vì cả hai chưa thực sự sống trọn vẹn con người của mình nhưng chỉ tìm cách thể hiện những ưu điểm của mình nhằm làm hài lòng thỏa mãn nhau chính vì thế sự khác biệt chưa có cơ hội để thể hiện hay được san bằng dễ dàng. Nhưng khi sống đời hôn nhân, người ta mới hiện nguyên hình, mới thể hiện con người của mình một cách trọn vẹn, không còn quan tâm đến việc làm hài lòng người khác cho bằng sống thoải mái với chính mình. Chính khi ấy sự khác biệt mới thể hiện và có nguy cơ tạo nên sự hụt hẫng vì quá mới lạ, người ta không được chuẩn bị để chấp nhận cảm thông. Chúng ta thường nghe những người lập gia đình than phiền rằng: trước đây anh/cô ta đâu có thế. Anh /cô ấy thay đổi nhiều quá! Thật ra thì không phải thế, mà vì người ta chưa thấy điều đó thể hiện mà thôi, chứ không phải là trước đây không có nơi người ấy.

Một ngộ nhận nữa là nghĩ rằng bạn sống thật sự tự do, thật với chính mình trong khi thực sự bạn bị điều kiện hóa, khi mình sống theo những đòi hỏi cảm xúc mang tính cách nhất thời, chỉ phản ánh một cách phiếm diện về tình yêu, theo khuynh hướng, theo mốt tháo thứ tình dục của thời đại, theo lối sống của một thần tượng như thể một quy chiếu, không nhất thiết phản ánh sự thật về tình yêu. Sự thật phải chăng có thể đồng hóa với số đông? Phải chăng tính xác thực về tội phạm hay sự vô tội của một bị cáo lại lệ thuộc vào sự tán thành của số đông thành viên hội đồng xét xử, phán quyết của quan tòa hay được quyết định bằng chính sự thật khách quan của vụ việc? Khuynh hướng sống theo đám đông là khuynh hướng của sự dễ dãi, của sự nô lệ, của sự hèn nhát, sự tha hóa, của sự nô lệ, đánh mất chính mình.

Một ngộ nhận khác đó là nghĩ rằng hôn nhân là một phép màu sẽ mang đến hạnh phúc cho bạn,  hay  nghĩ rằng người bạn đời của  mình là cái máy tạo hạnh phúc, mà mình chỉ việc giang tay đợi chờ.  và rồi hụt hẫng khi không thấy người ấy mang lại hạnh phúc cho mình.

Không ai có thể mang lại hạnh phúc cho mình, ngay cả Thượng Đế mà chỉ có thể giúp mình khám phá ra hạnh phúc từ chính bản thân mình mà thôi. Chỉ có bản thân mình thực sự mới có thể đem lại hạnh phúc cho mình mà thôi. Hay nói một cách khác, tôi có hạnh phúc hay không là tùy thuộc ở chính tôi. Hạnh phúc không phải là một thứ quà tặng. Hay nói đúng hơn, món quà hạnh phúc đã được ban tặng, nhưng tôi chỉ hạnh phúc khi nhận ra tôi đã nhận nó, nó đang chính trong tay tôi nhưng tôi lại vẫn tìm kiếm ở nơi đâu khác, cũng có thể vì tôi không nhận ra đó là hạnh phúc và chính vì thế tôi không hạnh phúc.

Nếu bạn nghĩ hạnh phúc là cái mà người bạn đời của bạn có thể mang đến cho bạn, vậy theo bạn, người bạn đời của bạn có thể mang lại cho bạn cái gì. Người ấy chỉ có thể ban tặng cho bạn một cái gì đó mà tôi chắc chắn không phải là hạnh phúc, vì ngay cả khi người ấy mang lại cho bạn một điều gì đó mà người ấy nghĩ sẽ làm cho bạn hạnh phúc, thì bạn có chắc là được hạnh phúc không? Nói hạnh phúc thì quá lớn, thôi tạm gọi là một niềm vui nho nhỏ. Dù người ấy mang lại cho bạn một điều gì đó mà người ấy nghĩ là niềm vui đối với bạn, nhưng không chắc đó là niềm vui của bạn. Và cho dù nó có thể làm cho bạn vui, thì bạn phải nhận thấy là bạn vui hay không không tùy thuộc vào món quà người ấy tặng, mà tùy ở cái nhìn của bạn về món quà ấy, hay nói nôm na là có người bảo: Con tạ ơn Trời Phật đã ban cho con một người chồng đạo đức. Nhưng cũng một người đàn ông đó vô phúc rơi vào tay của một người không lấy đạo đức làm trọng, thì lại than vắn thở dài: Sao Trời Phật lại để cho con vô phúc gặp một thằng chồng vừa khù khờ vừa khó tính…

Hạnh phúc không bao giờ là sự thụ động lệ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào điều người khác có thể mang đến cho mình.

Người khác chỉ có thể mang lại cho bạn một niềm vui hay một nỗi buồn nào đó chứ không bao giờ là nguyên nhân thực sự của hạnh phúc hay bất hạnh của bạn. Người ấy chỉ có thể mang đến nhiều thay đổi cho cuộc đời của bạn mà thôi.

Hôn nhân là cùng nhau xây mái nhà chung. Hạnh phúc nếu có là niềm vui bạn đặt vào việc xây ngôi nhà chung ấy, là thiện chí mang lại niềm vui cho người bạn đời của bạn.

Có lẽ có bạn  sẽ lấy làm hối tiếc sau khi theo dõi những dòng chia sẻ trên đây, vì nghĩ rằng tình yêu đã được giải mã thì còn gì là hấp dẫn nữa, bởi nó hết có đèn mờ, bóng tối, lung linh mờ ảo, hay nghĩ rằng từ nay trở đi, quan hệ tình cảm của mình chẳng còn chỗ cho sự lãng mạn nữa, cho cảm giác lâng lâng đê mê nữa, cho ảo giác, ảo tưởng mà nhờ đó mình cảm thấy sung sướng như Freud nói: “Người đời sung sướng chẳng qua sống nhờ ảo tưởng. Bạn  cứ lấy khỏi con người sự ảo tưởng đi, bạn  cướp mất nơi họ mọi hạnh phúc”. Hoặc một số bạn  nam không  thích bạn  gái mình biết được những điều này, vì như thế mình hết mong dụ dỗ bạn  gái của mình, hết mong sớm chinh phục con tim của họ. Hoặc có một số bạn  gái lại cảm thấy mình không  còn cái thú bị dụ và để cho mình bị dụ để thụ hưởng cảm giác ngấy ngất trong tình yêu nhờ sống trong ảo tưởng. Hoặc các bạn cảm thấy lương tâm cắn rứt, áy náy ít nhiều vì những gì các bạn đã làm hay để cho chúng xảy ra trong quá khứ hay hiện tại, và không  cảm thấy lương tâm thoải mái, tự do, muốn làm gì thì làm như trước nữa. Hoặc các bạn sẽ cảm thấy không  còn hứng thú như trước nữa, vì sự việc không  đơn giản như bạn  nghĩ. Chuyện yêu đương không phải dễ dàng như chuyện ăn uống, ăn mặc, sắm sửa.

Có thể đúng một phần nào đó, nhưng có một điều chắc chắn là các bạn sẽ cảm thấy mình trưởng thành, chín chắn hơn trong suy nghĩ, nhận định, lời nói và việc làm, sống có ý thức và trách nhiệm hơn trong tình yêu, và trong mọi mối quan hệ tình cảm, sống xứng đáng với nhân phẩm con người, chứ không dễ dãi để mình chìu theo bản năng, các bạn có thể mang lại niềm vui, sự bình an và hạnh phúc đích thật cho chính mình, cho người yêu của mình và cho người bạn  đời của mình sau này, tránh cho nhau những nỗi đau khổ và sự dằn vặt.

Tác giả: Trương Đình Giai